Trung Quốc cơ bản hoàn thành căn cứ chứa 2 tàu sân bay ở Biển Đông
Đảo Hải Nam là một trong những căn cứ chủ yếu thu thập tin tức tình báo về Việt Nam của Cục 3 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 29 tháng 7 dẫn tạp chí “Kanwa Defense Review” tháng 8 có bài viết cho rằng, tháng 11 năm 2014, căn cứ tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã cơ bản hoàn thành.
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc
Căn cứ này có bến tàu có thể neo đậu tàu cỡ lớn hai chiều, điều này cho thấy, 2 căn cứ tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đều có khả năng chứa 2 tàu sân bay.
Căn cứ tàu sân bay mới của Trung Quốc dài 700 m, là cảng tàu sân bay dài nhất trên thế giới. Căn cứ tàu sân bay của Mỹ ở thành phố Yokosuka chỉ dài 400 m, nhưng căn cứ Norfolk chỉ có 430 m cũng có thể neo đậu tàu sân bay ở hai chiều.
Kết cấu cơ bản của 2 căn cứ tàu sân bay này của Trung Quốc là giống nhau, độ rộng của nó gần 120 m, rộng nhất thế giới. Độ rộng này đủ để thích ứng với mô hình tiếp tế nhanh chóng hai chiều, có thể giúp cho tàu tiếp tế lớn nhất qua lại tự do.
Tiến hành phân tích đối với thi công căn cứ tàu sân bay thứ hai là điều rất có ý nghĩa. Dự án này được khởi công xây dựng vào năm 2011, chỉ bỏ ra 4 năm đã cơ bản hoàn thành, tiến độ nhanh như vậy khiến người ta ngạc nhiên.
Quy mô căn cứ mới to lớn, hầu như hoàn toàn liên kết với căn cứ tàu ngầm hạt nhân Ngọc Lâm, trong tương lai ở đây có thể sẽ trở thành căn cứ tổng hợp lớn nhất của Hải quân Trung Quốc.
Tháng 10 năm 2012, bến tàu bắt đầu thành hình, nhưng kết cấu bên ngoài vẫn ở trong giai đoạn thi công. Trên đỉnh núi lân cận, có 3 lồng anten radar màu lam. Khi xây dựng trạm giám sát tín hiệu, Cục 3 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc thường dùng màu lam cho lồng anten radar. Đương nhiên, chúng cũng có thể là radar dẫn đường hoặc radar tìm kiếm.
Ở một núi nhỏ cách bến tàu sân bay 8.000 m, còn có 2 lồng anten radar màu lam cỡ lớn. Đảo Hải Nam là một trong những căn cứ chủ yếu thu thập tin tức tình báo về Việt Nam của Cục 3 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc.
Video đang HOT
Năm 2012, căn cứ này bắt đầu xây dựng các loại cơ sở tiếp tế, bao gồm 2 bến tàu khác và công trình mặt đất khác. Những công trình này bố trí ở đỉnh núi lân cận, xem ra hầu như vẫn có một hang động dưới lòng đất đang xây dựng.
Nhìn vào truyền thống của các dự án xây dựng của Hải quân Trung Quốc, các công trình hang động thường được dùng để dự trữ đạn dược va nhiên liệu.
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc
Tháng 2 năm 2013, 3 đê chắn sóng cỡ lớn được khởi công xây dựng, độ dài lần lượt là 1,75 km, 2 km và 1,1 km, 2 bến tàu sân bay do đó thành hình, tạo 2 lối ra thông với mặt biển, độ rộng lần lượt là 400 m và 422 m.
Tháng 10 năm 2013, việc xây dựng bến tàu sân bay gần kết thúc, bến tàu số 2 hoàn thành. Tháng 11 năm 2013, bến tàu sân bay hoàn thành toàn bộ, tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu tiên hoàn thành thử nghiệm ở Biên Đông, đã đậu ở bến tàu mới xây dựng, ngoài ra còn có 1 tàu tiếp tế.
Bến tàu số 3 và số 4 của căn cứ được khởi công xây dựng vào năm 2012, nhưng mãi đến giữa năm 2014 còn chưa xây dựng xong. Cùng năm, bến tàu sân bay bắt đầu cho neo đậu các loại tàu chiến mặt nước khác.
Chính giữa bến tàu có một công trình, bên trên bố trí 6 anten vệ tinh, công trình này trong tương lai có thể chuyên dùng để điều tiết các công việc hàng ngày của tàu sân bay.
Tháng 11 năm 2014, trong bến tàu đã đậu 2 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu tiếp tế, cho thấy bến tàu bắt đầu chính thức đưa vào sử dụng. Đồng thời, việc xây dựng các công trình mặt đất vẫn đang tiến hành. Xét tới quy mô của những dự án to lớn này, rất khó dự đoán lúc nào mới có thể hoàn toàn xây dựng xong.
Điều kỳ lạ là, căn cứ tàu sân bay số 2 đang ở bên cạnh căn cứ tàu ngầm Ngọc Lâm, hơn nữa cửa ra biển ở lân cận một làng chài. Cho nên, trừ phi toàn bộ làng chài này được dời đi chỗ khác, nếu không tàu cá chỉ có thể đi qua căn cứ tàu sân bay để ra khơi.
Hiện nay, tàu cá ở khu vực lân cận vẫn đi qua căn cứ Ngọc Lâm để ra khơi, có lúc tàu cá cách tàu ngầm lớp Kilo Type 636 chỉ không đến 100 m, bất cứ du khách nào đều có thể ngồi tàu cá để quan sát hoạt động của căn cứ tàu ngầm và căn cứ tàu sân bay, vì vậy, người lái đò buộc phải luôn nhắc nhở du khách không được chụp ảnh.
Ở nhà máy đóng tàu Đại Liên, có 1 tàu sân bay đã chế tạo 2 năm. Kanwa cho rằng, chiếc tàu sân bay mới này có thể sẽ triển khai ở căn cứ tàu sân bay thứ 2 trên đảo Hải Nam.
Công tác chế tạo tàu sân bay mới và chạy thử trên biển sau đó ít nhất cần thời gian 5 năm, đến lúc đó, căn cứ tàu sân bay thứ 2 sẽ tiếp tục mở rộng, tất cả công tác xây dựng cũng đều sẽ hoàn thành.
Căn cứ tàu sân bay lớn nhất thế giới của Trung Quốc ở đảo Hải Nam
Hiện nay, dãy núi xung quanh vịnh Á Long và căn cứ tàu sân bay thứ 2 vẫn nằm trong trạng thái khai thác quy mô lớn. Nếu Kanwa dự đoán không tồi, khu vực này sẽ còn xây dựng mạng lưới phòng không mạnh mới, triển khai nhiêu tên lửa đất đối không hơn để bảo đảm an toàn của căn cứ tàu sân bay thứ 2 và căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ 2.
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo Giaoduc
Trung Quốc hoàn tất xây dựng căn cứ cho tàu sân bay gần Biển Đông
Quá trình xây dựng cơ bản của căn cứ tàu sân bay thứ hai của Hải quân Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã được hoàn thành vào tháng 11/2014.
Tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh CNS)
Tạp chí quân sự Hán Hòa trích dẫn thông tin được đăng tải trên trang mạng của Thời báo Hoàn cầu cho biết với quy mô lớn, căn cứ vừa được hoàn thành có thể đón hai tàu sân bay cùng một lúc.
Theo tạp chí nêu trên, căn cứ tại đảo Hải Nam dài 700 mét và có thể được coi là căn cứ tàu sân bay dài nhất thế giới. Hiện căn cứ tàu sân bay của Hải quân Mỹ tại tỉnh Kanagawa của Nhật Bản chỉ dài 400 mét.
Với quy mô lớn nêu trên, Hải quân Trung Quốc có thể dễ dàng cung cấp các trang thiết bị và nhiêu liệu, cũng như dễ dàng hạ thủy cả hai tàu sân bay.
Quá trình xây dựng căn cứ tàu sân bay thứ hai của Hải quân Trung Quốc bắt đầu năm 2011 và dự kiến hoàn tất trong 4 năm. Căn cứ mới có vị trí địa lý gần với căn cứ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Yulin. Theo đánh giá, nếu hai căn cứ này cùng được triển khai, Trung Quốc sẽ có hệ thống căn cứ đa năng lớn nhất thế giới.
Hồi tháng 10/2012, hệ thống sàn của căn cứ ở đảo Hải Nam đã được hoàn thiện song các công trình bên ngoài vẫn chưa xây xong.
Ngoài ra, khi được Bộ Quốc phòng Trung Quốc giao nhiệm vụ, một đơn vị chuyên phụ trách thiết kế và xây dựng các trạm theo dõi thông tin đã đánh dấu màu xanh trên các mái che. Tạp chí Quân sự Hán Hòacho rằng đây là các công trình về những hệ thống có nhiệm vụ dẫn đường hoặc do thám cho căn cứ ở đảo Hải Nam.
Sau nhiều tháng xây dựng, Hải quân Trung Quốc đã đưa hai tàu khu trục và một tàu tiếp vận vào căn cứ mới hồi tháng 11/2014, đánh dấu thời điểm căn cứ này chính thức đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, tạp chí quân sự Hán Hòa cho rằng vị trí của căn cứ mới nêu trên và căn cứ tàu ngầm Yulin cùng một làng cá ở gần hiện chưa đạt được tính chiến lược cao. Theo đó, làng cá sẽ phải di dời trong thời gian tới, hoặc cá ngư dân phải đi qua căn cứ tàu sân bay để ra biển. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch tới đảo Hải Nam có thể theo dõi được các hoạt động của tàu ngầm và tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc bằng thuyền cá.
Hiện tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc sản xuất đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Đại Liên. Tạp chí quân sự Hán Hòa nhấn mạnh rằng tàu sân bay này nhiều khả năng sẽ được triển khai tại căn cứ ở đảo Hải Nam.
Theo kế hoạch, quá trình đóng tàu sân bay và thử nghiệm tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ được hoàn tất trong năm năm tới. Ngoài ra, để bảo vệ cho các căn cứ ở đây, có khả năng quân đội Trung Quốc sẽ trang bị thêm các hệ thống phòng không trên đảo Hải Nam.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc có thể đang đóng mới tàu sân bay hạt nhân Trung Quốc nhiều khả năng đang tự chế tạo mới tàu ngầm và tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của riêng mình. Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, ngày 22/9/2012 đậu tại cảng Đại Liên. Ảnh: Reuters Global Times hôm 30/7 dẫn một đoạn tài liệu nội bộ của Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung...