Trung Quốc chia sẻ dữ liệu nước với vùng Mekong từ 1/11
Trung Quốc cấp dữ liệu thủy văn cả năm của sông Lan Thương cho Ủy hội sông Mekong (MRC) và 5 nước hạ nguồn, trong đó có Việt Nam, từ đầu tháng sau.
Theo đó, Trung Quốc sẽ cung cấp thông tin về mực nước và lượng mưa tại hai trạm thủy văn Doãn Cảnh Hồng và Mãn An, mỗi ngày hai lần vào sáng và tối, từ ngày 1/11, đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết trong thông cáo hôm nay.
Kế hoạch này được thực hiện sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố trong hội nghị trực tuyến lãnh đạo cấp cao hợp tác Lan Thương – Mekong lần thứ ba ngày 24/8 rằng Bắc Kinh sẽ chia sẻ với các quốc gia lưu vực sông Mekong dữ liệu thủy văn cả năm của sông Lan Thương.
“Việc cung cấp dữ liệu thủy văn được thực hiện trên nguyên tắc cùng bàn bạc, cùng xây dựng, cùng hưởng lợi”, thông cáo của đại sứ quán Trung Quốc cho biết.
Đoạn sông Mekong chảy qua tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Sông Lan Thương là tên gọi của sông Mekong ở địa phận Trung Quốc. Sông Mekong có tổng chiều dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm sinh kế cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
MRC và các nước thành viên nhiều lần kêu gọi Trung Quốc chia sẻ thông tin về dòng chảy của Lan Thương và quy trình hoạt động các đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong. Trung Quốc đang vận hành 11 đập thủy điện, được cho là giữ lại 47 tỷ mét khối nước của Mekong.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động của Bắc Kinh là một trong những nguyên nhân chính gây hạn hán ở hạ nguồn gần đây, ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Tuy nhiên Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc này.
Video đang HOT
Hôm 22/10, MRC cho biết Trung Quốc chỉ chia sẻ dữ liệu nước trong mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10 với cơ quan này, để đưa ra cảnh báo lũ sớm. An Pich Hatda, giám đốc điều hành của MRC, đánh giá việc Trung Quốc ký thỏa thuận cam kết chia sẻ dữ liệu quanh năm về dòng chảy thuộc địa phận Trung Quốc là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hợp tác giữa hai bên.
Canada gác lại giấc mơ thương mại tự do với Trung Quốc
Canada đã quyết định từ bỏ ý tưởng xây dựng một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc, đây vốn một thời được Thủ tướng Justin Trudeau xác định là một trong những ưu tiên chính sách của nước này.
Cờ Canada (trái) và cờ Trung Quốc (phải). Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ của Thủ tướng Trudeau từng đặt mục tiêu đưa Canada trở thành quốc gia đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) ký kết thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.
Trung Quốc năm 2020 không phải là Trung Quốc năm 2016
Đó là phát biểu mới đây của Ngoại trưởng Canada Franois-Philippe Champagne. Hồi tháng 9/2016, chưa đầy một năm sau khi đắc cử, Thủ tướng Trudeau đã có chuyến công du Trung Quốc với trọng tâm là xây dựng quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.
Sau đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới Canada để làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí "mở ra một chương mới trong quan hệ đối tác chiến lược Canada-Trung Quốc", trong đó có "các biện pháp mạnh mẽ để mở rộng thương mại", tăng gấp đôi trao đổi thương mại song phương vào năm 2025, cùng một loạt kế hoạch gắn kết trong các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, hợp tác chống khủng bố và diễn tập quân sự.
Cộng đồng doanh nghiệp Canada ở thời điểm đó lạc quan dự báo FTA giữa Canada và Trung Quốc có thể giúp kim ngạch xuất khẩu của Canada tăng thêm 7,7 tỷ CAD (5,7 tỷ USD) vào năm 2030 và kiến tạo được 25.000 việc làm mới.
Nhưng nay Ngoại trưởng Champagne cho rằng toàn bộ những sáng kiến và chính sách được thực hiện ở thời điểm năm 2016 với Trung Quốc cần được xem xét lại. Những bình luận của ông Champagne cho thấy quan điểm cứng rắn hơn của Ottawa đối với Trung Quốc sau khi những nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu mối quan hệ song phương đã thất bại.
Ottawa cài đặt lại chính sách với Bắc Kinh
Rốt cuộc, Canada đã chọn đồng hành cùng Mỹ, Australia và một số nước trong Liên minh châu Âu, khi bày tỏ một thái độ ít thiện chí hơn đối với Bắc Kinh. Ngoại trưởng Champagne đã nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh sử dụng biện pháp "ngoại giao ép buộc".
Mối quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh bắt đầu rơi vào tình trạng căng thẳng từ tháng 12/2018, sau khi Canada theo đề nghị của Mỹ bắt giữ Giám đốc Tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei, bà Mạnh Vãn Châu. Bà Mạnh bị cáo buộc lừa gạt ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Trung Quốc sau đó đã giam giữ hai công dân Canada là cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor với cáo buộc hoạt động gián điệp.
CFO Tập đoàn Huawei của Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Châu (giữa) rời Tòa án Tối cao ở British Columbia, Canada sau phiên tòa xem xét việc dẫn độ bà về Mỹ, ngày 20/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Một diễn biến đáng lưu ý là Canada hồi đầu tháng 7/2020 tuyên bố dừng thực thi hiệp ước dẫn độ giữa Canada và Hong Kong (Trung Quốc), đồng thời không cho phép xuất khẩu các sản phẩm quân sự nhạy cảm sang Khu hành chính đặc biệt này với lý do Trung Quốc áp đặt Luật An ninh Quốc gia mới tại Hong Kong.
Vụ dẫn độ bà Mạnh và các vấn đề liên quan đến Hong Kong, đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã đưa quan hệ Ottawa-Bắc Kinh xuống mức thấp chưa từng có trong nhiều thập kỷ.
Mặc dù lịch sử cho thấy tình trạng đổ vỡ quan hệ giữa Canada và Trung Quốc hiếm khi kéo dài, nhưng theo một số chuyên gia phân tích, trong tương lai gần hai nước khó có thể quay lại bầu không khí hữu nghị để dẫn tới một cam kết thương mại tự do.
Giới doanh nghiệp Canada nghi ngại "người khổng lồ" châu Á
Trong quá trình theo đuổi thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc, Canada đã phải chịu nhiều "ấm ức" khi Bắc Kinh từ chối đáp ứng những yêu cầu của Ottawa liên quan đến vấn đề môi trường, các quyền của người lao động và vấn đề giới.
Các cuộc thảo luận mang tính thăm dò đã không được triển khai trong vài năm. Mặc dù vậy, đến thời điểm giữa tháng 11/2018, Chính phủ Canada vẫn hy vọng đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc. Nhưng vụ bắt giữ bà Mạnh đã đẩy quan hệ song phương tuột dốc không phanh.
Liên quan đến vụ bà Mạnh, Bắc Kinh được cho là đã tiến hành trả đũa Ottawa trên mặt trận thương mại khi chặn đường vào thị trường Trung Quốc đối với một số nông sản của Canada.
Hiện Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn thứ hai của Canada. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp Canada ngày càng hoài nghi về độ tin cậy của đối tác này, trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục áp đăt các biện pháp trả đũa thương mại khi có bất đồng về chính trị.
Goldy Hyder, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Canada, thẳng thắn bày tỏ: "Tôi nhất trí với Ngoại trưởng Champagne" và khuyến nghị các doanh nghiệp ở "xứ sở lá phong" "tìm kiếm các địa chỉ khác để kinh doanh, những nơi không có nhiều vấn đề phải xử lý như Trung Quốc".
Trong khi đó, ông Gordon Houlden, Giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Alberta, nhận định từ bỏ ý tưởng xây dựng quan hệ thương mại tự do với Trung Quốc là quan điểm thực tế. Tuy nhiên, theo Giáo sư Houlden, những khúc mắc chính trị không cản trở dòng chảy thương mại song phương, khi hai nước tiếp tục chứng kiến trao đổi thương mại gia tăng dù trong đại dịch.
Một minh chứng sinh động đó là trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2020, kim ngạch xuất khẩu của Canada sang Trung Quốc tăng 23,6%, trong khi nhập khẩu từ cường quốc châu Á này tăng 13,9%.
Đã 50 năm trôi qua kể từ khi Chính phủ của cựu Thủ tướng Pierre Trudeau (người cha của đương kim Thủ tướng Justin Trudeau) khởi động chính sách quan hệ giao bình thường với Trung Quốc, nhưng con đường để hai nước tiến tới một FTA song phương vẫn còn mịt mờ và nhiều chông gai./.
Trung Quốc chi hơn 14 tỷ USD khắc phục hậu quả lũ lụt Chính phủ Trung Quốc sẽ chi khoảng 100 tỷ nhân dân tệ (hơn 14 tỷ USD) để phục hồi và tái thiết sau đợt lũ lụt lịch sử vừa qua. Chủ trì cuộc họp tại Quốc vụ viện hôm 26/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh những nỗ lực kiểm soát lũ lụt, cứu trợ và khắc phục hậu quả...