Trung Quốc cho phép SK Hynix tiếp quản mảng chip nhớ NAND của Intel
Quyết định này dọn đường cho nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới nhận được sự phê duyệt tiếp quản từ cả tám quốc gia liên quan.
Theo Nikkei, SK Hynix của Hàn Quốc hôm 22.12 cho biết đã nhận được giấy phép hợp nhất từ Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Trung Quốc về việc mua lại mảng kinh doanh chip nhớ NAND của Intel Corp.
Thương vụ này sẽ giúp SK Hynix thu hẹp khoảng cách với công ty dẫn đầu thị trường chip nhớ là Samsung Electronics
“SK Hynix chân thành hoan nghênh và đánh giá cao việc Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế thị trường thông qua thương vụ này. SK Hynix sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh mảng kinh doanh NAND Flash và SSD bằng cách tiếp tục quá trình tích hợp sau sáp nhập”, trích tuyên bố của SK Hynix.
Video đang HOT
Tháng 10.2020, gã khổng lồ chip Mỹ Intel đồng ý bán mảng kinh doanh chip nhớ NAND cho SK Hynix với giá 9 tỉ USD, một phần của việc thoái vốn để tập trung vào mảng kinh doanh bộ nhớ Optane nhỏ hơn nhưng sinh lời hơn, sử dụng công nghệ tiên tiến hơn.
Được biết, cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc không đơn thuần chấp thuận thỏa thuận mua lại, mà có kèm theo các điều kiện. Theo cơ quan này, sự tập trung của các doanh nghiệp ổ cứng PCIe và SATA sau khi mua lại sẽ có, hoặc có thể có tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường đó, vì vậy cần thêm điều kiện cho thương vụ SK Hynix – Intel.
Các điều kiện bổ sung bao gồm SK Hynix không được cung cấp sản phẩm ổ cứng thể rắn PCIe và SATA cho thị trường nội địa Trung Quốc với giá không hợp lý. Hãng chip nhớ Hàn Quốc nên tiếp tục mở rộng sản lượng các sản phẩm ổ cứng thể rắn cấp doanh nghiệp PCIe và SATA trong vòng 5 năm kể từ ngày giao dịch có hiệu lực. SK Hynix không nên ép buộc khách hàng tại thị trường Trung Quốc mua độc quyền các sản phẩm từ SK Hynix hoặc các công ty do SK Hynix kiểm soát, cũng như không nên tham gia giao dịch với các đối thủ cạnh tranh chính ở Trung Quốc nhằm loại trừ hoặc hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận này là thương vụ mua lại lớn nhất của SK Hynix, khi công ty cố gắng nâng cao năng lực sản xuất chip NAND được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong điện thoại thông minh và máy chủ trung tâm dữ liệu, cũng như tăng cường sức mạnh định giá của mình.
Đã từng có suy đoán cho rằng SK Hynix sẽ khó giành được sự chấp thuận của Trung Quốc đối với thỏa thuận, hoặc bất kỳ sự chấp thuận nào đều có thể bị trì hoãn đáng kể do tình hình phức tạp, đặc biệt là căng thẳng Mỹ – Trung trong lĩnh vực bán dẫn. Theo các nhà phân tích, thương vụ này sẽ giúp SK Hynix thu hẹp khoảng cách với công ty dẫn đầu thị trường chip nhớ là Samsung Electronics.
“Chấp thuận của Trung Quốc đến muộn hơn một chút so với những gì thị trường mong đợi, nhưng điều này phù hợp với mục tiêu của công ty là nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Trung Quốc trong năm nay. Việc mua lại có thể sẽ giúp SK Hynix mở rộng tốt hơn hoạt động kinh doanh ổ cứng thể rắn (SSD) NAND cho khách hàng doanh nghiệp, vì hoạt động kinh doanh SSD NAND của công ty vốn chủ yếu tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại thông minh và PC”, chuyên gia phân tích tại Cape Investment & Securities Park Sung-soon nói.
Intel: Ưu tiên của Mỹ không nên là TSMC
Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger hôm 1.12 nói Mỹ nên đầu tư nhiều hơn vào các nhà sản xuất chip trong nước thay vì ưu tiên cho các đối thủ châu Á như TSMC và Samsung, theo Nikkei.
Samsung Electronics tuần trước thông báo sẽ đầu tư 17 tỉ USD để xây dựng nhà máy sản xuất chip mới ở bang Texas của Mỹ, đây là một phần kết quả trong nỗ lực của chính quyền Washington nhằm đưa thêm công ty sản xuất chất bán dẫn vào trong nước. Trước đó, hãng sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) cũng đã bắt đầu xây dựng nhà máy chip trị giá 12 tỉ USD ở bang Arizona vào tháng 6.2021.
Tại hội nghị Fortune Brainstorm Tech ở Half Moon Bay, California (Mỹ), ông Gelsinger phát biểu mặc dù Đạo luật CHIPS, vốn đang chờ phê duyệt để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn, "nên hỗ trợ Samsung và TSMC", nhưng Mỹ cũng cần đầu tư nhiều hơn vào các công ty trong nước như Micron, Texas Instruments và Intel vì "đây là nơi họ muốn có tài sản trí tuệ".
Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger thảo luận về những điều mới nhất trong ngành công nghệ tại hội nghị Fortune Brainstorm Tech ở Half Moon Bay, California, Mỹ
Đạo luật CHIPS, bao gồm 52 tỉ USD dành cho ngành sản xuất chip của Mỹ, xuất phát từ tình trạng thiếu chip toàn cầu chưa từng có do dịch Covid-19 gây ra. Căng thẳng địa chính trị cũng là nguyên nhân thúc đẩy Washington tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Đài Loan. "Đài Loan không phải là một nơi ổn định", ông Gelsinger nói, đồng thời nhấn mạnh về việc Bắc Kinh đã điều 27 máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trong tuần này. "Điều đó làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn hay ít thoải mái hơn?", ông nói.
Theo Giám đốc điều hành Intel, việc đưa TSMC và Samsung đến Mỹ có thể giảm thiểu một số rủi ro địa chính trị, nhưng đầu tư vào các nhà sản xuất chip trong nước sẽ có lợi ích lớn hơn, chẳng hạn như sở hữu nghiên cứu và phát triển. "Bạn có muốn sở hữu tài sản trí tuệ (IP), nghiên cứu và phát triển (R&D) và dòng thuế liên quan đến nó hay bạn muốn nó quay trở lại châu Á?", ông Gelsinger nói.
Tháng 9.2021, Intel đã động thổ hai nhà máy chip ở Arizona, với khoản đầu tư 20 tỉ USD. Ông Gelsinger cho biết Intel cam kết trở thành một công ty "sản xuất chất bán dẫn". Đây là công ty lớn duy nhất của Mỹ vừa thiết kế chip, vừa sản xuất chip. Trợ cấp của chính phủ sẽ là điều cần thiết để Intel có thể cạnh tranh với các công ty sản xuất chip hàng đầu hiện nay là TSMC và Samsung.
Theo dữ liệu từ Statista, TSMC hiện thống trị với 52,9% thị trường sản xuất gia công chip toàn cầu, còn Samsung chiếm 17,3%. Ông Gelsinger nói chính quyền Đài Loan và Hàn Quốc đang cung cấp nhiều khoản trợ cấp lớn để hỗ trợ các nhà sản xuất chip của mình.
"Làm cách nào để bạn cạnh tranh với mức trợ cấp từ 30 đến 40%? Bởi vì điều đó có nghĩa là chúng tôi không cạnh tranh với TSMC hay Samsung, chúng tôi trên thực tế đang cạnh tranh với Đài Loan và Hàn Quốc. Các khoản trợ cấp ở Trung Quốc thậm chí còn đáng kể hơn", ông Gelsinger cho biết.
Hiện Intel đang "thúc đẩy mạnh mẽ" để ủng hộ Đạo luật CHIPS, với "hy vọng" sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua vào cuối tháng này.
Nhà Trắng phản đối Intel tăng cường sản xuất chip ở Trung Quốc Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây từ chối kế hoạch tăng cường sản xuất chip của Intel Corp tại Trung Quốc vì lo ngại về an ninh. Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết Intel đã đề xuất sử dụng một nhà máy ở Thành Đô, Trung Quốc, để sản xuất các tấm silicon. Việc sản xuất này có thể...