Trung Quốc chỉ trích Mỹ, EU vì tưởng nhớ sự kiện Thiên An Môn
Trung Quốc chỉ trích lãnh sự quán Mỹ, EU tại Hong Kong vì thắp nến kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn, cáo buộc các nước gây mất ổn định.
“Bất kỳ nỗ lực nào nhằm lợi dụng Hong Kong để thực hiện các hoạt động xâm nhập hoặc phá hoại chống đại lục đều vượt qua lằn ranh đỏ và hoàn toàn không thể dung thứ”, phát ngôn viên văn phòng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong hôm nay cho hay.
“Chúng tôi một lần nữa kêu gọi các cơ quan của các quốc gia liên quan ở Hong Kong ngay lập tức ngừng can thiệp các vấn đề của Hong Kong cũng như vấn đề nội bộ của Trung Quốc nói chung, tránh đùa với lửa”, người phát ngôn nói thêm.
Bên ngoài văn phòng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong. Ảnh: Wikipedia .
Video đang HOT
Tuyên bố được đưa ra sau khi những ngọn nến được thắp sáng trên cửa sổ tòa nhà lãnh sự Mỹ, cạnh tư dinh Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam, và văn phòng của Liên minh châu Âu (EU) tối 4/6. Các phái bộ này cũng đăng ảnh những ngọn nến trên mạng xã hội.
Trong ba thập kỷ qua, những đám đông lớn ở Hong Kong thường tổ chức lễ thắp nến vào ngày 4/6. Tuy nhiên, sự kiện năm nay bị cấm.
Ngày 4/6/1989, quân đội Trung Quốc được huy động để chấm dứt các cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng tại quảng trưởng Thiên An Môn. Theo CNN, cuộc biểu tình kéo dài trong 6 tuần, có lúc thu hút tới khoảng 1,2 triệu người đổ về Thiên An Môn vào ngày 19/5/1989 và lan rộng khắp khắp các thành phố, trường đại học ở Trung Quốc. Người biểu tình không hài lòng về tình trạng lạm phát, tiền lương, nhà ở, đã kêu gọi sự tự do và dân chủ lớn hơn.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa lần đầu tiên tuyên bố biểu tình ở Thiên An Môn 30 năm trước là “bất ổn chính trị mà chính quyền trung ương cần dập tắt, đó là chính sách đúng đắn”. Ông nhấn mạnh thêm rằng sự phát triển của Trung Quốc từ năm 1989 cho thấy hành động của chính phủ là hợp lý.
Trung Quốc lần đầu tiên ghi nhận dân số giảm
Chính phủ Trung Quốc dự kiến sớm công bố dân số lần đầu tiên giảm kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949.
Số liệu điều tra dân số mới nhất tại quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ cho thấy sự sụt giảm xuống dưới 1,4 tỷ người, dù hiện chưa rõ giảm bao nhiêu, theo Financial Times. Số liệu được cho là sẽ được công bố đầu tháng này, nhưng đã bị hoãn. Các bộ ngành của Trung Quốc đã sử dụng con số 1,4 tỷ dân kể từ năm 2018.
Theo giới phân tích, dân số sụt giảm có thể gây ra những hậu quả lớn đối với kinh tế Trung Quốc và cả cách các nước khác, gồm Mỹ, nhìn nhận nước này.
"Các nhà kinh tế và quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số một thế giới, và sẽ cạnh tranh với Mỹ", Fuxian Yi, nhà khoa học cấp cao tại Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ, cho biết. "Nhưng trên thực tế, Trung Quốc không mạnh như họ nghĩ".
Người dân tập trung trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc mừng năm mới hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters .
Giới phân tích nói rằng các dấu hiệu rõ ràng cho thấy một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang rình rập Trung Quốc, và quan chức nước này bị cho là không phải lúc nào cũng trung thực về số liệu dân số mà họ công bố. "Nếu dữ liệu sai, đồng nghĩa hoạch định chính sách sai. Trung Quốc đối mặt vấn đề độ tuổi dân số rất nghiêm trọng".
Tháng trước, một nhà nghiên cứu hàng đầu của chính phủ Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ dần nâng tuổi nghỉ hưu cho công nhân, dấu hiệu cho thấy lực lượng lao động nước này không đủ lớn để cho phép người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi thông thường. Trong 4 thập kỷ qua, tuổi nghỉ hưu bắt buộc của Trung Quốc không thay đổi, 60 đối với nam và 55 đối với nữ, hoặc 50 đối với nữ lao động phổ thông.
Năm 2015, đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố chấm dứt chính sách một con, được thực hiện từ cuối những năm 1970 buộc hầu hết các gia đình chỉ sinh một con, nếu không sẽ bị phạt, và cho phép các gia đình sinh hai con.
"Xu hướng nhân khẩu học ở Trung Quốc đã rõ ràng hơn trước, nhưng tin tức này khẳng định lo ngại rằng dân số Trung Quốc tiếp tục giảm dù chính sách dân số được nới lỏng", Mary Gallagher, Giám đốc Viện Quốc tế của Đại học Michigan, Mỹ, nhận định. "Tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực sản xuất và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã được chú ý gần hai thập kỷ trước. Đó là điều nhạy cảm vì nhiều người đổ lỗi cho chính phủ chậm hủy bỏ chính sách một con".
Nhiều phụ nữ Trung Quốc cũng lo ngại bị phân biệt đối xử trong công việc, và ít quyền hơn trong hôn nhân và ly hôn.
Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất phải vật lộn với những thay đổi nhân khẩu học đáng lo ngại. Cục Điều tra Dân số Mỹ tuần này bắt đầu công bố dữ liệu điều tra dân số năm 2020 và thông báo dân số Mỹ tăng với tốc độ chậm nhất kể từ những năm 1930, với nguyên nhân lớn nhất là tỷ lệ sinh giảm. Theo cơ quan này, dân số Mỹ hiện chỉ còn khoảng 331,5 triệu người.
Trưởng đặc khu Hong Kong ủng hộ cải cách luật bầu cử Carrie Lam cho rằng Trung Quốc "rõ ràng" cần cải cách hệ thống bầu cử tại Hong Kong, dường như tiếp tục báo hiệu về thay đổi lớn sắp tới. "Rõ ràng đã đến lúc các cơ quan trung ương phải hành động để giải quyết tình hình, bao gồm cải cách bầu cử. Tôi có thể hiểu rằng chính quyền trung ương...