Trung Quốc có khả năng cắt giảm thuế ở quy mô lớn
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn ngày 7/10 cho hay Trung Quốc có thể theo đuổi một chính sách tài khóa chủ động và linh hoạt hơn, trong đó có khả năng cắt giảm thuế ở quy mô lớn để hỗ trợ duy trì đà tăng trưởng kinh tế.
Nhân viên ngân hàng kiểm tiền giấy mệnh giá 100 Nhân dân tệ mới của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Lưu Côn, tổng mức cắt giảm thuế của Trung Quốc trong năm 2018 dự kiến vượt 1.300 tỷ NDT.
Trong khi đó, nhà kinh tế Xu Hongcai của Trung tâm Trung Quốc về Trao đổi Kinh tế Quốc tế cho rằng quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC, Ngân hàng Trung ương) đưa ra vào ngày 7/10 là “rất đúng lúc” và đủ mạnh để hỗ trợ thúc đẩy niềm tin trong nền kinh tế Trung Quốc.
Theo ông Xu Hongcai, những tác động của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang xuất hiện và Trung Quốc có thể tiếp tục cắt giảm tỷ lệ RRR thêm 1 điểm phần trăm đối với các ngân hàng trong nước vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Còn theo nhà kinh tế kỳ cựu Zhang Yiping của Merchants Securities ở Thâm Quyến (Trung Quốc), lượng tiền mặt hiện nay trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc khá dồi dào và vấn đề chính là làm cách nào để đưa tiền mặt vào nền kinh tế thực. Chuyên gia này nhận định, môi trường bên ngoài đang ngày càng kém thuận lợi hơn và khả năng PBoC tiếp tục cắt giảm tỷ lệ RRR là không thể loại trừ.
Trước đó, PBoC ngày 7/10 đã quyết định giảm tỷ lệ RRR khoảng một điểm phần trăm cho hầu hết các ngân hàng. Đây là lần thứ tư trong năm nay Bắc Kinh tìm cách “giải phóng” nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp khi họ phải đối mặt với mức thuế trị giá 250 tỷ USD từ Mỹ.
Quyết định cắt giảm lượng tiền mặt mà hầu hết các ngân hàng thương mại và nước ngoài phải giữ dự phòng, để trả nợ vay thông qua kênh cho vay trung hạn (MLF) của ngân hàng trung ương, sẽ có hiệu lực vào ngày 15/10. Theo đó, sẽ có khoảng 450 tỷ NDT (965,6 tỷ USD) được sử dụng để chi trả cho các MLF và PBoC có thể sẽ “giải phóng” thêm 750 tỷ NDT khác.
Anh Quân (TTXVN)
Ngân hàng Trung Quốc 'ra tay' giữa chiến tranh thương mại
Bắc Kinh mới đây đã thúc đẩy nền kinh tế đang bị tổn thương vì chiến tranh thương mại thông qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Bắc Kinh không ít lần bị chỉ trích vì tiến hành giảm giá nội tệ. Ảnh: Business Insider
Ngân hàng trung ương Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho hầu hết các ngân hàng thương mại tại quốc gia này bắt đầu từ ngày 15/10 tới, South China Moring Post đưa tin.
Đây là lần cắt giảm thứ 4 của Trung Quốc trong năm nay trong nỗ lực tìm cách giải phóng tín dụng của doanh nghiệp khi quốc gia này đang phải đối mặt với chiến tranh thương mại.
Theo đó, các ngân hàng thương mại tại Trung Quốc sẽ được giải phóng 750 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 110 tỷ USD. Động thái mới này được đánh giá mở ra cơ hội giảm bớt những tác động tiêu cực từ gia tăng thuế quan của Washington, Reuters nhận định.
Bước đi mới này được Trung Quốc thông báo vào ngày cuối cùng của tuần lễ Quốc Khánh, cho thấy những lo ngại của ngân hàng đứng đầu Trung Quốc về những cú sốc bên ngoài tới thị trường này.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc nhấn mạnh quyết định này nhằm "khuyến khích sâu hơn sự phát triển ổn định của nền kinh tế, tối ưu hóa cơ cấu thanh khoản của các ngân hàng thương mại và thị trường tài chính, hạ thấp chi phí tài chính, tăng cường nỗ lực của hệ thống để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và sự đổi mới", AFP dẫn lời.
Ngân hàng này cũng khẳng định động thái cắt giảm dự trữ lần này sẽ không khiến đồng nội tệ mất giá và Bắc Kinh đang theo đuổi một chính sách tiền tệ "thận trọng và trung lập".
Bước đi mới này được đưa ra giữa bối cảnh Mỹ mới nâng lãi suất tiền gửi, gia tăng áp lực dòng vốn lên Bắc Kinh, hòa cùng áp lực ngày càng gia tăng từ cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung chưa thấy hồi kết.
Phía Nhà Trắng liên tục gia tăng sức ép buộc Trung Quốc phải giảm thâm hụt thương mại cũng như thay đổi vấn đề quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Chưa hết, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump còn liên tục đạt được chiến thắng trong đàm phán hiệp định thương mại với các đối tác lớn của Trung Quốc, đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào nguy cơ bị cô lập.
Tính đến nay, tổng cộng 250 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đã bị nâng thuế và Bắc Kinh đã tiến hành trả đũa với 110 tỷ USD. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn nâng mức thuế lên ngưỡng 25% đối với 200 tỷ USD vào đầu năm sau và dự kiến sẽ gia tăng thuế với tất cả hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hoài An
Theo theleader.vn
Trung Quốc bơm 110 tỷ USD tiền mặt vào nền kinh tế Ngân hàng trung ương Trung Quốc đổ thêm 750 tỷ NDT (110 tỷ USD) tiền mặt để thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ vì chiến tranh thương mại với Mỹ. Ngày 7/10, Trung Quốc tuyên bố cắt giảm lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương. Động thái này sẽ giải...