Trung Quốc có thể bắt kịp Mỹ về công nghệ
Mỹ đang dẫn trước Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ, nhưng giới chuyên gia cảnh báo Washington có thể sớm đánh mất vị thế này.
Bên cạnh chiến tranh thương mại, cả Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua nhằm làm chủ nhiều lĩnh vực công nghệ tương lai, như mạng 5G và trí tuệ nhân tạo (AI).
Mạng 5G hứa hẹn tốc độ cao, băng thông lớn và hỗ trợ những cơ sở hạ tầng thiết yếu, điều đó khiến nó trở thành công nghệ quan trọng hàng đầu với hai nước. Bắc Kinh đã đề ra hàng loạt kế hoạch trong những năm gần đây, nhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong công nghệ.
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về 5G. Ảnh: AFP.
Nước này chuẩn bị công bố kế hoạch 15 năm mang tên “Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035″, đề ra những phương án thiết lập quy chuẩn toàn cầu về công nghệ tương lai. Đây được coi là tầm nhìn dài hạn tiếp nối “Sản xuất tại Trung Quốc 2025″, kế hoạch 10 năm nhằm chiếm lĩnh thị trường sản xuất công nghệ cao thế giới.
Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035 vạch ra những yêu cầu, luật lệ và thông số kỹ thuật nhằm quy định hàng loạt công nghệ sẽ vận hành như thế nào. Khả năng áp đặt và thực thi những tiêu chuẩn này sẽ mang lại nhiều quyền lực cho Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu.
“Cạnh tranh Mỹ – Trung về cơ bản là cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát tiêu chuẩn và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin toàn cầu”, Frank Rose, nhà nghiên cứu an ninh và chiến lược thuộc Viện Brookings của Mỹ, nhận xét.
Trung Quốc hồi năm 2017 cũng từng bày tỏ tham vọng trở thành cường quốc dẫn đầu trong ngành AI trước thập niên 2030.
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo về năng lực cạnh tranh AI của 48 nền kinh tế do tập đoàn Citi tiến hành cho thấy Mỹ vẫn đang dẫn trước đáng kể. 47 nền kinh tế còn lại sẽ đối mặt “hàng loạt khó khăn nhằm theo kịp ngành công nghiệp AI của Mỹ trong giai đoạn 2020-2030″, báo cáo viết.
Điều này là nhờ ưu thế đầu tư tài chính và nghiên cứu hàn lâm của Washington. Citi cho rằng kết luận trên không bất ngờ, nhất là khi các công ty phần mềm hàng đầu thế giới đều đặt trụ sở tại Mỹ. Báo cáo tính toán 5 yếu tố chính gồm nghiên cứu hàn lâm, bản quyền sáng chế, đầu tư, nhân lực và hạ tầng trong lĩnh vực AI.
Tuy nhiên, Citi cũng thừa nhận Trung Quốc, nước đứng thứ hai bảng xếp hạng, nhiều khả năng sẽ “xây dựng hệ sinh thái độc lập và mạnh mẽ trong ngành AI để phục vụ yêu cầu kinh tế, cũng như địa chính trị”.
Bắc Kinh vẫn chưa theo kịp Washington trong hai ngành quan trọng là bán dẫn và động cơ phản lực, theo Michael Brown, Giám đốc Đơn vị Cải cách Quốc phòng (DIU) tại Lầu Năm Góc. “Họ chưa đuổi kịp, nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng không thể ngồi yên. Họ có sức cạnh tranh, tôi rất lo lắng nếu chúng ta không tỉnh dậy và làm những gì cần thiết để tiếp tục cuộc đua”, ông nói thêm.
“Nhiều nước đã đầu tư mạnh vào công nghệ sinh học nội địa, nhưng Trung Quốc là quốc gia duy nhất có quy mô đủ đe dọa sự thống trị của Mỹ”, Scott Moore, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc ở Đại học Pennsylvania của Mỹ, phát biểu trong hội thảo hồi đầu tháng.
Bắc Kinh đặt mục tiêu đầu tư 4% GDP cho công nghệ sinh học vào năm 2020, trong khi con số này của Washington là khoảng 2%.
Giới phân tích cho rằng Mỹ có thể trông cậy vào các đồng minh và điều chỉnh chính sách đối nội để tăng khả năng cạnh tranh.
“Mỹ và đồng minh chiếm gần hai phần ba các dự án nghiên cứu và phát triển toàn cầu. Có hàng loạt cách để chúng ta tận dụng chúng nhằm điều phối các ưu tiên chung”, Andrew Imbrei, chuyên viên cấp cao ở Trung tâm An ninh và Công nghệ Mới nổi thuộc Đại học Georgetown của Mỹ, nêu quan điểm.
“Đầu tư từ chính phủ và các cơ sở nghiên cứu là chiến lược đã chứng minh hiệu quả từ thời Chiến tranh Lạnh và có thể áp dụng vào tình hình hiện nay”, Brown nói. Tuy nhiên, chiến lược khó khăn và quan trọng hơn với Mỹ vào lúc này là cải cách tư duy kinh doanh và thị trường, loại bỏ suy nghĩ ngắn hạn và đặt mục tiêu dài hạn.
Brown cho rằng suy nghĩ ngắn hạn đã in sâu vào cộng đồng doanh nghiệp tại Mỹ, khiến các công ty tập trung vào lợi nhuận từng quý và tăng giá trị cổ phiếu trong thời gian ngắn. Ngược lại, Trung Quốc áp dụng tầm nhìn lâu dài, coi công nghệ và đổi mới sáng tạo là chìa khóa xây dựng tiềm lực, phục vụ chiến lược quốc gia.
“Suy nghĩ ngắn hạn không phải cách tiếp cận đúng đắn nếu Mỹ muốn tham gia ‘cuộc chạy đua siêu cường’ với Trung Quốc. Chúng ta phải cải cách hoặc sẽ khó lòng cạnh tranh với Bắc Kinh”, Brown nói thêm.
Vì sao các ứng dụng video Việt chưa thể chạy tốt trên mọi băng thông Internet như YouTube, Facebook?
Bên cạnh yếu tố cải tiến công nghệ và tối ưu hệ thống, tài chính có hạn trong đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là lý do khiến nhiều ứng dụng video thua kém Facebook, YouTube khi chưa thể chạy tốt trên Internet.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các ứng dụng liên quan đến video của Việt Nam cần học hỏi Facebook, Google khi họ có thể chạy tốt trên bất kỳ băng thông nào.
Tại buổi họp trực tuyến của Bộ TT&TT tháng 3/2020, đại diện Bộ TT&TT khẳng định, khi bùng nổ các ứng dụng video để làm việc từ xa, học trực tuyến, bên cạnh việc tăng cường chất lượng mạng Internet cố định, các nhà phát triển cần nâng cao chất lượng để đảm bảo có thể chạy tốt trên bất kì băng thông nào, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở" mà không kiểm soát về mặt chất lượng.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các ứng dụng liên quan đến video của Việt Nam cần học hỏi Facebook, Google khi họ có thể chạy tốt trên mọi băng thông, trong khi các các sản phẩm nội liên tục gặp hiện tượng nghẽn mỗi khi có đông người truy cập hay mạng kém, tiêu biểu nhất là khi có các trận đấu của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Internet, một dịch vụ video được đánh giá xem mượt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2 phần chính bao gồm CDN (Content Delivery Network) - hệ thống mạng phân phối nội dung, tập hợp các công nghệ phần mềm và phần cứng được đặt trên các nhà mạng khác nhau; nền tảng công nghệ phần mềm streaming gồm cơ chế giải mã (encode/transcode) video, tạo profile (hồ sơ) cho phù hợp với các thiết bị đầu cuối và chất lượng đường truyền mạng, tự động điều chỉnh chất lượng video khi phát hiện có dấu hiệu nghẽn mạng...
Trên cơ sở đó, vị chuyên gia này cho rằng, đối với các ứng dụng xem video của Việt Nam, công nghệ streaming liên quan đến video phụ thuộc rất lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng của từng đơn vị: "Các dịch vụ Việt Nam hoàn toàn làm chủ được công nghệ này, tuy nhiên cái yếu của chúng ta là tài chính".
Dẫn chứng về Facebook và Google, vị chuyên gia cho biết, CDN của họ được đặt nằm mạng lõi của các nhà mạng trong khi khi các dịch vụ Việt Nam chỉ đặt bên ngoài các Data Center (trung tâm dữ liệu) vì kinh phí đặt bên trong rất lớn.
Chưa kể đến việc đầu tư vào phần cứng giải mã (transcode/encode) và lưu trữ cũng là một điểm yếu của doanh nghiệp Việt. Đơn cử như riêng YouTube, Netflix, với một bộ phim họ có thể transcode ra thành 130 profile (hồ sơ) khác nhau với chất lượng rất thấp đến rất cao, khi gặp bất kỳ thiết bị nào và đường mạng nào dù mạng 3G, 4G hay Wi-Fi đều ngay lập tức cung cấp một profile phù hợp với điều kiện của người dùng.
Theo CEO Clip TV, các nhà phát triển ứng dụng phải liên tục áp dụng các công nghệ mới nhất về giải mã video và đầu tư nhiều hơn ở thiết bị phần cứng để phù hợp với nhiều thiết bị, đường mạng khác nhau của người dùng.
Ông Phan Thanh Giản, CEO Clip TV cũng cho rằng, dù công nghệ của Việt Nam so với thế giới không thua kém nhưng đang bị thua thiệt nhiều về tiềm lực tài chính. Trong khi YouTube, Netflix có thể tạo ra hàng trăm profile khác nhau thì Clip TV chỉ có thể tạo ra đối đa khoảng 4-5 profile vì chi phí đầu tư phần cứng, lưu trữ là rất lớn.
Với ClipTV, đơn vị này đã kết nối vào mạng core của một nhà mạng và CDN đặt ở trên 4 nhà mạng khác nhau, đồng thời có cơ chế để điều phối người dùng ở mạng nào sẽ truy cập về CDN ở mạng đó. "Thời gian tới, ClipTV vẫn đang cố gắng để đầu tư phần cứng, kết nối mạng core của các nhà mạng khác để tối ưu đường mạng và có cơ chế xử lý thông minh khi một sự kiện lớn xảy ra như bóng đá", ông Giản chia sẻ thêm.
Cũng theo ông Giản, để nâng cao chất lượng các ứng dụng liên quan đến video của các công ty Việt Nam, những nhà mạng lớn cần hỗ trợ bằng cách cho các dịch vụ video nội được kết nối vào mạng core của nhà mạng ngang bằng với các "gã khổng lồ" nước ngoài, được ưu đãi hơn về chi phí. Còn các nhà phát triển ứng dụng cũng phải liên tục áp dụng các công nghệ mới nhất về giải mãi encode/transcode, tối ưu về các thuật toán nén video và đầu tư nhiều hơn ở thiết bị phần cứng để tạo ra nhiều profile phù hợp với nhiều thiết bị, đường mạng khác nhau. "Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc của doanh nghiệp trong cuộc chơi lớn và lâu dài", ông Giản khẳng định. Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng cần phát triển nhanh mạng 5G để có thể tiêu thụ lượng nội dung lớn là video.
Còn đối với các chuẩn cho video, theo ông Giản hiện nay trên thế giới đã có những tiêu chuẩn như chuẩn nén H.265... Ngoài ra, các công ty lớn như Netflix còn hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực video với mục tiêu là chất lượng video tốt nhưng dung lượng giảm đi. "Những chuẩn này hầu như đã có và liên tục cải tiến nên các ứng dụng Việt chỉ cần áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng cho người dùng", ông Giản kết luận.
Thế Phương
SCTV nâng băng thông Internet tốc độ cao, giá không đổi Từ ngày 15/4/2020 Truyền hình cáp SCTV triên khai nâng băng thông Internet, việc nâng cấp này là hoàn toàn miễn phí, mức giá các gói băng thông sẽ không đổi so với trước đó. Theo đó, tất cả khách hàng đang sử dụng hoặc lắp mới dịch vụ Internet của SCTV sẽ được hưởng ưu đãi sử dụng tốc độ nhanh hơn,...