Trung Quốc chi 4,5 tỷ USD để mua loại trái cây này, là thứ quả Việt Nam đang tìm đường bán chính ngạch
Từ năm 2010 đến nay, tiêu thụ sầu riêng ở Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh trong khi Việt Nam đang xúc tiến để xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường này.
Trung Quốc chi 4,5 tỷ USD nhập khẩu sầu riêng
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương), từ năm 2010 đến nay, tiêu thụ sầu riêng ở Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 16%.
Số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021 đạt 809.000 tấn, trị giá 4,13 tỷ USD.
Khối lượng nhập khẩu hàng năm cao nhất trước đó của Trung Quốc là 604.500 tấn vào năm 2019, còn trị giá nhập khẩu cao nhất là 2,3 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, cả hai kỷ lục đã bị phá vỡ trong 11 tháng năm 2021.
Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan. Trong những năm gần đây, nhu cầu bùng nổ cộng với chi phí vận chuyển tăng cao đã khiến giá sầu riêng tăng. Giá trung bình của sầu riêng tươi ở Trung Quốc đã tăng lên 4,0 USD/kg vào năm 2020 và năm 2021 lên mức cao là 5,11 USD/kg.
Hiện, Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu sầu riêng, với 621.000 tấn xuất khẩu vào năm 2020, tăng 135.000 tấn so với năm 2019, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 93%.
Năm 2021 là một năm đáng chú ý đối với doanh số bán sầu riêng của Thái Lan do nhu cầu bùng nổ của Trung Quốc. Thái Lan sản xuất 1,11 triệu tấn sầu riêng vào năm 2020 và gần 1,29 triệu tấn vào năm 2021.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), dự kiến trong năm nay, Trung Quốc sẽ áp dụng phương pháp kiểm tra trực tuyến với 3 loại rau quả: khoai lang, bưởi, sầu riêng của Việt Nam. Ảnh: D.T
Video đang HOT
Việt Nam đang xúc tiến xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc
Con số nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc thực sự rất hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy các ngành chức năng của Việt Nam đang xúc tiến để xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), dự kiến trong năm nay, Trung Quốc sẽ áp dụng phương pháp kiểm tra trực tuyến với 3 loại rau quả: khoai lang, bưởi, sầu riêng.
Trong khi đó, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Cục đang nỗ lực đàm phán xuất khẩu khoai lang, bưởi, sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc. Nếu không do Covid-19, phía Trung Quốc đã sang phối hợp kiểm tra về vùng trồng khoai lang và sầu riêng.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 3 trên thế giới, với trị giá nhập khẩu trong 10 tháng năm 2021 đạt 15,8 tỷ USD, tăng 37,6% so với năm 2020.
Tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam chiếm 6,8% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021, giảm 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Phía Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam giảm xuất tiểu ngạch, thay thế bằng hoạt động chính ngạch và đáp ứng đầy đủ giấy tờ về kiểm dịch.
Chia sẻ tại một tọa đàm do Dân Việt tổ chức, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu nhận định: Trung Quốc là một thị trường lớn, chúng ta phải nghiêm túc xây dựng chiến lược cho nó.
“Chất lượng sản phẩm là ăn ngon, mẫu mã đẹp và thứ hai là an toàn cho sức khỏe. Nếu chúng ta đáp ứng được 2 mong muốn này của người tiêu dùng thì Trung Quốc là thị trường mang lại lợi nhuận lớn cho nông dân và doanh nghiệp trong thời gian tới”, bà Ngô Tường Vy nhấn mạnh.
Trung Quốc mua gần hết thứ mủ lấy từ loài cây trồng nhiều ở miền Nam, Việt Nam thu ngay 3,3 tỷ USD
Do nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2021 thắng lợi lớn, bất chấp những tác động của dịch Covid-19.
Giá cao su giảm nhẹ, xuất khẩu cao su đạt kỷ lục nhờ Trung Quốc mua nhiều
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dù giá cao su giảm nhẹ nhưng xuất khẩu cao su năm 2021 vẫn lập kỷ lục nhờ sức mua lớn từ thị trường Trung Quốc.
Trong tháng 12/2021, tình hình khai thác, sản xuất cao su trong nước đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 tại các tỉnh sản xuất chính như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương diễn biến phức tạp.
Theo đó, giá cao su tiểu điền được thu mua dao động quanh mức 290- 320 đồng/độ mủ, giảm 5-8 đồng/độ TSC so với cuối tháng 11/2021.
Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước dao động ở mức 316-309 đồng/độ mủ.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 318-322 đồng/độ mủ. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 323 đồng/độ mủ.
Nhờ sức mua tăng từ thị trường Trung Quốc, tháng 12/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 270.000 tấn, trị giá 464 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 28,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2021 tiếp tục lập kỷ lục với 1,97 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.
Việt Nam bán sang Trung Quốc 99% hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu, thu 1,74 tỷ USD. Trong ảnh: Thu mua mủ cao su tại Bình Dương. Ảnh: CS Dầu Tiếng.
Việt Nam bán sang Trung Quốc 99% hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2021, các chủng loại cao su xuất khẩu phần lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,4% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 1,05 triệu tấn, trị giá 1,74 tỷ USD, tăng 6,7% về lượng và tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp có giá xuất khẩu bình quân giảm.
Trung Quốc hiện là thị trường thu mua cao su lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 11,35 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 2 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021 chiếm 17,7%, tăng so với mức 15,5% của 11 tháng năm 2020.
Giá cao su sẽ tăng trở lại
Tháng 12/2021, ghi nhận giá cao su giảm tại các sàn giao dịch lớn. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), mặc dù sản lượng ở hầu hết các nước sản xuất bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi trong tháng 11/2021, nhưng sản lượng cao su toàn cầu dự kiến vẫn tăng.
Dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm 2021 đạt 13,882 triệu tấn, tăng 2,1% so với năm 2020 (cao hơn so với mức 13,787 triệu tấn của dự báo trước).
Qua số liệu cho thấy, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 cao hơn sản lượng khoảng 194.000 tấn.
Cùng với việc thế giới thiếu hụt cao su tự nhiên trong năm 2021, giá dầu tăng mạnh trở lại sẽ kéo theo giá cao su khởi sắc, dự báo giá cao su sẽ tăng trở lại đến hết quý I/2022.
Mỹ có nhu cầu ngày càng lớn, Việt Nam muốn thu 16 tỷ USD từ một sản phẩm thế mạnh Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục lập kỷ lục nhờ sức mua tăng vọt từ thị trường Mỹ, Trung Quốc. Xuất khẩu gỗ lập kỷ lục chưa từng có Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục lập kỷ lục mới trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và có những...