Trung Quốc chi bao nhiêu để sản xuất một chiến hạm
Số tiền Trung Quốc đầu tư chế tạo một tàu khu trục loại nhỏ có thể mua được 10 máy bay tiêm kích SU-30K hiện đại hoặc trả lương cho 64.000 sĩ quan quân đội nước này.
Tàu khu trục nhỏ Jiangkai-II Type 054A. Ảnh: SUAU
Chi tiết số tiền phải bỏ ra để hoàn thiện một tàu chiến chủ lực là thông tin luôn được giữ kín ở Trung Quốc. Chính vì thế, các chuyên gia quốc tế thường xuyên phải đảm nhận vai trò phân tích những dữ liệu quan trọng này bởi xác định được chi phí sản xuất chiến hạm sẽ góp phần nâng cao nhận thức chung về thực lực quân sự của Bắc Kinh.
Trong hàng loạt chiến hạm do Trung Quốc chế tạo, tàu khu trục nhỏ Jiangkai-II Type 054A là mẫu được lựa chọn để đánh giá bởi đây là tàu chiến sản xuất với số lượng lớn, trong thời gian dài và là khí tài quân sự tiêu biểu cho năng lực chiến đấu trên biển của quân đội Trung Quốc, theoDiplomat.
Gabe Collins, chuyên gia phân tích tại Viện nghiên cứu Hàng hải thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhận định để một tàu chiến Jiangkai-II có thể xuất xưởng và sẵn sàng phục vụ, Bắc Kinh phải chi khoảng 348 triệu USD. Số tiền này được phân bổ vào nhiều hạng mục như chế tạo thân tàu, sắm sửa hệ thống động lực, máy phát điện, vũ khí cùng các thiết bị điện tử hay trả lương nhân công.
Riêng hệ thống điện tử của Jiangkai-II đã tiêu tốn 102 triệu USD, tương đương 29% tổng chi phí. Các nhà sản xuất thiết bị điện tử quân sự Trung Quốc không bao giờ tiết lộ về giá tiền các vật tư mà họ cung cấp cho quân đội. Hơn nữa, chính quyền cũng hiếm khi công khai đăng tải ngân sách dành cho việc mua sắm này. Vì vậy, bản phân tích chủ yếu dựa trên phương pháp đánh giá tham chiếu để ước lượng giá thành.
Hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B/6 mà tàu đang sử dụng được phát triển dựa trên nền tảng hệ thống dữ liệu chiến đấu Tavitac do nhà thầu quốc phòng Thompson CSF thiết kế. Trong cuốn sách của nhà phân tích hải quân Norman Friedman xuất bản năm 1997, tác giả tính toán rằng hệ thống này có giá khoảng 20 triệu USD. Vì sở hữu những đặc điểm tương tự nên ZKJ-4B/6 được cho là cũng có giá thành tương đương.
Video đang HOT
Radar tìm kiếm 3D Type 382 mà tàu Jiangkai-II được trang bị có giá xấp xỉ 15 triệu USD. Thế hệ trước của mẫu radar này có thể phát hiện đồng thời 50 mục tiêu và theo sát 10 mục tiêu trong số đó. Hệ thống định vị siêu âm (sonar) của tàu, được định giá khoảng 20 triệu USD, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như dò đường, phát hiện các đối tượng nghi vấn ở trên mặt, trong lòng hoặc dưới đáy biển. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng phải bỏ ra khoảng 15 triệu USD cho hệ thống giúp kết nối và điều khiển máy móc.
Ngoài hệ thống điện tử giúp tàu vận hành và thực hiện các hoạt động như dò tìm, giám sát, thu thập thông tin, vũ khí cũng là nét đặc trưng làm nên uy lực của chiến hạm Jiangkai-II. Tổng số tiền đầu tư cho các loại vũ khí lên tới 84 triệu USD, trong đó đắt nhất là hệ thống bệ phóng thẳng đứng (VLS) vô cùng cơ động. Hệ thống VLS MK41 của Mỹ với 8 ống phóng có giá thành khoảng 15 triệu USD. Hệ thống VLS của tàu Jiangkai-II có số ống phóng nhiều gấp 4 lần vì thế giá thành cũng cao hơn, xấp xỉ khoảng 40 triệu USD.
Hai hệ thống pháo phòng không tầm ngắn (CIWS) Type 730 cũng là trang bị không thể thiếu làm nên sức mạnh của chiến hạm. CIWS là loại vũ khí phòng thủ điểm giúp phát hiện và tiêu diệt tên lửa đang tiếp cận tàu ở cự ly gần hay máy bay của kẻ thù đã xâm nhập và vượt qua những lớp phòng thủ bên ngoài. CIWS được coi là lá chắn cuối cùng của chiến hạm.
Hệ thống CIWS Type 730 gồm một pháo bắn nhanh 30 mm 7 nòng, sao chép nguyên mẫu pháo GAU-8/A của General Electric, một radar điều khiển cùng một hệ thống quang điện tử được lắp trên tháp pháo bọc kín hoàn toàn tự động. CIWS Type 730 chủ yếu được sử dụng để phòng thủ trước tên lửa đối hạm nhưng cũng có thể chống máy bay, tàu mặt nước, xuồng nhỏ, các mục tiêu ven bờ hay thủy lôi. Type 730 có hai biến thể là Type 1030 và Type 1130 trang bị pháo 30 mm 10 và 11 nòng. Hai hệ thống CIWS Type 730 trên tàu Jiangkai-II có giá khoảng 11 triệu USD.
Hệ thống pháo phòng không tầm ngắn (CIWS) Type 730 được trang bị trên tàu Jiangkai-II. Ảnh: World Defence
Ngoài ra, hệ thống động cơ đẩy của tàu có giá khoảng 32 triệu USD, thân tàu và các trang thiết bị khác tiêu tốn khoảng 45 triệu USD, tiền trả lương nhân công xấp xỉ 75 triệu USD.
Theo Diplomat, nếuchi phí thật sự để chế tạo một chiến hạm Jiangkai-II là 348 triệu USD và nhà máy đóng tàu thu về 5% lợi nhuận thì khi đến tay lực lượng quân đội Trung Quốc, khí tài quân sự này sẽ có giá thành khoảng 365 triệu USD. Số tiền trên mua được 13 chiến đấu cơ J-10 hoặc 10 máy bay tiêm kích SU-30K hay 177,5 triệu gallon nhiên liệu, đủ để mỗi phi cơ thuộc phi đội máy bay tiêm kích SU-30 gồm 97 chiếc của Trung Quốc nạp đầy 600 lần. Số tiền đầu tư cho một tàu Jiangkai-II cũng đủ để trả lương cho khoảng 64.000 sĩ quan quân đội nước này.
Vũ Hoàng
Theo Diplomat
Trung Quốc bị nghi đưa tàu chiến tới bãi đá Vành Khăn
Hình ảnh vệ tinh mới nhất được Google Maps ghi lại cho thấy một chiến hạm của quân đội Trung Quốc neo tại bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh Global Times đăng tải về tàu mang số hiệu hiệu 999 xuất hiện ở bãi đá Vành Khăn. Ảnh: Huanqiu
Hình ảnh về con tàu mang số hiệu 999 được Global Times, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng tải hôm qua. Theo tờ báo, dựa vào số hiệu, đây là tàu vận tải đổ bộ Jinggang Shan thuộc lớp Yuzhao Type 71.
Tàu có khả năng chở từ 500 - 800 lính, 15 - 20 xe tác chiến đổ bộ tấn công cùng một xe tăng chiến đấu chủ lực. Boong tàu đủ sức chứa 4 tàu đổ bộ đệm khí lớp Yuyi Type 726. Tàu cũng sở hữu một bãi đỗ trực thăng tương đối rộng và có chiều dài 210m, rộng 28m, lượng giãn nước khi đầy tải đạt 18.500 tấn.
Bắc Kinh hôm qua ngang nhiên công khai kế hoạch sử dụng cơ sở dân sự ở một số bãi đá tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, sau khi thông báo sắp hoàn thành việc cải tạo đảo nhân tạo. Kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố trong một bản thông báo vắn tắt.
Các cơ sở được nêu trong kế hoạch xây dựng gồm hải đăng cỡ lớn, trạm dành cho thiết bị điều hướng không dây, trạm dự báo thời tiết, trạm nghiên cứu khoa học và thiết bị để đối phó với sự cố tràn dầu. Cơ sở xử lý nước và rác thải cũng nằm trong số này.
Trung Quốc đẩy mạnh quá trình xây dựng phi pháp trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa từ khoảng tháng 5 năm ngoái. Bất chấp sự phản đối của quốc tế, Bắc Kinh vẫn ráo riết thực hiện dự án, thậm chí còn nêu khả năng sử dụng các cơ sở hạ tầng tại đây cho mục đích quân sự. Trung Quốc hồi cuối tháng trước cũng bị tố đưa pháo di động tới đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm các thỏa thuận đa phương.
Một bức ảnh vệ tinh khác Global Times đăng tải cho thấy tàu chiến xuất hiện của tàu mang số hiệu 999 (vòng tròn đỏ) gần bãi đá Vành Khăn. Ảnh: Huanqiu
Vũ Hoàng - Hồng Hạnh
Theo VNE
Điểm mặt 5 siêu tàu sân bay lớn nhất thế giới Vơi chiêu dai gân 333 m, chiên ham Nimitz là một trong những siêu tau sân bay lớn nhất thế giới, theo đánh giá của trang quân sự Military Channel. Vơi chiêu dai gân 333 m, chiên ham Nimitz là một trong những siêu tau sân bay lớn nhất thế giới, theo đánh giá của trang quân sự Military Channel. USS Nimitz, Mỹ...