Trung Quốc chuẩn bị mở cửa biên giới đón khách du lịch
Một dự thảo mới của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết, du khách đi theo tour sẽ được nhập cảnh để tham quan những nơi tại khu vực biên giới nước này.
Theo CNN, Chính phủ Trung Quốc hôm 19.9 ban hành các quy định dự thảo nhằm mục đích thúc đẩy du lịch dọc theo biên giới đồng thời hỗ trợ người nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc dễ dàng hơn. Dự thảo do Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc soạn thảo cho biết, các đoàn du khách do các công ty lữ hành tổ chức tại các khu vực biên giới của Trung Quốc có thể chọn cửa khẩu để xuất nhập cảnh “linh hoạt”, tuy nhiên chưa cho biết cụ thể về những địa điểm nào và ngày tháng thực hiện.
Trung Quốc chưa mở cửa du lịch khiến du khách không thể đến nước này và du khách Trung Quốc không ra được nước ngoài
V.N
Chính sách cũng không nêu rõ liệu những du khách nhập cảnh có phải tuân theo các yêu cầu kiểm dịch của nước này hay không, bao gồm một tuần chỉ cách ly ở khách sạn và ba ngày giám sát tại nhà. Trung Quốc có chung đường biên giới với 14 quốc gia như Việt Nam, Nga, Lào, Mông Cổ…
Trung Quốc đã đóng cửa biên giới khách du lịch nước ngoài từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu vào 2020, chỉ cho phép một số nhóm công dân nước ngoài vào nước này.
Video đang HOT
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã thắt chặt đáng kể các hạn chế để ngăn chặn biến chủng Omicron có khả năng lây lan cao. Vào tháng 9, nhiều siêu đô thị đã bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là thị trường “cung cấp” khách du lịch lớn nhất thế giới. Trước đại dịch, năm 2019 có hơn 150 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, chi hơn 277,3 tỉ USD và chiếm 20% tổng chi tiêu du lịch toàn cầu.
Dựa trên những số liệu đó, khách du lịch Trung Quốc dự kiến thực hiện 160 triệu chuyến đi bên ngoài đất nước vào năm 2020 nhưng đại dịch xảy ra, khiến họ phải tạm ngưng cho đến nay và chưa có dấu hiệu nào để họ du lịch trở lại.
Từ bỏ chiến lược 'Không COVID', vương quốc hạnh phúc Bhutan mở cửa đón khách du lịch
Bhutan sẽ đón khách du lịch quốc tế trở lại từ tháng 9, khi vương quốc nằm trên dãy núi Himalaya này nới lỏng chính sách 'Không COVID' nghiêm ngặt sau hơn 2 năm đóng cửa biên giới để ngăn chặn virus lây lan.
Tu viện Punakha Dzong, một trong những tu viện lớn nhất châu Á, ở Punakha, Bhutan. Ảnh: Shutterstock
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Bhutan - vương quốc từng nhiều lần được xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - đã kiểm soát thành công đại dịch COVID-19. Tính từ đầu đại dịch đến nay, Bhutan ghi nhận tổng cộng 61.076 ca mắc COVID-19 và chỉ có 21 ca tử vong.
Vương quốc này đã triển khai chiến dịch tiêm chủng thần tốc cho người dân. Dân số ít giúp Bhutan tiêm chủng nhanh chóng, nhưng thành công này còn phụ thuộc vào sự tận tâm của các tình nguyện viên dân sự "desuups". Bhutan cũng có hệ thống lưu trữ vaccine hiệu quả từng được sử dụng trong các đợt tiêm chủng trước đó.
Tuy nhiên, đất nước nhỏ bé gần 800.000 dân, nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đang phải vật lộn với tác động của giá dầu và ngũ cốc tăng cao do xung đột ở Ukraine, cũng như tác động kéo dài của đại dịch.
Ông Dorji Dhradul, Giám đốc của Hội đồng Du lịch Bhutan, cho rằng việc Bhutan mở cửa trở lại từ ngày 23/9 sẽ đi kèm với một số thay đổi lớn về quy định. Nước này đã bỏ quy định thanh toán trước bắt buộc cho các chuyến du lịch trọn gói - được gọi là "Chi phí trọn gói hàng ngày tối thiểu" thường ở mức từ 200 USD đến 250 USD/đêm cho mỗi khách du lịch. Gói này bao gồm chi phí chỗ ở, dịch vụ đưa đón khắp Bhutan, các bữa ăn và Phí Phát triển Bền vững (SDF).
Giờ đây, du khách có thể tự nộp đơn xin cấp thị thực và có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ khi đến Bhutan. Trước đây, họ phải lập kế hoạch và chi trả cho toàn bộ chuyến đi thông qua một công ty du lịch do chính phủ ủy quyền.
"Chúng tôi hy vọng thay đổi này sẽ thúc đẩy sự sáng tạo giữa các dịch vụ du lịch, giúp du khách linh hoạt hơn trong việc lựa chọn dịch vụ với mức phí phù hợp", ông Dhradhul nói. Tuy nhiên, du khách vẫn sẽ phải trả Phí Phát triển Bền vững, tăng từ 65 USD/đêm lên 200 USD/đêm.
Du khách đi ngang qua các quầy hàng tại khu chợ ở thủ đô Thimphu của Bhutan năm 2018. Ảnh: AFP
Khung cảnh núi non hùng vĩ, những khu rừng hoang sơ, kho tàng động thực vật phong phú ,tu viện Phật giáo và cung điện nguy nga cùng những ngôi nhà mộc mạc đã khiến Bhutan trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới.
"COVID-19 thực sự đã thức tỉnh chúng tôi đánh giá lại ngành du lịch của đất nước," ông Dhradul nói. Ông giải thích rằng việc điều chỉnh phí Phát triển Bền vững sẽ đảm bảo cho du khách tiếp cận được các mục tiêu phát triển bền vững và chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc gia ở đất nước không phát thải carbon, giúp cân bằng vật chất với các mục tiêu quan trọng khác về sự hoàn thiện về cảm xúc và tinh thần.
Chính phủ cũng đã quyết định mở cửa một số khu vực trước đây không đón khách du lịch. Ông Dhradul nói: "Chúng tôi sẽ sớm mở cửa các địa điểm tham quan mới cho khách du lịch ở Samste và Gelephu ở phía nam và Jongkhar ở phía đông. Chúng tôi hy vọng những điểm đến mới này sẽ đa dạng hóa hành trình và trải nghiệm của du khách".
Kể từ những năm 1970, Chính phủ Bhutan đã thực hiện chính sách "du lịch giá trị cao, số lượng thấp" để cân bằng lợi nhuận kinh tế với việc bảo tồn hệ sinh thái và môi trường Himalaya vốn dễ tổn hại. Quốc gia này đã điều tiết lượng khách du lịch cẩn trọng theo năng lực của khách sạn và phương tiện vận chuyển.
Du lịch là ngành mang lại doanh thu lớn thứ hai sau thủy điện và là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm nhất tại Bhutan. Tuy nhiên, đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực này cũng như nguồn thu của chính phủ.
Đầu tháng 8, Bhutan đã cấm nhập khẩu tất cả các phương tiện giao thông, ngoại trừ các phương tiện tiện ích, máy móc hạng nặng và máy móc nông nghiệp để tiết kiệm nguồn dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Bhutan vẫn cho phép nhập khẩu các phương tiện tiện ích có giá dưới 18.750 USD và miễn thuế cho những phương tiện được sử dụng để quảng bá du lịch.
Theo dữ liệu do Cục Tiền tệ Hoàng gia Bhutan công bố vào tháng trước, dự trữ ngoại hối của quốc gia này đã giảm từ 1,46 tỷ vào cuối tháng 12/2020 xuống 970 triệu USD vào tháng 4/2021.
Biển báo thu hút KOL ở Trung Quốc đến chụp ảnh bị dẹp Chính quyền ở nhiều thành phố trên khắp đất nước tỷ dân đang tìm cách dỡ bỏ các biển báo 'tự mọc' với chỉ dẫn kỳ lạ do các chủ cửa hàng dựng lên. Các thành phố phía đông Ninh Ba và Thiệu Hưng ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vừa dỡ bỏ những biển chỉ dẫn được dựng lên một cách không...