Trung Quốc có đáng tin?
Lòng tin – đó là từ được sử dụng thường xuyên nhất tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La mới đây, nơi quy tụ của quan chức an ninh và quân sự cấp cao trên toàn cầu. Diễn đàn tại Singapore đã mở màn bằng từ niềm tin và kết thúc cũng bằng từ đó.
Trung tướng Qi Jianguo, phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ngày 2/6.
Như John Chipman, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, nhà tổ chức diễn đàn Đối thoại, đúc kết trong lễ bế mạc hội nghị vào cuối tuần qua, “niềm tin chiến lược đã trở thành chủ đề của Đối thoại lần này.”
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khởi động niềm tin đó trong bài diễn văn dẫn đề, khi kêu gọi xây dựng “niềm tin chiến lược” và cho rằng “mất niềm tin là mất tất cả”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng nhấn mạnh niềm tin là điều quan trọng trong mối quan hệ giữa các nước.
Rất nhiều diễn giả đã nhắc lại thông điệp đó, từ trung tướng Qi Jianguo, phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, tới Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith và ông Ng Eng Hen, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore.
Đi kèm với niềm tin là sự minh bạch. Rất nhiều diễn giả đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sách trắng, để các nước cởi mở về khả năng quân sự, cũng như mục đích, ý định, ngân sách và sức mua trong quân sự của mình.
Các cuộc thảo luận cũng chỉ ra rằng, đường dây nóng giữa các lực lượng quân sự là công cụ quan trọng, nhưng điều này chỉ hiệu quả khi giới chức trách biết nhau và đã từng làm việc cùng nhau.
Thời điểm rung chuông “niềm tin” cũng rất đúng lúc, trong bối cảnh có một loạt căng thẳng ở những điểm nóng châu Á, trong đó có tranh chấp biển đảo ở Biển Đông. Đối thoại Shangri-La chính là nơi để tìm lại niềm tin thông qua trao đổi, là nơi để các bên trao đổi quan điểm một cách lịch sự và làm giảm nhiệt căng thẳng.
Nhiều nghi ngờ
Nhưng ngôn từ chỉ dừng lại ở đó. Điều này được chứng minh qua phản ứng đối với bài phát biểu của tướng Qi. Trong khi ông tuyên bố rằng Trung Quốc hoàn toàn ghê tởm việc dùng vũ lực và áp bức (viện dẫn lịch sử 30 năm qua nước này không gây ra một cuộc chiến nào) và theo đuổi chính sách theo đuổi hòa bình, nhiều người nghe vẫn không bị thuyết phục.
Bonnie Glaser, nhà quan sát về Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Mỹ, thẳng thắn hỏi ông Qi tại diễn đàn mở rằng: “Ngài có thể giải thích sự mâu thuẫn giữa cam kết hòa bình của Trung Quốc và việc sử dụng tàu để bắt nạt các nước láng giềng, như được thấy ở bãi cạn Scarborough? Tại sao Trung Quốc lại phản đối dùng UNCLOS (Công ước Liên hợp quốc về luật biển) để giải quyết tranh chấp lãnh hải?”
Tướng Trung Quốc Qi đã trả lời rằng Trung Quốc không tìm kiếm bá chủ. Ông cho rằng Trung Quốc cử tàu tuần tra tới Biển Đông và Hoa Đông là nhằm thực thi chủ quyền của Trung Quốc và nhắc lại quan điểm lấy lịch sử để biện minh cho tuyên bố chủ quyền của mình. Các tàu này “chưa bao giờ cố tình khiêu khích” các nước khác, ông tuyên bố.
Video đang HOT
Ông cũng cho rằng Trung Quốc luôn tin vào giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương, phù hợp với “tình hữu nghị và đối tác” với Philippines.
Theo nhà phân tích Marites Daguilan Vitug, của tờ Rappler, Philippines, thì nhiều người tham dự Đối Thoại Shangri-La tỏ ra nghi ngờ Trung Quốc. “Giống như là bạn đi gặp bác sỹ, mà người bác sỹ này đã lần thứ tư cam đoan với bạn rằng bạn khỏe mạnh dù cho bạn cảm thấy như thế nào. Vì vậy bạn không tin những gì ông ta nói”, một nhà phân tích cho hay.
Một nhà ngoại giao cũng có chung cảm giác, khi cho rằng Trung Quốc từ chối thừa nhận có thách thức đối với quan điểm của họ, ám chỉ đến tuyên bố chủ quyền của các nước khác trên Biển Đông. Vì vậy nó không tạo ra sự tin cậy, nhà ngoại giao cho hay. Còn Glaser sau đó cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội trấn an các nước khác.
Trung Quốc phớt lờ các nước khác
Trung Quốc đã không cử bộ trưởng quốc phòng tới bất kỳ diễn đàn nào của Đối thoại Shangri-La, cho thấy họ vẫn còn lưỡng lự, không hết mình tham gia. Các thành viên của phái đoàn cấp thấp của họ cũng không có quan điểm rõ ràng và đã bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ và giải thích quan điểm của họ.
Liệu họ có mang về nhà những câu hỏi và thái độ mà họ đã thấy ở Đối thoại Shangri-La? Liệu những vấn đề này có được thảo luận ở giới cấp cao? Và liệu Trung Quốc thậm chí có quan tâm xem các nước khác nghĩ gì về họ?
Nhiều nhà phân tích chuyên theo dõi Trung Quốc cho biết, có một phái cứng rắn không coi trọng những gì thế giới nói về họ. Nhưng cũng có một nhóm theo dõi những tín hiệu và cởi mở đối với phản ứng của quốc tế.
Song về cơ bản, theo nhà phân tích Marites Daguilan Vitug, qua nhiều năm, Trung Quốc đã cho thấy họ không quan tâm nhiều đến quan điểm của các nước khác. Một ví dụ rõ ràng là “đường chín đoạn” Trung Quốc đưa ra nhằm lấy đi vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác.
Nhà phân tích Philippines lý giải, Trung Quốc phớt lờ quan điểm của các nước khác là bởi họ là một cường quốc toàn cầu, với nền kinh tế qua mặt được Nhật và các nước châu Á khác. Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, là đối tác thương mại khổng lồ, là nhà đầu tư lớn và cũng là nhà viện trợ lớn. Với quy mô và tiềm lực như vậy, họ tự cho mình quyền không cần nghe ai.
Theo Dantri
Việt-Trung xây dựng lòng tin chiến lược quốc phòng
Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4 đã diễn ra chiêu 5/6, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc).
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. (Nguồn: TTXVN)
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu; đoàn đại biểu Trung Quốc do Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quôc Thích Kiến Quốc dẫn đầu, tham gia đối thoại.
Trung tướng Thích Kiến Quốc bày tỏ sự vui mừng được gặp lại Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sau cuộc gặp song phương tại Đối thoại Shangri-La 12 diễn ra ở Singapore hồi tuần trước.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời hỏi thăm của Đại tướng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tới Trung tướng Thích Kiến Quốc, cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà phía Trung Quốc đã dành cho Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Về tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai bên bày tỏ những mối quan tâm chung đến những biến đổi ở khu vực trong thời gian gần đây.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh ngoài việc tăng cường mối quan hệ hợp tác về an ninh, quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai nước cũng cần phải tăng cường hợp tác với các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tham gia vào các cơ cấu an ninh khu vực, mở cửa hợp tác nhưng hết sức cảnh giác, không để bị lôi kéo vào những cơ cấu nhằm chống lại nước thứ ba.
Về quan hệ giữa hai nước cũng như giữa hai quân đội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định hết sức đồng tình với 4 nguyên tắc mà Trung tướng Thích Kiến Quốc đã nêu ra trong cuộc gặp song phương ở Shangri-La 12 tuần trước, đó là thiết lập lòng tin chiến lược giữa Bộ Quốc phòng hai nước, tạo cơ sở cho những bước tiếp theo; lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước có những suy nghĩ rộng mở, có niềm tin vào nhau; nhìn thẳng vào những tranh chấp, những điều còn tồn tại để cùng nhau giải quyết; nghiên cứu về những điều còn tồn tại, chuyển đổi từ mâu thuẫn sang hướng có thể giải quyết được, trên cơ sở trao đổi chân thành giữa quốc gia với quốc gia, giữa hai quân đội.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng việc thực hiện những nguyên tắc này sẽ xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược giữa quân đội hai nước, góp phần vun đắp lòng tin chiến lược Việt Nam-Trung Quốc.
Để củng cố lòng tin chiến lược giữa quân đội hai nước, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nhấn mạnh 5 hướng hợp tác cụ thể gồm đặc biệt quan tâm đến hợp tác công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội hai nước; tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan chiến lược hai bên để đánh giá đúng tình hình; lấy đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng làm trung tâm trong việc đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp hợp tác có hiệu quả; tăng cường hợp tác giữa hải quân, cảnh sát biển hai nước với mục tiêu hợp tác hải quân hai nước là điểm sáng để lãnh đạo hai Đảng, hai nước có môi trường thuận lợi trong việc đưa ra các quyết định ở tầm chiến lược; chỉ thị cho hải quân hai nước gặp nhau, sử dụng đường dây nóng giữa tư lệnh hải quân hai nước để trao đổi thông tin cần thiết.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng hợp tác giữa quân đội hai nước trực tiếp giải quyết những vấn đề an ninh nảy sinh có tác dụng rất lớn trong việc định hướng dư luận hai nước, rất có lợi cho quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc.
Trung tướng Thích Kiến Quốc nhất trí với những điều Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu ra, khẳng định quan hệ Trung-Việt có lịch sử lâu dài, là tài sản quý của hai dân tộc. Hiện nay, cục diện thế giới có nhiều biến đổi, ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức, hai nước phải phát triển quan hệ trên cơ sở "đại cục" để vượt qua những thách thức đó.
Nhìn lại quan hệ giữa quân đội hai nước, Trung tướng Thích Kiến Quốc cho rằng hợp tác hữu nghị là dòng chính; cơ sở cho mối quan hệ hợp tác là chung sống hài hòa, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; việc tồn tại một số bất đồng mâu thuẫn là có thật, vấn đề then chốt phải là tìm những điểm chung, cố gắng tối đa kiên nhẫn đối thoại, hiệp thương để hạn chế những bất đồng.
Về 5 hướng hợp tác cụ thể mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu ra, Trung tướng Thích Kiến Quốc hoàn toàn nhất trí và cho biết phía Trung Quốc sẽ tích cực thực hiện kế hoạch trao đổi đoàn của hai bên trong năm 2013, thúc đẩy việc thực hiện thông tin qua đường điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng; tích cực tham gia hợp tác trên bộ cũng như trên biển, phối hợp hợp tác qua biên giới, sắp xếp các đoàn biên phòng thăm lẫn nhau; sửa đổi thỏa thuận hợp tác về biên phòng và cố gắng ký trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang; tiếp tục công tác giáo dục, quân sự, đào tạo cán bộ trong chương trình hợp tác giữa hai nước; trao đổi, chia sẻ thường xuyên những kết quả nghiên cứu giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học của quân đội hai nước; tăng cường hợp tác về các mặt công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội; tiếp tục hợp tác an ninh ba bên...
Về tình hình Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định vấn đề này không nằm ngoài quan hệ chiến lược Việt Nam-Trung Quốc. Đây là vấn đề lâu dài, khó khăn, cần kiên trì giải quyết để quyền lợi chính đáng, chủ quyền của mỗi bên được bảo đảm hài hòa, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Những hướng hợp tác quan trọng giữa quân đội hai nước trong thời gian tới xung quanh vấn đề biển Đông là tham mưu cho hai Đảng, hai Nhà nước kiên trì giải quyết thỏa đáng tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, hiệp thương hữu nghị, xuất phát từ "tầm cao chiến lược," "đại cục" trong quan hệ song phương, tuân thủ luật pháp quốc tế và nghiêm chỉnh thực hiện DOC; quân đội hai nước cần tăng cường tạo môi trường hòa bình trên biển Đông, giữ nguyên hiện trạng, giảm sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm, tránh có những hành động có thể gây hiểu lầm; quân đội hai nước không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nghiên cứu tiến tới ký Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước; mở rộng các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là hợp tác hải quân, quán triệt tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân lao động hòa bình trên biển; tăng cường hợp tác thông qua đường dây nóng giữa tư lệnh hải quân hai nước, đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về tình hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước...
Thống nhất ý kiến với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Trung tướng Thích Kiến Quốc cho rằng việc xử lý thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại sẽ tạo động lực để phát triển quan hệ hai nước; hai bên cần có sự kiên trì để giải quyết, đạt được những kết quả khả quan tương tự như vấn đề phân định biên giới trên bộ cũng như phân định trên vịnh Bắc Bộ trước đây. Cần quản lý tốt bất đồng, khi xảy ra tình huống trên biển, quân đội cần bình tĩnh xử lý, kiềm chế, không làm gì để dẫn tới hiểu lầm, không sử dụng vũ lực đe dọa lẫn nhau. Về ý kiến hai bên cần ký Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước, Trung tướng Thích Kiến Quốc cho biết sẽ giao cho các cơ quan chuyên môn hai bên nghiên cứu đề xuất...
Cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 4 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc trong không khí cởi mở, chân thành và hiểu biết lẫn nhau.
Sau khi Đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 4 kết thúc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Thích Kiến Quốc đã chứng kiến Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thiếu tướng Quan Hữu Phi, Chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ký Thỏa thuận Về việc xây dựng đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước nhằm tăng cường hơn nữa sự tiếp xúc và trao đổi mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước thông qua hiệp thương, hữu nghị.
Trước đó, sáng 5/6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cùng đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam đã đi thăm Trung tâm gìn giữ hòa bình thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Đại tá Quách Khánh, Chủ nhiệm Văn phòng Công tác gìn giữ hòa bình-Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tiếp đoàn đại biểu Việt Nam.
Đại tá Quách Khánh cho biết Trung Quốc luôn thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm của một cường quốc, cử lực lượng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Kể từ khi bắt đầu tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc từ hồi đầu thập niên 90 đến nay, Trung Quốc đã tham gia tổng cộng 23 hoạt động gìn giữ hòa bình trên khắp thế giới, cử 23.000 lượt người ra nước ngoài tham gia các hoạt động này. Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc hiện đang có 1752 cán bộ chiến sỹ đang tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình ở rải rác khắp nơi trên thế giới.
Thượng tá Trương Tề Vũ, Chủ nhiệm Trung tâm gìn giữ hòa bình của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã giới thiệu với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cùng các thành viên trong đoàn các hoạt động đào tạo nhân viên của Trung tâm, xem các mẫu vật trang bị cho các quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, các biện pháp sơ cứu nạn nhân khi tham gia hoạt động cứu trợ khẩn cấp...
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết trong thời gian tới, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, do đó rất cần những kinh nghiệm của phía Trung Quốc về mặt đào tạo nhân lực, trang thiết bị, chính sách đối với quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc...
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ mong muốn phía Trung Quốc sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cho phía Việt Nam để hoạt động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam đạt kết quả tốt.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, thành viên trong đoàn, cũng đã trao đổi với phía Trung Quốc, tìm hiểu về hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở nước ngoài./.
Theo Dantri
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Lời nhắc nhở kịp thời Khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng có nhiều điểm nóng dễ bùng nổ. Vì vậy, lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về sự cấp thiết phải xây dựng lòng tin chiến lược là lời nhắc nhở hết sức kịp thời. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singapore. Không khó...