Trung Quốc choáng váng trước giàn vũ khí cực khủng của Ấn Độ
Trong buổi lễ duyệt binh, lần đầu tiên Ấn Độ đã mang ra duyệt binh loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân Agni-5, có khả năng bắn tới bất cứ địa điểm nào trên đất nước Trung Quốc.
Ngày 26/01, trong buổi duyệt binh mừng ngày Quốc lễ Cộng Hòa, ngày kỷ niệm 63 năm ra đời của Bản hiến pháp dân chủ Ấn Độ 26/01/1950 (không phải là Quốc khánh Ấn Độ như một số tờ báo đã đưa – Quốc khánh Ấn Độ, hay còn gọi là ngày Độc Lập là ngày 15/08/1947), Ấn Độ đã mang ra duyệt binh rất nhiều vũ khí hiện đại do họ tự sản xuất và mua của nước ngoài.
Ngày 26/01, Ấn Độ đã tổ chức một cuộc duyệt binh lớn chưa từng thấy để chức mừng Quốc lễ Cộng hoà. Trong buổi lễ họ đã mang ra duyệt binh loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân Agni-5, có khả năng bắn tới bất cứ địa điểm nào trên đất nước Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân Agni-5
Đây là lần duyệt binh đầu tiên Ấn Độ mang ra triển lãm loại tên lửa tầm bắn 5500km và có uy lực đáng sợ này. Nó không những có khả năng uy hiếp toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc mà còn có thể bắn tới tận châu Âu. Ngoài ra họ còn hiển lộ cho mọi người rất nhiều loại vũ khí hiện đại mà Ấn Độ tự nghiên cứu, chế tạo hoặc mua của nước ngoài, trong đó có: mô hình tàu sân bay, máy bay Su-30 MKI, tên lửa siêu âm BrahMos phiên bản phóng từ mặt đất, máy bay cường kích Jaguar, Mig-29, trực thăng quốc nội Polaris, siêu tăng quốc nội Arjun…
Để phục vụ cho buổi lễ, Ấn Độ đã phong tỏa một phần của thủ đô New Dehli, thượng khách chính của buổi lễ là nhà vua Buhtan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck.
Xe chiến đấu bộ binh lục quân do Ấn Độ tự sản xuất
Xe thiết giáp lục quân Ấn Độ
Siêu tăng quốc nội Arjun (trước), xe vận chuyển bộ binh,
siêu tên lửa BrahMos và một loại tên lửa không rõ tên
Video đang HOT
Biên đội máy bay tiếp dầu trên không IL-78, máy bay vận tải An-32
và máy bay tuần tiễu Dornier DO-228
Phi đội máy bay cường kích Jaguar bay biểu diễn
Phi đội tiêm kích đánh chặn Mig-29
Phi đội trực thăng Polaris do Ấn Độ tự sản xuất
Xe chở một loại Radar thế hệ mới lần đầu ra mắt
Phi đội máy bay tiêm kích đa năng Su-30 MKI
Phiên bản phóng trên xe cơ động của loại tên lửa siêu âm BrahMos
Ngay sau đội danh dự là mô hình 2 tàu sân bay Ấn Độ là INS Vikramaditya và INS Viraat
Và một số hình ảnh khác:
Theo ANTD
Nga sẽ tái triển khai các "đoàn tàu tên lửa"
Một tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga - Ảnh: AFP
Nga sẽ tái khởi động việc sản xuất các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lắp trên tàu lửa và các mẫu đầu tiên sẽ được triển khai trước năm 2020, theo một quan chức quốc phòng cao cấp của Nga vào hôm 26.12.
Quan chức giấu tên này tiết lộ với hãng RIA Novosti rằng việc sản xuất các mẫu tên lửa đầu tiên đã được tiến hành.
Tên lửa mới sẽ nặng bằng một nửa loại ICBM lắp trên tàu lửa thời Liên Xô trước đây để có thể lắp gọn chúng trên một toa tàu.
Quân đội Liên Xô từng triển khai "đoàn tàu tên lửa" đầu tiên vào năm 1987 và sở hữu 12 đoàn tàu như thế vào năm 1991.
Đến năm 2005, chúng đã được tiêu hủy theo hiệp ước cắt giảm vũ khí START II với Mỹ.
Tuy nhiên, hiệp ước New START (sẽ thay thế START II vào năm 2010) không cấm việc phát triển ICBM lắp trên tàu lửa.
Hệ thống đoàn tàu tên lửa ban đầu vốn sử dụng các tên lửa SS-24 Scalpel nặng đến 104 tấn. Cần phải có ba đầu tàu để kéo và do quá nặng nên chúng gây ra hư hại cho các đường ray.
Các tên lửa phóng từ những đoàn tàu di chuyển được cho là khó có thể theo dõi hơn những loại gắn trên bệ phóng cố định.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga Alexander Konovalov cho rằng việc quay trở lại với công nghệ cồng kềnh thời Liên Xô là một "ý tưởng tồi", ngay cả dưới hình thức cải tiến.
Việc tái sử dụng các đoàn tàu tên lửa rõ ràng là phản ứng của Nga với kế hoạch thiết lập các bộ phận lá chắn tên lửa tại Đông Âu của Mỹ, theo ông Alexander Konovalov, Chủ tịch Viện phân tích chiến lược, một tổ chức nghiên cứu tư nhân ở Moscow.
Nga khẳng định lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các vụ phóng của họ song ông Konovalov nói hiểm họa này được phóng đại. Ông bổ sung rằng các đoàn tàu tên lửa là công nghệ lỗi thời.
"Chúng ta tốt hơn nên phát triển hệ thống viễn thông, máy bay không người lái và các vũ khí thông minh, chứ không phải những thứ cồng kềnh đó", ông Konovalov nói với RIA Novosti.
Theo TNO
Triều Tiên trở thành nước thứ 8 sở hữu tên lửa liên lục địa Các nước phương Tây đều cho rằng, các vụ thử vệ tinh của Triều Tiên chỉ là cái cớ để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, điều này hoàn toàn hợp logic. Trên thực tế, tên lửa đẩy vệ tinh và tên lửa liên lục địa đều có kết cấu và nguyên lý như nhau, các tên lửa liên lục...