Trung Quốc chìm ngập trong nợ xấu
Sự tăng vọt của số lượng khoản cho vay mới vào đầu năm 2016 càng làm gia tăng nỗi lo tăng trưởng tín dụng quá nóng đang đe dọa đến hệ thống tài chính Trung Quốc.
Theo giới phân tích, khi lĩnh vực sản xuất gặp khó, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang dựa vào một động cơ tăng trưởng nhiều rủi ro hơn: nợ.
Theo số liệu thống kê mới nhất, giá trị các khoản cho vay mới của Trung Quốc trong tháng 1/2016 đã tăng lên mức kỷ lục 2.510 tỉ nhân dân tệ (380 tỉ USD).
Điều này gây ra nỗi lo nợ xấu sẽ tăng vọt khi các công ty không kiếm được lợi nhuận nhiều như trước giữa lúc kinh tế tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, tỉ lệ khoản cho vay xấu tại các ngân hàng thương mại Trung Quốc vào cuối năm ngoái đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 6-2006.
Dữ liệu được Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc công bố vào đầu tuần này cho thấy nợ xấu trong quý 4-2015 tăng 7% lên 1.270 tỉ nhân dân tệ.
“Sự gia tăng nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc là kết quả trực tiếp của 5 năm cho vay quá mức và sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế” – Công ty tư vấn PwC đánh giá trong báo cáo công bố năm ngoái.
Video đang HOT
Trung Quốc đang chìm ngập trong nợ xấu. Ảnh: Bloomberg
Hiện có hai mối lo ngại về sự bùng nổ nợ của Trung Quốc: mức độ phát triển của nó và liệu các ngân hàng có đủ sức đối phó một làn sóng vỡ nợ hay không.
Nhà đầu tư nổi tiếng Jim Chanos gần đây nhận định tốc độ tăng trưởng của nợ hàng năm vẫn cao hơn 2-3 lần so với kinh tế ở Trung Quốc.
Trong khi đó, theo luật sư Gordan Chang, không ai biết các ngân hàng Trung Quốc mạnh yếu ra sao vì không ai biết rõ chất lượng các khoản cho vay của họ.
Vì thế, giới chuyên gia cảnh báo Bắc Kinh đang đùa với lửa bởi sự bùng nổ của các khoản cho vay, dù được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng tới, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ nợ hàng loạt.
“Sự tăng trưởng của tín dụng có thể giúp duy trì tốc độ phát triển kinh tế trong ngắn hạn nhưng lại ẩn chứa nhiều vấn đề lớn” – ông George Magnus, một cố vấn kinh tế của Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) lo ngại.
Nguy cơ kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng
Ông Etsuro Honda – Cố vấn kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, vừa nhận định khả năng kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng” (nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) là cao và Bắc Kinh sẽ phải trải qua giai đoạn điều chỉnh mạnh mẽ.
Trả lời phỏng vấn trang tin Bloomberg, ông Honda nhận định nền kinh tế nước này dư cung và quá trình điều chỉnh cung, cầu sẽ gây ra cú sốc. V
Vấn đề này càng nghiêm trọng hơn ở chỗ Bắc Kinh không thể dùng chính sách tiền tệ để nới lỏng định lượng bởi chính sách này đã được dùng để ổn định đồng nội tệ.
Theo P.Võ (Nguồn: Bloomberg, CNN)
nld.com.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Trung Quốc gia tăng chi tiêu quốc phòng trên biển Đông
Trung Quốc có khả năng sẽ công bố gia tăng chi tiêu quốc phòng vào tháng tới, nhằm tìm cách xoa dịu các bất đồng xoay quanh cuộc cải cách quân đội và những lo ngại trong nước về vấn đề biển Đông và Đài Loan.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong năm 2015 đã tăng thêm 10,1%. Trái với tình hình tăng trưởng GDP ảm đạm, mức chi quốc phòng trong năm 2016 dự kiến sẽ tiếp tục tăng ở mức hai con số và sẽ được công bố tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc trong tháng 3. Theo Reuters, giới quân sự Trung Quốc bàn tán mức chi tiêu quốc phòng có thể sẽ tăng 30% trong năm nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tìm cách đưa lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sang một kỷ nguyên mới, cắt 300.000 công ăn việc làm và thay đổi cấu trúc chỉ huy. Tuy nhiên, những cải cách ông đề ra đã vấp phải sự bất đồng lớn trong giới binh lính và sĩ quan. Tháng trước, tờ báo chính thức của PLA cũng bày tỏ quan ngại về nỗi bất an ngày một lớn trong hàng ngũ quân nhân, nói rằng một số binh sĩ đã "do dự" trước viễn cảnh cải cách và không chắc chắn của lợi ích của nó.
Xe quân sự của Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D diễu hành tại Bắc Kinh. (Hình: Reuters tàu DF-21D)
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã từ chối bình luận khi được hãng Reuters hỏi về ngân sách quốc phòng và các nguyên nhân dẫn đến việc tăng mức chi tiêu. Năm ngoái, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã là 886.9 tỉ nhân dân tệ (136.4 tỉ USD), chỉ bằng 1/4 của Hoa Kỳ. Nhưng nhìn về tổng thể, quân đội Trung Quốc đã được hiện đại hóa rõ rệt trong hai thập niên gần đây. Chi tiêu quốc phòng nước này luôn có mức tăng lên đến hai con số liên tiếp mỗi năm.
Bắc Kinh cũng đang chịu áp lực về vấn đề biển Đông, đặc biệt khi Mỹ bắt đầu tiến hành nhiều hoạt động "tự do hàng hải" gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã tiến hành cải tạo trái phép. Việc tăng chi tiêu quốc phòng năm nay cũng có thể sẽ hướng đến biển Đông.
Jia Qingguo, giáo sư tại ĐH Bắc Kinh - cố vấn cho chính phủ về ngoại giao, cho biết: "Tập trận, tiến hành cải cách, tăng khả năng sẵn sàng phản ứng đều ngốn nhiều tiền. Vai trò của hải quân cũng rất quan trọng. Hoạt động ở vùng biển Đông chắc chắn sẽ tác động đến chi tiêu quân sự."
Mai Khanh (Theo Reuters)
Theo_PLO
Nỗi lo dịch Zika trước thềm Olympic Rio Ban tổ chức Olympic Rio đang hoàn tất các giai đoạn để bảo đảm an toàn cho các vận động viên và du khách trước thềm thế vận hội. Các vận động viên và du khách đang rất thận trọng khi quyết định đến Brazil để tham gia Olympic Rio bởi vì virus Zika vừa xâm nhập vào nước này và có nguy...