Trung Quốc chi 200 triệu USD ngăn ngừa châu chấu từ châu Phi
Chính phủ Trung Quốc duyệt chi gần 1,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 200 triệu USD) để ngăn ngừa và diệt côn trùng phá hoại mùa màng, đặc biệt là châu chấu và sâu keo mùa thu.
Trung Quốc đang đẩy mạnh các biện pháp ngăn ngừa và diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng, đặc biệt là nguy cơ châu chấu sa mạc đang hoành hành tại Ấn Độ và Pakistan tràn sang nước này, theo South China Morning Post.
Khu vực biên giới Ấn Độ-Pakistan gần lãnh thổ Trung Quốc được tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) xem là điểm nóng toàn cầu về côn trùng gây hại cho mùa màng.
Các chuyên gia tổ chức này nhận định nguy cơ dịch châu chấu tràn sang Trung Quốc là không quá lớn. Những đàn côn trùng gây hại không gặp hướng gió thuận lợi và cũng không đủ khả năng vượt qua được “bức tường tự nhiên” là dãy Himalaya.
Châu châu sa mạc đang hoành hành tại châu Phi và khu vực Nam Á. Ảnh: Reutres
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cũng đồng ý với đánh giá từ FAO. Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn đánh cược với an ninh lương thực quốc gia, đặc biệt khi ngành nông nghiệp nước này vừa trải qua nhiều khủng hoảng.
Trong năm 2019, hơn 1 triệu ha đất nông nghiệp tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi sâu keo mùa thu. Ngành chăn nuôi nước này cũng thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn châu Phi với hơn 440 triệu con lợn bị giết.
Chính phủ Trung Quốc đã duyệt chi 1,4 tỷ nhân dân tệ (gần 200 triệu USD) để ngăn ngừa và diệt trừ sâu bọ. Trong đó, khoảng 4,2 triệu USD được phân bổ về 15 tỉnh để chống châu chấu . Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc tuần trước khẳng định đang theo dõi sát tình hình ở các địa phương gần biên giới Ấn Độ và Pakistan, đặc biệt là tỉnh Vân Nam và vùng Tây Tạng.
Châu chấu là một trong những loài côn trùng có khả năng phá hoại lớn nhất đối với nông nghiệp. Chúng có thể bay với vận tốc từ 16-19 km/h tùy vào điều kiện gió và di chuyển từ 5-130 km/ngày. Một đàn châu chấu với quy mô hoạt động gần 1 km2 sẽ có từ 40-80 triệu con. Một đàn 40 triệu con châu chấu có khả năng tiêu thụ lương thực ngang với 35.000 người/ngày.
“Dịch” châu chấu sa mạc lần này khởi phát từ khu vực quanh Biển Đỏ. Hai cơn bão nhiệt đới gần bán đảo Arab gây mưa lớn và giúp loài côn trùng này sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Từ đó, những đàn châu chấu tiến sang khu vực Sừng châu Phi và bờ đông châu Phi.
Từ bán đảo Arab, các đàn châu chấu cũng tiến sang Pakistan phá hoại cây lương thực và hoa màu. Chính phủ Islamabad ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc đối phó sâu bọ. Côn trùng gây hại còn tràn qua biên giới Ấn Độ và đang gây nhiều thiệt hại cho các bang phía tây bắc nước này.
‘Đoàn quân’ 10 vạn con vịt chống châu chấu ở biên giới Trung Quốc
Khoảng 100.000 con vịt đang tập trung để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp nhất, trước tình hình 400 tỷ con châu chấu có nguy cơ đến Trung Quốc.
Theo news.zing.vn
Trung Quốc đối mặt khủng hoảng an ninh lương thực vì châu chấu sa mạc
Hàng triệu con châu chấu sa mạc từ châu Phi có thể tiến đến phía nam Trung Quốc, đặt nước này trước nguy cơ của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực vào mùa hè này.
Cuộc xâm lược của châu chấu sa mạc - vốn đang đẩy hàng triệu người châu Phi vào một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực - có thể gây ra mối đe dọa tương tự cho các khu vực phía nam của Trung Quốc vào mùa hè này.
Các tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, cũng như khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây có thể là điểm đến của châu chấu, theo ông Zhang Zehua, nhà nghiên cứu của Viện Bảo vệ Thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, nói với Xinhua.
Những đứa trẻ cố gắng xua đuổi đàn châu chấu sa mạc dày đặc ở huyện Okara, tỉnh Punjab, miền Đông Pakistan hôm 15/2. Một số quốc gia ở Đông Phi, Tây Á và Nam Á đang trong tình trạng bị châu chấu sa mạc tấn công. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Ông Zhang cảnh báo châu chấu sa mạc có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh lương thực của Trung Quốc nếu chúng không được kiểm soát tốt và di chuyển vào nội địa Trung Quốc để sinh sản.
Ông cho biết biên vùng giới giữa khu tự trị Tây Tạng với các nước Pakistan, Ấn Độ và Nepal là khu vực đang bị châu chấu tấn công.
Tuy nhiên, do cao nguyên Tây Tạng có thể thành lá chắn cản trở đàn châu chấu nên cơ hội chúng đổ xô vào khu vực nội địa Trung Quốc ít có khả năng xảy ra, ông Zhang nói thêm.
"Rất khó có khả năng châu chấu sa mạc sẽ xâm nhập trực tiếp vào khu vực nội địa của Trung Quốc. Nhưng nếu bệnh dịch châu chấu sa mạc vẫn phát triển ở nước ngoài, xác suất châu chấu tấn công Trung Quốc vào tháng 6 hoặc tháng 7 sẽ tăng cao", ông Zhang nói.
Ông cũng tin rằng châu chấu sa mạc sẽ không ngay lập tức đe dọa đến nền sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc nhờ hệ thống phòng ngừa quốc gia.
Vào tháng 1, châu chấu đã đến Djibouti và Eritrea, và hiện chúng đang lan sang Tanzania và Uganda, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người.
Châu chấu gây ra đợt mất mùa tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, hủy diệt đồng cỏ và mùa màng chỉ vài giờ sau khi có mặt, theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc.
Theo Liên Hợp Quốc, châu chấu sa mạc là một trong những "loài di cư nguy hiểm nhất thế giới". Một con châu chấu đơn lẻ có thể bay được 150 km, và một đàn nhỏ có thể lấy đi lượng thức ăn đủ cho 35.000 người trong một ngày.
Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo rằng đàn châu chấu sa mạc đang sinh sản nhanh chóng trong khu vực, khiến chúng có thể tăng gấp 500 lần số lượng hiện tại vào tháng 6 nếu không được kiểm soát.
Nhà nghiên cứu kêu gọi sự hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia khác, đặc biệt là Pakistan, Ấn Độ và Nepal để ngăn chặn "thảm họa châu chấu sa mạc" và chia sẻ thông tin mới nhất về sự di cư của bầy đàn.
Hàng triệu con châu chấu tấn công Kenya
Vụ việc xảy ra khoảng 6h00 ngày 27/1 ở Garissa, Kenya. Hàng triệu con châu chấu bay trên một khu vực rộng lớn tàn phá vụ mùa, đâm trúng người dân khi chúng bay qua.
Theo news.zing.vn
Nạn châu chấu đáng sợ như thế nào? Đại dịch châu chấu là nỗi kinh hoàng đối với mùa màng và người dân ở khắp nơi trên thế giới Những đại dịch châu chấu gần đây Trong lịch sử, có những năm được gọi là "năm châu chấu" - khi các động vật cánh cứng này hoành hành và gây ra những hậu quả lớn. Ở Mỹ, vào năm 1874-1875, bầy...