Trung Quốc chọc ngoáy Nga ở “sân sau” Trung Á
Việc Trung Quốc đề xuất một liên minh chống khủng bố ở Trung Á ( không bao gồm Nga) có thể làm gia tăng căng thẳng song phương trong những thập kỷ tới.
từng là khu vực “bất an chiến lược” đối với cả Trung Quốc và Nga. Vào giữa thế kỷ 18, đế quốc Nga và nhà nước phong kiến Trung Quốc đều mưu toan kiểm soát khu vực Trung Á, với kết quả Nga thâu tóm được Siberia, còn nhà Thanh kiểm soát được khu vực Tân Cương. Trong khi sự hiện diện thường trực nói trên nhằm giảm thiểu các mối đe dọa từ phía các bộ lạc địa phương, nó cũng khiến cho hai gã khổng lồ Âu-Á này cạnh tranh với nhau ở Trung Á cho đến tận ngày nay.
Trung Quốc và Nga đang lao vào “cuộc chơi lớn” tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á. Ảnh nationalinterest.org
Liên minh chống khủng bố do Trung Quốc đề xuất chính là phiên bản mới nhất của “chính sách ngoại giao cường quốc”. Nếu được thành lập, liên minh chống khủng bố không bao gồm Nga này sẽ tập trung vào việc chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp hoạt động quân sự giữa Trung Quốc và các nước Trung Á.
Pakistan, Afghanistan và Tajikistan đã tỏ ý quan tâm đến liên minh này và cuộc đàm phán cũng đã được đề xuất với các nước cộng hòa Trung Á khác. Sự thiếu vắng chi tiết cụ thể cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao nước lớn khi giao dịch với các đối tác mà Bắc Kinh coi là “nhược tiểu”.
Đề xuất tài trợ cho Afghanistan 70 triệu USD gần đây của Bắc Kinh nhằm hỗ trợ nỗ lực chống khủng bố cũng như việc mở rộng ngoại thương của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là liên quan đến sáng kiến “Một vành đai, một đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình (sáng kiến kết nối cơ sở hạ tầng giữa Châu Âu và Trung Quốc bằng đường bộ qua Trung Á)… đều đã qua mặt Nga. Việc gạt bỏ Moscow khỏi các đề xuất nói trên là đặc biệt đáng chú ý, khi cả Trung Quốc và Nga đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) suốt 15 năm qua.
Đáng chú ý là việc Trung Quốc đề xuất thành lập liên minh chống khủng bố ở Trung Á không có sự tham dự của Nga diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh bắt đầu sử dụng “cơ bắp” trong lĩnh vực ngoại giao toàn cầu.
Đầu năm nay, Trung Quốc hoàn tất các thỏa thuận thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti – nơi mà Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác cũng đã hiện diện. Những diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh ráo riết tiến hành công cuộc cải tổ lớn trong quân đội, trong đó giảm lực lượng lục quân nhưng lại giao cho quân đội vai trò bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Những hành vi nói trên của Trung Quốc khiến cho Nga cảm thấy khó chịu, vì Moscow vốn phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào “các nước láng giềng gần” như Ukraine, khu vực Caucasus và Trung Á.
Một “nhân tố X” trong mọi cuộc đối Trung-Nga có thể ở Trung Á là Mỹ. Sau gần 15 năm can thiệp quân sự tại Afghanistan, Mỹ có rất nhiều lợi ích trực tiếp trong an ninh của khu vực. Mỹ có thể tham gia vào các nỗ lực mới của Trung Quốc. Thế nhưng, liên minh này cũng có thể khiến Mỹ hợp tác với Nga, nếu thấy những nỗ lực của Trung Quốc là đáng nghi ngờ trong khu vực.
Mặc dù, liên minh chống khủng bố ở Trung Á của Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn đề xuất, các cường quốc Nga, Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác với nhau, trong khi vẫn nghi ngờ ý đồ thực sự của nhau trong chính sách đối ngoại. Vì lý do đó, các cường quốc này có thể chọn phương án không khuấy động tình hình Trung Á, ít nhất vào thời điểm hiện tại.
Minh Châu (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Tổng thống Putin đề xuất lập liên minh quân sự Trung Á
Tổng thống Vladimir Putin đề xuất thành lập một liên minh quân sự tương tự NATO bao gồm các quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết để bảo vệ biên giới Trung Á do quan ngại Taliban bành trướng ra ngoài Afghanistan.
Tổng thống Nga Putin vừa đề xuất kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á do nước này dẫn đầu để đối phó với các mối đe dọa từ Taliban.
Theo Telegraph, đây là dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán mới về mặt quân sự của nhà lãnh đạo Nga. Nếu liên minh quân sự Trung Á được thành lập, có khả năng quân đội Nga và đồng minh sẽ được triển khai dọc biên giới 1.287 km của Tajikistan với Afghanistan.
Theo đó, Moscow sẽ có khả năng củng cố và tăng cường ảnh hưởng của nước này tại Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
"Tình hình ở đó (Afghanistan) gần như là rất nghiêm trọng. Chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng ảnh hưởng và không che giấu kế hoạch bành trướng hơn nữa. Một trong những mục tiêu chúng hướng đến là xâm nhập vào khu vực Trung Á", ông Putin phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia từng thuộc Liên Xô đang diễn ra tại Kazakhstan.
"Điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng để hợp tác nhằm đáp trả những động thái như vậy", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh thêm.
Đề xuất của ông chủ Điện Kremlin được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố quân đội Mỹ sẽ "cắm rễ" tại Afghanistan thêm ít nhất hai năm nữa. Động thái này của Mỹ được xem là sự thừa nhận ngầm rằng, chính quyền Afghanistan không thể tự mình giải quyết các mối đe dọa đến từ Taliban.
Chi tiết về kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á mà Tổng thống Nga đề xuất chưa được công bố. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, với tiềm lực quân sự mạnh mẽ và hiện đại, quân đội Nga sẽ trở thành xương sống trong liên minh này.
Tổng thống Putin (thứ 2 từ phải sang) đang họp hội nghị thượng đỉnh cùng các lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) tại Kazakhstan.
Quân đội Nga từng chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới Tajikistan với Afghanistan. Tuy nhiên, năm 2005, lực lượng Nga rút về nước do hiệp ước giữ chân quân Nga ở lại đó hết hiệu lực.
Trước đó, Tổng thống Putin cũng đã lên tiếng thông báo rằng, Nga sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Tajikistan, một nước từng thuộc Liên Xô, giáp biên giới với Afghanistan.
Moscow cũng cho biết sẽ tăng cường quân số ở Tajikistan từ 5.900 lên 9.000 người vào năm 2020, đồng thời dự định thay mới toàn bộ máy bay tại căn cứ không quân ở vùng Kant - Kyrgyzstan vào năm 2016.
Điện Kremlin được cho là đã tỏ ra đặc biệt quan ngại sau khi Taliban dồn dập tấn công thành phố Kunduz, ở miền bắc Afghanistan gần biên giới Uzbekistan, một quốc gia từng thuộc Liên Xô tháng trước.
Taliban đã chiếm đóng Kunduz ba ngày trước khi bị các lực lượng Afghanistan được Mỹ không kích hậu thuẫn đẩy lùi. Trong sứ mệnh không kích hậu thuẫn Afghanistan tái chiếm Kunduz, Mỹ đã ném bom nhầm phá hủy một bệnh viện từ thiện do tổ chức bác sĩ không biên giới điều hành.
Nga và các nước từng thuộc Liên bang Xô viết đang ngày càng quan ngại trước khả năng Taliban bành trướng ra ngoài lãnh thổ Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rút khỏi đây.
Tổng thống Putin hôm 16.10 từng thừa nhận, đang có khoảng "5.000-7.000" công dân của các quốc gia từng thuộc Liên Xô đang chiến đấu trong hàng ngũ của tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq.
Trong một động thái liên quan, theo báo Telegraph, Nga đang giảm bớt cường độ không kích IS tại Syria. Ngày 13.10, số lượt không kích IS của Nga đạt kỷ lục với 88 lượt cất cánh và 86 căn cứ của IS bị phá hủy.
Tuy nhiên, sang ngày 15.10, Nga chỉ ném bom 33 mục tiêu của IS. Lý do, theo Bộ Quốc phòng Nga là do quân đội Syria đang mở rộng các chiến dịch trên bộ.
Theo_24h
Ông Tập Cận Bình ngang nhiên đòi bảo vệ 'chủ quyền' biển Đông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc kiên quyết bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" của nước này ở biển Đông. Tuyên bố trên được ông Tập đưa ra tại cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở thủ đô Washington giữa ông với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 31-3. Tân Hoa...