Trung Quốc chỉ trích tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc Covid-19
Trung Quốc chỉ trích việc Mỹ để tình báo điều tra nguồn gốc Covid-19 và cáo buộc Washington chính trị hóa đại dịch, hủy hoại hợp tác quốc tế.
“Nghiên cứu nguồn gốc là vấn đề khoa học không nên bị chính trị hóa. Thật không may, thời gian qua chúng ta đã chứng kiến những lời lẽ và hành động bêu xấu, dùng nghiên cứu nguồn gốc để đổ trách nhiệm sang các nước, chỉ trích chuyên gia WHO, thậm chí dựa vào bộ máy tình báo hơn là các nhà khoa học để dẫn dắt cuộc điều tra”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 31/5.
Bình luận được đưa ra sau khi tình báo Mỹ và Anh mở cuộc điều tra về nguồn gốc Covd-19, gồm cả thuyết nCoV bị lọt ra từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán. Nguồn tin chính phủ Anh tiết lộ tình báo nước này đang hợp tác với cuộc điều tra mới của Mỹ nhằm xác định sự thật về nguồn gốc đại dịch.
“Những hành động chính trị hóa nghiên cứu nguồn gốc Covid-19 của Mỹ đã làm gián đoạn và phá hoại nghiêm trọng hợp tác quốc tế bình thường trong nghiên cứu nguồn gốc, gây khó khăn và rào cản cho các nỗ lực quốc gia chống virus cũng như cứu người”, ông Uông cho hay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 31/5. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh nước này ủng hộ nghiên cứu do các nhà khoa học dẫn đầu.
Video đang HOT
“Chúng tôi ủng hộ nghiên cứu do các nhà khoa học dẫn đầu về nguồn gốc, có sự đoàn kết và hợp tác, không phải cuộc điều tra do tình báo dẫn dắt nhằm gây đối đầu và gieo rắc chia rẽ. Quá trình này không nên bị sai khiến bởi ý chí của bất kỳ quốc gia nào”, ông Uông nói.
Cựu giám đốc cơ quan tình báo Anh MI6 Richard Dearlove hôm 28/5 cho rằng tình hình hiện trở thành “vấn đề tình báo”, khi lực lượng an ninh Anh có thể phải “khuyến khích những người Trung Quốc bỏ trốn tiết lộ thông tin” trong trường hợp Bắc Kinh từ chối điều tra giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm.
Tờ Wall Street Journal hôm 23/5 dẫn thông tin chưa được công bố trong báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy ba chuyên gia Viện Virus học ở thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát cuối năm 2019, đã nhập viện điều trị vì các triệu chứng tương tự cả Covid-19 và bệnh cúm mùa. Trung Quốc bác thông tin này, tố Mỹ thổi phồng thuyết âm mưu về nguồn gốc dịch bệnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó lệnh cho các cơ quan tình báo trong vòng ba tháng phải báo cáo về việc nCoV có nguồn gốc từ động vật hay từ sự cố phòng thí nghiệm. Điều này khiến giới khoa học đang xem xét lại những câu hỏi về nguồn gốc nCoV, gồm cả những giả thuyết từng bị bác bỏ.
Viện Virus học Vũ Hán (WIV), cơ sở nghiên cứu SARS hàng đầu của Trung Quốc, nằm không xa chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là ghi nhận virus lây từ động vật sang người hồi đầu đại dịch. Đây cũng là nơi ghi nhận sự kiện siêu lây nhiễm đầu tiên trong đại dịch Covid-19.
Khoảng cách gần giữa phòng thí nghiệm của WIV và chợ Hoa Nam gây nhiều ngờ vực về nguồn gốc nCoV. Trung Quốc đến nay chưa nhận diện được loài động vật mang chủng virus này, đồng thời từ chối điều tra toàn diện về kịch bản nCoV lọt từ phòng thí nghiệm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 1 cử nhóm chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán để tìm hiểu nguồn gốc Covid-19. Tuy nhiên, nhóm không đưa ra kết luận chắc chắn về nguồn gốc đại dịch, mà chỉ xếp hạng một số giả thuyết theo mức độ tin tưởng của họ. Báo cáo cho biết virus truyền từ dơi sang người thông qua động vật trung gian là kịch bản có thể xảy ra nhất, trong khi giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ khó xảy ra”.
Nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên và không có bằng chứng ủng hộ giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Bất chấp thông báo của Biden và những thông tin trên truyền thông Mỹ, gần như chưa có thay đổi nào trong những bằng chứng ủng hộ kịch bản nCoV phát tán từ phòng thí nghiệm của WIV.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Biden giáng sức ép lên WHO Biden yêu cầu tình báo Mỹ báo cáo về nguồn gốc nCoV vào thời điểm Đại Hội đồng Y tế Thế giới đang họp, nhằm thúc giục WHO mở cuộc điều tra mới. Tổng thống Biden tuần này đặt ra thời hạn 90 ngày để cơ quan tình báo Mỹ "tiến gần hơn đến kết luận cuối cùng" về nguồn gốc nCoV, trong...