Trung Quốc cho văn công ra biểu diễn phi pháp tại đảo Chữ Thập
Trung Quốc đã thực hiện thêm một hành động khiêu khích, làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông khi đưa đơn vị văn công và một ca sĩ nổi tiếng đến đảo Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam biểu diễn.
Theo South Morning China Post, tàu đổ bộ Côn Luân Sơn mang số hiệu 998 của Hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 4.2016 đã chở một đoàn văn công ra Biển Đông, thực hiện một buổi biểu diễn trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo truyền thông Trung Quốc, đoàn văn công gồm 50 nghệ sỹ đã được chuyển ra quần đảo Trường Sa bằng tàu đổ bộ Côn Luân Sơn, tàu chiến lớn thứ 2 trong quân đội Trung Quốc để biểu diễn nhân dịp Quốc tế Lao động 1.5.
Chuyến biểu diễn trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc từ chối cho tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ đến Hong Kong, khi chiến hạm này vừa thực hiện một chuyến tuần tra trên Biển Đông.
Theo Tân Hoa Xã, đoàn văn công này đã thực hiện chương trình mang tên “Hải quân nhân dân tiến bộ” vào tối 2.5 trên đảo Chữ Thập, một trong những hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc đã xây dựng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Những hình ảnh của buổi diễn được truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy sân khấu được dựng với “phông nền” là tàu đổ bộ Type 071, Côn Luân Sơn, loại tàu chiến có khả năng mang theo cùng lúc 4 trực thăng vũ trang và 800 lính.
Tàu 998, Côn Luân Sơn làm nền cho buổi biểu diễn phi pháp
Tham gia chương trình biểu diễn này có nữ ca sỹ nổi tiếng của văn công Trung Quốc là Tống Tổ Anh. Đảo Chữ Thập chỉ là một trong những hòn đảo mà đoàn văn công Trung Quốc sẽ đi qua trong đợt này để biểu diễn.
Mỹ không công nhận những hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông, Washington gần đây hay thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ.
Bất chấp sự lo ngại của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc cho rằng các hành động của mình trên Biển Đông là “cần thiết để bảo vệ chủ quyền không thể chối cãi” của nước này trên Biển Đông.
Bà Tống, người từng song ca với diva Celine Dion trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc là một trong những ca sĩ nổi tiếng bật nhất trong số các văn công của quân đội, Tân Hoa Xã cho biết.
Thiên Hà (ABC News, South China Morning Post)
Theo Một Thế giới
G7 ngầm chỉ trích hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông
Trong cuộc họp hôm nay tại Nhật Bản, các ngoại trưởng G7 bày tỏ lo ngại về tranh chấp hàng hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó ngầm chỉ trích động thái từ Trung Quốc.
Tại cuộc họp ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) hôm 11/4, bộ trưởng ngoại giao của nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) lên án vụ thử tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hồi đầu năm nay, đồng thời chia sẻ mối quan ngại về các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Kyodo đưa tin.
Ngoại trưởng các nước thuộc G7 tại Hiroshima ngày 11/4. Ảnh: NDTV
Trong tuyên bố chung được đưa ra hai ngày sau cuộc họp, các nhà ngoại giao hàng đầu từ Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ lên án mạnh mẽ sự khiêu khích liên tục của Triều Tiên khi vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Trong một tuyên bố riêng về an ninh hàng hải, các ngoại trưởng G7 kêu gọi tất cả các quốc gia không tiến hành cải tạo đất và xây dựng cơ sở vì mục đích quân sự ở Biển Đông. Theo Kyodo, rõ ràng các ngoại trưởng đã chỉ trích động thái của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông thời gian qua.
Trước đó, tại phiên khai mạc hội nghị, Nhật Bản hy vọng các bộ trưởng G7 sẽ lên tiếng phản đối hành động đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng của các vùng biển cũng như khuyến khích phương Tây góp tiếng nói nhiều hơn để thay mặt các nước Đông Nam Á đang có lợi ích ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của các ngoại trưởng G7. Theo Bắc Kinh, việc Nhật Bản đề cập tới những tranh chấp trên biển là "sự khiêu khích" ảnh hưởng tới "những mối quan tâm thích đáng hơn". Trung Quốc cũng yêu cầu Nhật Bản đưa vấn đề Biển Đông khỏi chương trình nghị sự.
G7 là tập hợp 7 nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới, gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Italy). Nhóm được thành lập vào năm 1976. G7 sẽ họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11/4/2008 ở Washington, D.C. để bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Hội nghị cấp cao G7 năm 2016 là lần tổ chức thứ 42, diễn ra vào cuối tháng 5 tại thành phố Hiroshima, do Thủ tướng Abe chủ trì.
Hải Anh
Theo Zing News
Những lần đấu khẩu và đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông Các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ, bao gồm việc đưa tàu áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, có thể đẩy quan hệ hai bên tới điểm không thể quay đầu. Chiến hạm Trung Quốc đuổi theo tàu chiến Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: CNN Đôi bên đấu khẩu Mỹ...