Trung Quốc chưa cho nhóm WHO điều tra nCoV nhập cảnh
Các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên đường đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc nCoV, song chính quyền chưa cho phép họ nhập cảnh.
Ngày 5/1, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay: “Chúng tôi được biết giới chức Trung Quốc chưa hoàn tất các điều khoản cần thiết cho việc điều tra. Tôi rất thất vọng với thông tin này vì hai thành viên đã bắt đầu lên đường, một người khác không thể đi vào phút chót”.
Ông Tedros đã gặp mặt các quan chức cấp cao của Trung Quốc, nêu rõ quan điểm “nhiệm vụ này là ưu tiên của WHO và nhóm chuyên gia quốc tế”.
“Trung Quốc đảm bảo sẽ đẩy nhanh thủ tục nội bộ để triển khai kế hoạch sớm nhất có thể”, ông nói.
Michael Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho biết sự chậm trễ là do thị thực.
“Chúng tôi tin tưởng và hy vọng đây chỉ là vấn đề hậu cần và quan liêu, có thể giải quyết nhanh chóng”, Ryan nói.
Video đang HOT
Nhiều tháng liền, WHO cố gắng cử phái đoàn gồm 10 chuyên gia quốc tế, bao gồm các nhà dịch tễ học và chuyên gia thú y, đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc đại dịch cũng như cách virus lây truyền sang người.
Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc WHO, trong buổi họp tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AP
Tuy nhiên, sứ mệnh này được cho là nhạy cảm. Đến nay, cả WHO và Trung Quốc chưa xác nhận cụ thể thời điểm bắt đầu. Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc kỳ vọng có thể tiến hành khảo sát vào tuần đầu tháng 1.
Ông Ryan nhấn mạnh: “Chúng tôi đều nghĩ rằng sẽ triển khai kế hoạch ngay hôm nay”. Theo ông, hai thành viên phái đoàn đã đi một quãng đường xa kể từ ngày 5/1, song Trung Quốc vẫn chưa phê duyệt những giấy tờ cần thiết.
“Với thiện chí, chúng tôi tin rằng có thể giải quyết những vấn đề này trong vài giờ tới và đưa nhóm vào càng sớm càng tốt”, ông nói.
Ryan nhấn mạnh tính quan trọng tuyệt đối của nhiệm vụ, thừa nhận tình hình hiện tại gây “bực bội và thất vọng”.
Covid-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019, đã lan ra thế giới trong hơn một năm qua, cướp đi sinh mạng của hơn 1,8 triệu người, khiến các nền kinh tế đình trệ.
Nguồn gốc của virus đến nay vẫn còn gây tranh cãi gay gắt, mù mờ trong những đánh giá và phỏng đoán từ cộng đồng quốc tế.
Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng nCoV lây sang người từ chợ hải sản Hoa Nam tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi virus được phát hiện lần đầu tiên. Song giờ đây, họ cho rằng khu chợ không phải điểm khởi nguồn, mà là nơi virus bị khuếch tán rộng rãi. Số khác phỏng đoán virus đến từ dơi, song vật chủ trung gian truyền bệnh hiện còn là bí ẩn.
Anh có thể phong tỏa toàn quốc đến tháng 3
Giới chức Anh cho biết lệnh phong tỏa toàn quốc mới có thể được duy trì ít nhất đến tháng 3, một số biện pháp thậm chí kéo dài hơn.
"Chúng tôi không thể dự đoán chắc chắn về khả năng dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong tuần bắt đầu từ ngày 15 đến 22/2. Việc chúng tôi sẽ làm là tiến hành mọi phương án có thể nhằm đảm bảo càng nhiều người được tiêm chủng càng tốt, để chúng tôi có thể bắt đầu gỡ hạn chế dần dần", Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove trả lời báo chí hôm nay.
"Tôi nghĩ là không sai khi nói rằng vào thời điểm chúng ta bước sang tháng 3, một số biện pháp hạn chế có khả năng được dỡ bỏ, nhưng không nhất thiết là tất cả", ông nói thêm.
Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove tới một cuộc họp ở London hôm 1/12/2020. Ảnh: Reuters .
Trước đó, Anh ban lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, với loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất kể từ mùa xuân năm ngoái. Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo những tuần tới sẽ là "khó khăn nhất", khi các trường học và cơ sở kinh doanh không thiết yếu bị đóng cửa, người dân được yêu cầu ở nhà. Đây được cho là quyết định cần thiết để ứng phó chủng nCoV mới, có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng đầu tiên 70%.
Tuy nhiên, giới chức chưa thể giải thích tại sao tới khi một số trẻ em đã quay lại trường học họ mới ra lệnh phong tỏa, thậm chí vài giờ trước đó còn khẳng định các học sinh sẽ an toàn. Trong cuộc phỏng vấn, Gove thừa nhận họ đã chờ đến phút cuối và chỉ phong tỏa khi không còn lựa chọn nào khác.
"Đóng cửa trường học thực sự là biện pháp cuối cùng. Không ai trong chúng ta muốn như vậy. Chúng ta đều biết việc tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ em vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các lãnh đạo y tế tại tất cả khu vực thuộc Anh hôm qua đều đánh giá rằng chúng ta cần chuyển lên cấp độ 5, mức cảnh báo nghiêm trọng nhất đối với đại dịch này. Do đó, chúng tôi không còn cách nào khác ngoài việc thực hiện mọi hành động trong khả năng", Gove giải thích.
Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng đối lập, cho biết ông ủng hộ tái phong tỏa toàn quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn chính phủ triển khai tiêm chủng nhanh chóng. "Thủ tướng nói là cần 7 tuần để tiêm chủng cho 13-14 triệu người. Tôi hy vọng ông ấy không hứa quá đà", Starmer cho hay. Tuy nhiên, Gove thừa nhận con số 14 triệu khó có thể đạt được đúng thời hạn, đồng thời ám chỉ các lệnh hạn chế sẽ được giữ nguyên cho tới khi họ hoàn thành mục tiêu tiêm chủng.
Anh hiện là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, với hơn 2,7 triệu ca nhiễm và hơn 75.000 người chết. Giới chức nước này giữa tháng trước công bố phát hiện chủng nCoV mới mang tên B.1.1.7, có hơn 20 đột biến so với phiên bản gốc và khả năng lây nhiễm cao hơn 70%. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói chưa có bằng chứng cho thấy B.1.1.7 có khả năng gây tử vong cao hơn các chủng trước đó.
WHO cảnh báo: Đại dịch COVID-19 có khả năng trầm trọng hơn WHO cảnh báo COVID-19 đã lây nhiễm cho hơn 81 triệu người trên thế giới và sẽ cần chuẩn bị cho một đại dịch có khả năng nghiêm trọng hơn. "Đây là một lời cảnh tỉnh. Đại dịch COVID-19 rất nghiêm trọng. Nó lan rộng khắp thế giới cực kỳ nhanh chóng, ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách của hành tinh này", Giám...