Trung Quốc chạy đua phát triển vũ khí
Từng một thời dựa vào Liên Xô cũ để mở rộng kho vũ khí, đến nay Trung Quốc đã chi mạnh tay để phát triển kho vũ khí này với tham vọng giành thị phần lớn hơn trên trường quốc tế.
Máy ném bom H-6
H-6 là loại máy bay ném bom có thể mang theo các tên lửa chống hạm siêu thanh Ỵ-12. Giới chuyên gia cho rằng, đây thực sự là mối đe dọa đối với các hạm đội của Mỹ trong khu vực. Mỗi máy bay H-6 có thể mang tới 6 tên lửa.
(Ảnh: Quân đội Trung Quốc)
Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới tự chế tạo máy bay ném bom chiến lược vào tháng 10/2009 khi máy bay H-6K được đưa vào biên chế. Đây là phiên bản mới của máy bay H-6 vốn được sản xuất dựa theo giấy phép sản xuất loại máy bay Tu-16 của Nga.
Tên lửa diệt vệ tinh DN-3
(Ảnh: Getty)
Mặc dù Trung Quốc nói rằng, tên lửa DN-3 mới sẽ được sử dụng cho việc phòng thủ tên lửa, nhưng giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng nó được thiết kế cho mục đích diệt vệ tinh.
Với hệ thống phóng KZ-11, tên lửa DN-3 có thể phá hủy các vệ tinh do thám của Mỹ cách bề mặt trái đất hàng trăm dặm.
Máy bay không người lái “Wing Loong”
(Ảnh: Getty)
Trung Quốc cũng sở hữu các máy bay không người lái, trong đó có Chengdu Pterodactyl I hay còn gọi là Wing Loong. Máy bay không người lái này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2009. Nó có thể mang các vũ khí không đối đất với trọng lượng hàng trăm kg hay các bom dẫn hướng và tên lửa. Mỗi máy bay không người lái này có giá khoảng 1 triệu USD và hiện được xuất khẩu sang châu Phi và Trung Đông.
Ngày 18/3/2017, Không quân Ai Cập từng sử dụng máy bay không người lái Pterodactyl của Trung Quốc để tấn công mục tiêu Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria cũng như các mục tiêu ở bán đảo Sinai. Ít nhất 18 phiến quân bị tiêu diệt trong đợt tấn công này.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu J-31
(Ảnh: AFP)
J-31có khả năng tàng hình. Máy bay có thể mang theo cả tên lửa không đối đất và không đối không. Trong lần bay trình diễn năm 2014, máy bay này không gây được nhiều ấn tượng, ít nhất là so với máy bay F-35 Lightning của Mỹ.
Reuben Johnson của hãng tin hàng không quốc tế, nhận định: “Máy bay tiêu hao nhiều năng lượng, trong khi phi công cũng rất khó để thực hiện các thao tác”.
J-31 lần đầu trình làng tại Triển lãm hàng không quốc tế Trung Quốc năm 2012. Phiên bản Shenyang J-31 là một loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5. Máy bay này dự kiến được đưa vào biên chế từ năm 2018 hoặc 2019. J-31 được kỳ vọng là đối thủ của F-35 Lightning II.
Máy bay J-20
(Ảnh: AFP)
Xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 11/2016 tại triển lãm hàng không Chu Hải, J-20 được quảng bá là mẫu máy bay thế hệ 5 tiên tiến do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, có khả năng đọ sức với các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự quốc tế vẫn nghi ngờ về khả năng chiến đấu thực sự của dòng máy bay này. Chi phí chế tạo loại máy bay này lên tới 110 USD/chiếc.
J-20 được đưa vào biên chế từ tháng 3/2017, có thể sử dụng cho cả mục tiêu không đối không và không đối đất. Tuy nhiên, chức năng tàng hình của máy bay chỉ phát huy tốt tác dụng với các radar phía trước, nhưng lại hạn chế với các radar phía sau và hông.
Xe tăng chủ lực VT-4 MBT
(Ảnh: Quân đội Trung Quốc)
Xe tăng chủ lực VT-4 MBT thế hệ ba hiện vẫn chưa đi vào sản xuất hàng loạt. Nó sở hữu 2 ưu điểm chính so với các xe tăng khác như T-14 Armata của Nga là sử dụng công nghệ cao và chi phí rẻ.
Tàu sân bay mua lại của Ukraine
(Ảnh: AFP)
Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – được tân trang từ tàu sân bay mua lại của Ukraine năm 1998 khi chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Sau một thời gian tân trang, con tàu được đưa vào biên chế năm 2012. Tàu Liêu Ninh chạy bằng động cơ hơi nước và động cơ diesel.
Trung Quốc cũng chế tạo J-15, máy bay chiến đấu tự chế đầu tiên của nước này, để triển khai trên tàu sân bay Liêu Ninh. J-15 lần đầu tiên cất cánh vào tháng 5/2010.
Mặc dù Trung Quốc quảng cáo rằng J-15 có chức năng tương đương F/A-18 Super Hornet của Mỹ, nhưng thực tế J-15 còn bộc lộ khá nhiều khuyết điểm như chỉ có thể mang số vũ khí không quá 2 tấn.
(Ảnh: Hải quân Mỹ)
Tên lửa diệt hạm DF-21D có tầm xa tới 1.500 km, có thể chuyển hướng để tránh tên lửa đánh chặn của đối phương, và lao xuống tàu sân bay với tốc độ cực cao. Do đó, các chuyên gia cho rằng, tên lửa này có thể là mối đe dọa với tàu sân bay của Mỹ ở Thái Bình Dương. Chi phí chế tạo một quả tên lửa DF-21D ước tính khoảng khoảng 5-11 triệu USD.
Minh Phương
Theo CBS
Nga dùng bom khoan sâu 20m gây kinh hoảng ở Syria
Truyền thông Syria vừa đăng tải đoạn video chiếc cường kích Su-34 của Nga dùng bom hạng nặng KAB-1500 tấn công quân khủng bố tại Syria.
Sức mạnh bom Nga
Theo hình ảnh được ghi lại trong clip cho thấy, hệ thống hầm ngầm bên dưới của quân khủng bố đã hoàn toàn bị phá hủy. Để mang được quả bom hạng nặng này, Không quân Nga đã dùng tời cường kích Su-34 và tấn công từ độ cao khoảng 5km.
Dù Nga không tiết lộ cuộc tấn công này diễn ra trên mặt trận nào tại Syria nhưng nhiều khả năng, cuộc oanh tạc của Không quân Nga được thực hiện tại tỉnh Idlib của Syria.
Ngay trước thời điểm đoạn video này được công bố, hãng RIA dẫn lời Đại tá Igor Klimov - đại diện lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga cho biết, máy bay của Không quân nước này bố trí tại căn cứ không quân Hmeymim đã sử dụng loại bom có điều khiển uy lực lớn là KAB-1500 để chống khủng bố.
Bom hạng nặng của Nga.
Mỗi máy bay ném bom Su-34 mang được 2 đến 3 quả bom loại này và chuyên sử dụng để thi hành nhiệm vụ tấn công các khu vực do chiến binh khủng bố kiểm soát ở phía đông Syria. Những phi vụ này đều có tiêm kích đa năng Su-30SM đi kèm, yểm trợ cho Su-34 từ trên không.
Ông Klimov giải thích, bom có điều khiển KAB-1500 (tên gọi này xuất phát trọng lượng 1,5 tấn của nó), có đặc tính nổi bật về độ chính xác cao. Trên quả bom lắp đặt đầu dẫn hướng laser, nhờ đó bom được điều chỉnh quỹ đạo rơi, tấn công rất chính xác.
Theo lời vị đại diện của không quân Nga, loại bom như vậy không dùng trong thành phố mà chỉ được sử dụng khi tấn công các mục tiêu đặc biệt kiên cố như cứ điểm ở vùng núi, hầm ngầm của trung tâm chỉ huy.
Ngoài ra, KAB-1500 còn được sử dụng để tấn công các công trình bê-tông cốt thép khép kín, kho chứa vũ khí nằm sâu trong lòng đất... Loại bom KAB-1500 trang bị đầu dò laser có 3 phiên bản: KAB-1500L-OL chuyên phá hầm ngầm và bê tông, xuyên sâu 20m đất hoặc 3 m bê tông.
KAB-1500L-F chuyên phá các mục tiêu trên mặt đất như cầu, cơ sở quân sự và công nghiệp, tàu bè... Loại bom này khi nổ sẽ tạo ra một cái hố đường kính đến 20m. Bom KAB-1500LG-ML tương tự loại KAB-1500L-F.
Bom KAB-1500 trang bị đầu thu phát vô tuyến truyền hình có các loại KAB-1500KR / KR-PR / KR-ML với sức nổ mạnh và đầu nổ xuyên phá; bom KAB-1500TK-K chứa các quả bom con cùng phát nổ 1 lần khi chạm mục tiêu.
Khả năng xuyên phá của GBU-57.
Nga có lép vế?
Và dù có thể xuyên phá sâu tới 20m nhưng sức mạnh của KAB-1500 cùng các phiên bản còn khá khiêm tốn so với bom GBU-57 MOP của Mỹ. Theo những thông tin được công khai, bom GBU-57 là loại bom xuyên phá bê tông lớn nhất thế giới hiện nay với chiều dài 6,1m và khối lượng khoảng 14 tấn.
Siêu bom GBU-57 được thiết kế riêng cho các oanh tạc cơ B-2 và B-52, bom GBU-57 có thể chứa 2,5 tấn thuốc nổ và được tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS). Sau khi chạm đất, GBU-57 sẽ xuyên thấu các tầng bê tông cốt thép nhờ tốc độ cao kết hợp lớp vỏ cực cứng.
GBU-57 có khả năng xuyên sâu tới 60 m qua lớp bê tông thông thường (có khả năng chịu lực 3.500 tấn/m2), 8m qua bê tông cường lực (có khả năng chịu lực nén 7.000 tấn/m2) và 40m qua đá cứng.
Với những thông số này, GBU-57 thực sự khiến KAB-1500 nhỏ bé. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc dùng loại bom cỡ lớn và có sức xuyên phá khủng khiếp như vậy hoàn toàn có thể gây thương vong cho dân thường.
Ngoài ra, dù có sức công phá lớn nhưng độ chính xác của bom Mỹ không được nhắc đến khiến xuất hiện nhiều đồn đoán về tính hiệu quả của loại bom này. Trong khi đó, độ chính xác là thế mạnh của KAB-1500 trong Không quân Nga.
Theo Thùy Dung
Đất Việt
Tên lửa hạt nhân tối mật bảo vệ Mỹ thời Chiến tranh Lạnh Tên lửa hạt nhân từng là quân bài chủ chốt thời Chiến tranh lạnh, đóng vai trò bảo vệ nước Mỹ trước mối đe dọa từ các máy bay ném bom chiến lược Liên Xô. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn lo ngại phi đội máy bay ném bom chiến lược Liên Xô. Theo trang mạng War is Boring, Thế chiến...