Trung Quốc có thể chuyển giàn khoan tới khu vực khác ở Biển Đông
Theo Reuters, một số chuyên gia công nghiệp Trung Quốc cho rằng giàn khoan Hải Dương-981(Haiyang 981), từng được Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) gọi là “ lãnh thổ quốc gia di động”, sẽ được di chuyển tới khu vực khác trên Biển Đông sau khi hoàn tất hoạt động thăm dò gần quần đảo Hoàng Sa.
Theo các chuyên gia này, những khu vực đó có thể bao gồm cả quần đảo Trường Sa. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng của Đại học Hạ Môn kiêm cố vấn Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, ông Lâm Bá Cường (Lin Boqiang) cho biết: “Giàn khoan này được chế tạo để khai thác dầu ở Biển Đông. Nó sẽ di chuyển các vùng nước sâu tại các khu vực khác trên Biển Đông”.
Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) mà Trung Quốc hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam (Nguồn: Xinhua)
Còn Chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc gia về Biển Đông – một tổ chức cố vấn của chính phủ Trung Quốc trên đảo Hải Nam, ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun) khẳng định: “Tại thời điểm này, nơi giàn khoan đang hoạt động nhiều khả năng là một mỏ khí đốt. Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa chất ba chiều (3D) trước khi đưa giàn khoan tới đó”.
Video đang HOT
Theo ông Ngô, Bắc Kinh đang gửi một tín hiệu rõ ràng tới cộng đồng quốc tế rằng họ có khả năng thực hiện khai thác ở vùng nước sâu, bất chấp việc bị phản đối mạnh mẽ.
Việc làm của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bởi vị trí của giàn khoan hiện nay nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có nhiều hành động nguy hiểm, gây hấn, cản trở các tàu chấp pháp của Việt Nam. Hành vi đó đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động gây căng thẳng tại Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Luật Biển 1982.
Theo Đời sống pháp luật
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: Đừng đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền của người Việt
Ông Nguyễn Quốc Cường, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ khẳng định với CNN: 'Khi gặp vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn quốc gia, nhân dân Việt Nam sẽ quyết tâm để bảo vệ'.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: Đừng đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền của người Việt Nam
"Đối với người Việt Nam, không có gì quý giá hơn độc lập và tự do", Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nói với biên tập viên kỳ cựu của CNN Christiane Amanpour trong cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 7 phút.
Liên quan đến tình hình biển Đông, ông Cường cho rằng Trung Quốc đang muốn tạo ra "chuyện đã rồi" ở biển Đông.
"Trung Quốc đang cố gắng biến một khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp. Điều đó không thể chấp nhận được", ông Cường nói.
Trả lời câu hỏi của bà Amanpour về việc Trung Quốc cáo buộc Việt Nam có đến 30 giàn khoan trong khi Bắc Kinh chỉ có một, ông đại sứ một lần nữa khẳng định: giàn khoan Hải Dương - 981 đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Về hoạt động khai thác dầu của mình, chúng tôi đã tiến hành hàng thập kỷ qua, và mọi hoạt động đều diễn ra trong vùng biển của chúng tôi. Rất nhiều công ty nước ngoài đã hợp tác với chúng tôi. Bạn có tin là các công ty trên sẽ làm ăn với chúng tôi nếu như họ biết là chúng tôi đang khai thác dầu trong khu vực tranh chấp? Tôi không tin là như vậy", ông Cường nói.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Cường đã nêu ra những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian qua: tàu Trung Quốc tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam; đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đang hành nghề hợp pháp tại ngư trường truyền thống gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
"Chúng tôi không có cách nào khác ngoài việc đáp trả một cách hòa bình nhưng kiên quyết", ông Cường cho biết.
CNN cũng dẫn lại thông tin trên tờ Washington Post, trích nguyên văn về thái độ của Trung Quốc qua phát biểu của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì năm 2010 nói với đối tác Singapore: "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ. Đó là một thực tế ".
Bình luận về phát biểu nói trên của ông Dương Khiết Trì, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh: "Đó là một lập luận vô lý... Chúng tôi không thể chấp nhận việc bị cưỡng bức. Chúng tôi không thể chấp nhận mối đe dọa".
Theo Xahoi
Nhật Bản hợp tác với ASEAN, ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông Đây là tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước Quốc hội Nhật Bản hôm nay (28/5). Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: AP) Trước Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Abe một lần nữa bày tỏ quan ngại về những hành động mang tính khiêu khích gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản nhấn...