Trung Quốc có hơn 150 triệu thiết bị được kết nối với mạng 5G
Số liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết, nước này hiện đã có hơn 150 triệu thiết bị được kết nối với mạng 5G và hơn 600.000 trạm gốc 5G đã được lắp đặt.
Thống kê từ cơ quan quản lý viễn thông Trung Quốc cũng cho thấy, hiện đã có hơn 110 triệu người dùng ở Trung Quốc đã đăng ký sử dụng các gói dữ liệu 5G.
Trong khi đó, theo dữ liệu được công bố bởi công ty chuyên về thị trường và dữ liệu người tiêu dùng Statista, dự kiến sẽ có khoảng 42,3 triệu người dùng 5G tại Trung Quốc trong năm 2020 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 1,39 tỷ vào năm 2030.
Đánh giá về sự phát triển 5G tại Trung Quốc, ông Wen Ku – một quan chức của MIIT cho biết: “Trong 3 năm tới, Trung Quốc sẽ ở giai đoạn đầu của sự phát triển 5G, vì vậy cần phải có những động thái chủ động trong việc triển khai và phát triển mạng lưới”.
Video đang HOT
Trong khi đó, người đứng đầu Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc – ông Liu Duo cho rằng, hi vọng các dịch vụ sáng tạo liên quan đến 5G sẽ phát triển đáng kể, khi số lượng người dùng 5G tiếp tục tăng lên.
Theo số liệu gần đây của tờ Asia Times, riêng tại khu vực Quảng Đông của Trung Quốc đã có hơn 98.613 trạm gốc 5G được xây dựng. Hơn nữa, số lượng người dùng gói dữ liệu 5G đã vượt quá 20,74 triệu người ở Quảng Đông, tính đến cuối tháng 8 vừa qua.
Chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có hơn 5 triệu người dùng 5G. Do đó, thành phố sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng 5G, chẳng hạn như ứng dụng 5G vào các phương tiện không người lái, thúc đẩy xây dựng 5G tại Sân bay Quốc tế Đại Hưng – Bắc Kinh và triển khai 5G các địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022.
Và tại Thượng Hải, thành phố này đã lên kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,4 tỷ USD) vào việc xây dựng mạng 5G trong năm 2020, với 30.000 trạm gốc 5G ngoài trời và 50.000 trạm gốc nhỏ trong nhà.
Anh phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trong thiết bị Huawei, có thể khiến cả nhà mạng phải dừng hoạt động nếu bị tấn công
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng, lỗ hổng này là do khả năng mã hóa kém cỏi của Huawei, thay vì được cố tình đưa vào để phá hoại.
Theo báo cáo từ chính phủ Anh, các chuyên gia bảo mật nước này đã phát hiện một lỗ hổng "có tầm cỡ quốc gia" khi phân tích công nghệ trong các thiết bị mạng của Huawei. Không những thế, việc số lượng và mức độ nghiêm trọng của các lỗ hổng này gia tăng theo mỗi năm cũng khiến các chuyên gia này không tin tưởng vào khả năng công nghệ của Huawei.
Báo cáo này được đưa ra bởi Trung tâm Đánh giá An ninh mạng Huawei (HCSEC) thuộc Cơ quan tình báo tín hiệu Anh GCHQ. HCSEC là trung tâm do chính phủ Anh hợp tác cùng Huawei thành lập nên để đánh giá các thiết bị sẽ được sử dụng trong hệ thống mạng của nước này. Hàng năm, HCSEC sẽ cung cấp các báo cáo phân tích về phần mềm, kỹ thuật và các quá trình an ninh mạng của Huawei để xác định các nguy cơ đối với hạ tầng mạng của Anh.
Thông thường, khi phát hiện một lỗ hổng nào đó, HCSEC sẽ báo cáo với NCSC (Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia của Anh), các công ty viễn thông và Huawei để sửa nó. Nhưng với các lỗ hổng "có tầm cỡ quốc gia" như trên, các chi tiết của lỗ hổng sẽ được trì hoãn gửi cho Huawei cho đến khi cộng đồng bảo mật Anh tìm ra cách giảm nhẹ ảnh hưởng. Theo BBC, lỗ hổng lần này có liên quan đến khả năng kết nối băng thông rộng.
Ngoài ra, ban quản trị của Trung tâm này cho rằng, họ chỉ có thể đảm bảo "một cách giới hạn" rằng, các rủi ro liên quan đến an ninh quốc gia Anh do sử dụng thiết bị của Huawei có thể được giảm nhẹ trong dài hạn.
"Với số lượng và mức độ nghiêm trọng của các lỗ hổng, cùng với các vấn đề trong kiến trúc và xây dựng, bị phát hiện ngày càng tăng chỉ nhờ một nhóm tương đối nhỏ trong HCSEC là một điều đặc biệt đáng lo ngại. Nếu một kẻ tấn công biết về các lỗ hổng này và có đủ khả năng để khai thác chúng, chúng có thể tác động đến hoạt động của một mạng lưới tại Anh, và trong một số trường hợp còn có thể làm nhà mạng đó dừng hoạt động hoàn toàn."
Tuy nhiên các quan chức cũng không tin rằng, ai đó đã khai thác được lỗ hổng đó.
Tuy vậy, báo cáo cũng cho rằng, các phát hiện này liên quan đến năng lực kỹ thuật và trình độ an ninh mạng của Huawei - thay vì các sai sót được cố tình đưa vào trong hệ thống. "Bằng chứng chắc chắn về khả năng mã hóa kém cỏi đã được tìm thấy, bao gồm cả bằng chứng cho thấy Huawei tiếp tục không tuân thủ các nguyên tắc mã hóa an toàn nội bộ của riêng họ, bất chấp một số các cải thiện nhỏ so với những năm trước."
HCSEC cho biết trong năm 2019, họ đã xác định được "các lỗ hổng nghiêm trọng mà người dùng phải đối mặt" trong các sản phẩm truy cập cố định. Báo cáo cho rằng, điều này là do "chất lượng lập trình nghèo nàn" và sử dụng một hệ điều hành lỗi thời.
Cho dù báo cáo chỉ dành cho các thiết bị của Huawei trong năm 2019, nhưng vị trí nhà cung cấp chủ chốt cho công nghệ mạng tại Anh của Huawei đã bị lung lay nghiêm trọng. Trong tháng Bảy, chính phủ yêu cầu các nhà mạng dừng mua thiết bị 5G từ công ty Trung Quốc vào năm 2021. Ngoài ra các nhà mạng cũng phải loại bỏ toàn bộ công nghệ của Huawei ra khỏi mạng 5G trong vòng 7 năm tới.
Trạm ISS liên tục gặp sự cố Tuy tính mạng của đội ngũ phi hành gia không bị đe dọa, các sự cố liên tiếp của ISS trong thời gian qua là lời cảnh báo liên quan đến các thiết bị đã cũ trên trạm vũ trụ. Tháng 9/2019, Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS lần đầu tiên phát hiện sự cố rò rỉ không khí. Do mức độ của...