Trung Quốc chế tạo tàu ngầm hạt nhân gây biến động chiến lược phức tạp
“Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ mang đầy đủ vũ khí hạt nhân để tiến hành tuần tra răn đe chiến lược”.- báo chí TQ tuyên truyền.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược, loại có thể ở dưới mặt nước vài chục thước, lặng lẽ phóng tên lửa xuyên lục địa, do đặc điểm khó bị phát hiện, được các nước lớn hạt nhân coi là lực lượng răn đe hạt nhân đáng tin cậy.
Báo TQ nói rằng, ngày 4/8, trang mạng của Quỹ Jamestown Mỹ cho biết, những năm gần đây Trung Quốc duy trì chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 lớp Tấn đã mang lại cho dư luận rất nhiều “câu đố”.
Bài viết dẫn báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc cho rằng, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn đã biên chế cho Hải quân Trung Quốc, nhưng tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm JL-2 kèm theo vẫn chưa sẵn sàng.
Hải quân Mỹ đánh giá cho rằng, so với tên lửa JL-1 có tầm phóng chỉ 2.000 km trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 lớp Hạ trước đó, tầm phóng của tên lửa JL-2 vượt 8.000 km, đủ để tấn công khu vực miền tây nước Mỹ, việc trì hoãn đưa loại tàu ngầm này vào biên chế đã cản trở việc hình thành lực lượng răn đe hạt nhân trên biển, một lực lượng luôn là khát vọng của Trung Quốc.
Bài báo nhấn mạnh, dù như vậy nhưng Trung Quốc vẫn đang dốc hết sức đầu tư các nguồn lực phát triển lực lượng hạt nhân dưới nước, bao gồm xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở đảo Hải Nam.
Trong con mắt của Mỹ, đồng thời với việc Trung Quốc liên tục tăng cường lực lượng răn đe hạt nhân dưới nước, những vấn đề có liên quan cũng nổi lên. Văn phòng Tình báo Hải quân phỏng đoán, Trung Quốc sẽ sở hữu 4-5 tàu ngầm hạt nhân chiến lược vào năm 2020, nhưng cụ thể là loại nào còn chưa thể xác định.
Dư luận cho rằng, tàu ngầm hạt nhân 094 là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm hạt nhân 092, về công nghệ không được cho là tiên tiến.
Báo cáo của Quỹ Jamestown cho rằng, mặc dù tính năng của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn được nâng cao rất lớn so với lớp Hạ, có thể tiên tiến hơn tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-3 của Nga, nhưng nó có thể chỉ là một loại quá độ.
Video đang HOT
Truyền thông Đài Loan cho rằng, Hải quân Trung Quốc cuối cùng sẽ sử dụng tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 và tên lửa phóng ngầm JL-3 tiên tiến hơn.
Một vấn đề khác là tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới của Trung Quốc sẽ trang bị vũ khí gì. Bài viết suy đoán, Trung Quốc có thể sẽ bắt chước mô hình của Mỹ, trang bị rất nhiều tên lửa hành trình tấn công đối đất cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Hải quân Mỹ đã cải tạo 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio, trang bị 7 quả tên lửa hành trình Tomahawk cho mỗi ống phóng tên lửa. Như vậy mỗi tàu ngầm lớp Ohio đủ để mang theo 154 quả tên lửa hành trình và 66 binh sĩ đặc nhiệm, đã nâng cao rất lớn khả năng tấn công thông thường của nó.
Nguyên nhân làm cho Quỹ Jamestown phỏng đoán như vậy là, Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Hạ kiểu cũ, nghe nói nó đã tiến hành cải tạo nhiều lần trong những năm gần đây, nhưng chưa rõ công dụng cụ thể.
Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ suy đoán, Trung Quốc có thể trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm hoặc tên lửa hành trình tấn công đối đất cho một bộ phận tàu ngầm hạt nhân chiến lược để cải thiện khả năng răn đe của loại vũ khí chiến lược này trong chiến tranh thông thường.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Hạ, Hải quân Trung Quốc.
Chuyên gia hạt nhân Mỹ Christensen cho rằng, sau khi tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn và tên lửa JL-2 hình thành khả năng chiến đấu, “còn chưa rõ Trung Quốc sẽ sử dụng chúng như thế nào”.
Ông cho rằng, phạm vi tuần tra có thể của tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, số lượng tàu ngầm hạt nhân đồng thời tuần tra, chủng loại vũ khí hạt nhân trang bị đều là ẩn số.
Quỹ Jamestown cho rằng, điều khiến cho bên ngoài luôn cảnh giác là, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc liệu có mang theo đầu đạn hạt nhân khi tuần tra hay không.
Có suy đoán cho rằng, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có thể sẽ không mang theo vũ khí hạt nhân khi tuần tra hàng ngày, nhưng càng có nhiều nhà quan sát cho rằng, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ mang đầy đủ vũ khí hạt nhân để tiến hành tuần tra răn đe chiến lược.
Theo bài viết, cùng với việc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn hình thành khả năng chiến đấu đang tăng cường khả năng tấn công hạt nhân lần 2 cho Trung Quốc, cũng đã tăng cường sự biến động chiến lược phức tạp của khu vực này.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Hạ trang bị tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-1
Theo GDVN
Thượng nghị sĩ Mỹ vạch mặt trò khiêu khích bành trướng của Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman phát biểu: "Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành...".
"Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán"
Cuối tháng 6/2012, Hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức đã diễn ra tại Mỹ. Cuộc hội thảo tập trung thảo luận về các vấn đề chính gồm các diễn biến gần đây ở Biển Đông, Biển Đông trong mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, vai trò của luật quốc tế trong giải quyết và quản lý các tranh chấp ở Biển Đông...
Tham dự cuộc hội thảo có nhiều nhân vật quan trọng: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ của Thượng viện Mỹ Joe Lieberman, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc) Ngô Sĩ Tồn, Tổng Thư ký Ban Thư ký các vấn đề đại dương và hàng hải thuộc Bộ Ngoại giao Philippines Henry Bensurto, chuyên gia cao cấp của Học viện Quốc phòng Úc GS Carlyle Thayer, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam TS Trần Trường Thủy, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam TS Đặng Đình Quý.
Các phát biểu của chính khách Mỹ một lần nữa cho thấy những diễn biến gần đây tại Biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao
Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman (Ảnh: AP)
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới độc giả một phần bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman - Chủ tịch Uỷ ban An ninh nội địa và các vấn đề của Chính phủ Mỹ tại Hội thảo.
Trong phần phát biểu của mình, Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman cho biết: "Tôi phải nói rằng tôi đang lo ngại về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi tin rằng Trung Quốc đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành và Trung Quốc sẽ quan hệ với các nước láng giềng gần gũi nhất như thế nào.
Việc yêu sách của Trung Quốc có phạm vi quá rộng và tính chất, cơ sở yêu sách này đang tạo ra một bầu không khí lo âu. Hãy nhìn vào tin tức từ Việt Nam và Bắc Kinh trên các phương tiện truyền thông trong vài ngày qua. Tôi nghĩ sự mập mờ, ví dụ về cơ sở của đường 9 đoạn Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại".
Nói về hậu quả của những hành động vừa qua của Trung Quốc, ông Joseph Lieberman cho rằng: "Trong bức tranh lớn đối với Mỹ, khu vực và thế giới, Biển Đông và các cuộc xung đột đang diễn ra là một phép thử đặc biệt và rất quan trọng đối với bản thân Trung Quốc. Điều đó cho thấy quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng như thế nào khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn và với một ý nghĩa lớn hơn, Trung Quốc sẽ trở thành loại cường quốc thế nào trong thế kỷ này.
Khi Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán hoặc thiếu cơ sở rõ ràng về luật pháp quốc tế tại Biển Đông thì điều này đương nhiên tạo ra sự mất lòng tin, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và tôi e rằng Trung Quốc sẽ bị cô lập nhiều hơn trong khu vực và trên thế giới. Đó là không phải là một kết quả mà bất cứ ai trong chúng ta muốn, ít nhất là Mỹ".
"Khi Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán hoặc thiếu cơ sở rõ ràng về luật pháp quốc tế tại Biển Đông thì điều này đương nhiên tạo ra sự mất lòng tin, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm"
Lời mời thầu của CNOOC là khiêu khích bành trướng
Trả lời câu hỏi phỏng vấn về việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) kêu gọi đấu thầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến từ một nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman nói: "Theo quan điểm của tôi, đó là một yêu sách chưa có tiền lệ, không có cơ sở nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được công nhận của Việt Nam.
Và như bạn biết, đó là một số toan tính - mà hoặc là Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hoặc lực lượng khác của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty dầu quốc gia Trung Quốc đưa ra tuyên bố này như là một phần của hình thức đấu tranh đang diễn ra hiện nay. Nhưng tuyên bố này khá khiêu khích và nhằm đáp lại việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý bằng quy định của pháp luật trong nước vào tuần trước".
"Lời mời thầu của CNOOC là khá khiêu khích"
Theo Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman, đây chính là những vấn đề cần chấm dứt ngay vì khi những khiêu khích bành trướng này tiếp diễn, là nhằm phục vụ các chính sách đối nội nhiều hơn là đối ngoại và là các tuyên bố khá khiêu khích."Điều thực sự quan trọng là thảo luận của ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông cần tạo ra các nội dung thực chất làm giảm các căng thẳng leo thang từ các tranh chấp trong khu vực trước khi chúng gây ra sự hiểu nhầm; giảm những rủi ro từ việc đưa ra các tuyên bố yêu sách mà có thể thực sự gây ra bạo lực; tạo tiền đề cho các hình thức hợp tác, hòa bình và lợi ích chung phù hợp với luật quốc tế. Không ai có lợi ích khi bạo lực xảy ra và chắc chắn đây cũng không phải là lợi ích của một quốc gia có thượng viện mà tôi rất vinh dự được là thành viên", ông Joseph Lieberman nói.
Biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao
Trong cuộc phỏng vấn với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về diễn biến xung quanh Hội nghị An ninh Biển Đông diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ ngày 26/6/2011, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) nói:
"Một số học giả Mỹ nhấn mạnh vấn đề an ninh biển còn là phép thử xem cơ sở pháp luật hiện hành có còn tiếp tục duy trì được sức mạnh nữa hay không.
Quan điểm thứ 2, thể hiện phần nào quan điểm của chính giới Mỹ qua bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain. Cần nhắc lại rằng, từ xưa đến nay các quan chức Mỹ không ai nói trực tiếp đến "đường lưỡi bò" mà chỉ nói chung chung là vấn đề an ninh.
Năm 2010, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), bà Hilarry Clinton nhắc đến "Đường lưỡi bò" một cách gián tiếp là "những đòi hỏi không xuất phát từ đặc điểm đất, đảo, đá (land features) trên biển Đông là không có giá trị". Đó là một cách gián tiếp phủ định yêu sách này của phía Trung Quốc. John McCain là chính khách Mỹ đầu tiên khẳng định trực tiếp: "Đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý.
Trong bài phát biểu của mình, vị Thượng nghị sỹ Mỹ còn tạo ra liên kết chặt chẽ giữa những đòi hỏi vô lý đó với những đe dọa trật tự hiện hành an ninh trên biển và lợi ích của Mỹ trong vận tải hàng hải. Ông cũng là chính khách Mỹ đầu tiên có kiến nghị rất mạnh là Mỹ phải phê chuẩn Luật Biển 1982 để có được chính danh và giúp củng cố ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.
Dĩ nhiên đây là ý kiến của riêng ông ta và tại nước Mỹ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, trước những diễn biến gần đây tại biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao".
Theo GDVN
Bí ẩn 'game chiến thuật đứng thứ 2 tại VN' được bật mí Đại diện nhà phát hành webgame chiến thuật Tam Quốc sắp ra mắt chia sẻ cho Game Thủ.net về ý nghĩa slogan đầy ẩn ý này. Khi bí ẩn này còn chưa được sáng tỏ, nhà phát hành tiếp tục tung ra một teaser tiếp theo gây tò mò không kém ở địa chỉ http://tlonline.us. Hình ảnh Quan Vũ, Tư Mã Ý và...