Trung Quốc chấn động vụ nuôi gà bằng hóa chất
Đầu tuần này, truyền hình quốc gia Trung Quốc đưa tin một số cơ sở cung cấp gà tại tỉnh Sơn Đông nước này nuôi gà bằng thức ăn trộn hóa chất.
Theo báo cáo từ địa phương, hai nhà cung cấp gà, trong đó một là đầu mối cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất đồ ăn nhanh khổng lồ của Mỹ là KFC và McDonald’s, đã bị yêu cầu ngừng sản xuất cho tới khi các mẫu thịt được kiểm định.
Các nhà chức trách cho biết người chịu trách nhiệm cho các nông trại này đã bị cảnh sát bắt giữ và điều tra.
Một trang trại nuôi gà ở Hợp Phì, Trung Quốc.
Một số thành phố gồm Thượng Hải và Bắc Kinh đều tiến hành thử nghiệm các mẫu thịt gà cung cấp cho KFC. Cho tới nay, chưa thấy có thông tin về việc cửa hàng KFC hay McDonald’s nào bị đóng cửa.
Tân Hoa Xã cũng cho biết KFC Trung Quốc biết về việc vi phạm này từ năm 2010-2011 sau khi tiến hành thử nghiệm, nhưng họ vẫn nhập gà từ nhà cung cấp ở tỉnh Sơn Đông. Mỗi tháng nhà cung cấp này chuyển 50 tấn gà cho KFC.
Theo Tân Hoa Xã, KFC Trung Quốc chỉ mới ngừng làm việc với nhà cung cấp này vào tháng 8 năm nay. Hiện vẫn chưa rõ những nguy cơ sức khỏe mà loại gà nuôi bằng hóa chất này mang lại.
Video đang HOT
Theo Quy định của Trung Quốc về Thu hồi Thực phẩm, các công ty không thu hồi lại thực phẩm nhiễm độc sẽ chỉ bị phạt tối đa là 30.000 NDT (tương đương với 4.800 USD).
Trên trang mạng Weibo lớn nhất Trung Quốc, cư dân mạng tỏ thái độ vô cùng phẫn nộ trước thông tin này. Hàng ngàn người sử dụng internet đã kêu gọi các nhà chức trách tăng cường hoạt động quản lý như kiểm tra ngẫu nhiên các trang trại và lò mổ.
Để trấn an dư luận, trên trang microblog của mình, hãng McDonald’s cho biết thịt gà và các nguyên liệu của họ đều phải qua các kiểm nghiệm độc lập do bên thứ ba tiến hành. Trong khi đó, hãng KFC Trung Quốc nói rằng họ sẽ làm việc chặt chẽ hơn với các nhà chức trách về vụ việc này.
Theo Tiền Phong
Cuộc sống của 'tổng thống nghèo nhất thế giới'
Đương kim tổng thống Uruguay sống trong một nhà tranh giữa nông trại bụi bặm, tặng 90% lương cho các tổ chức từ thiện và làm việc trên đồng ruộng hàng ngày.
Hàng ngày Tổng thống Jose Mujica làm công việc của nông dân trên nông trại ở ngoại ô thủ đô Montevideo. Ảnh: Elcomercio.com.
Quần áo được phơi bên ngoài ngôi nhà tranh tuềnh toàng. Một giếng trong sân cung cấp nước. Cỏ dại mọc kín mặt sân. Chỉ hai cảnh sát và Manuela, một con chó ba chân, canh gác bên ngoài nông trại.
Đó là nơi ở của ông Jose Mujica, tổng thống Uruguay. Lối sống của ông tương phản rõ rệt so với phần lớn các nguyên thủ trên hành tinh.
Mujica tránh xa ngôi nhà sang trọng mà chính phủ Uruguay dành cho nguyên thủ quốc gia và chuyển tới nông trại của vợ trên một con đường bụi bặm bên ngoài thủ đô Montevideo.
Lối sống khắc khổ này, cộng với việc Mujica tặng khoảng 90% lương hàng tháng của tổng thống - tương đương 12.000 USD - cho các tổ chức từ thiện, khiến giới truyền thông gọi ông là "tổng thống nghèo nhất thế giới", BBC cho biết.
"Tôi đã sống như thế trong phần lớn cuộc đời và tôi có thể sống tốt với những thứ mà tôi có", ông nói khi ngồi trên một chiếc ghế cũ trong vườn. Chiếc đệm trên ghế là chỗ nằm mà chó Manuela rất thích.
Phần lương mà ông giữ lại chỉ tương đương với mức thu nhập trung bình hàng tháng của người dân Uruguay, tức là 775 USD.
Vào năm 2010, Mujica tuyên bố trị giá tài sản cá nhân của ông là 1.800 USD, giá trị của chiếc xe hơi Volkswagen Beetle 1987. Tại Uruguay, một quan chức đều phải kê khai tài sản cá nhân.
Trong bản kê khai tài sản cá nhân năm nay, ông bổ sung một nửa tài sản của vợ - bao gồm đất, máy kéo và một ngôi nhà - vào danh sách. Vì thế giá trị tài sản của ông tăng lên 215.000 USD, bằng khoảng 2/3 tài sản của Phó tổng thống Danilo Astori và 1/3 tài sản của Tabare Vasquez, người tiền nhiệm của ông.
Tổng thống Mujica từng tham gia lực lượng du kích Tupamaros chống chính phủ trong thập niên 60 và 70. Ông hứng chịu 6 viên đạn và bị giam 14 lần. Mãi tới năm 1985, khi nền dân chủ quay trở về Uruguay, ông mới được thả. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2009, ông tranh cử và giành chiến thắng.
Công dân số một của Uruguay nói rằng khoảng thời gian sống trong tù đã giúp ông tạo dựng quan điểm sống.
"Người ta gọi tôi là tổng thốngnghèo nhất, nhưng tôi không cảm thấy nghèo. Người nghèo là người chỉ cố gắng làm việc để duy trì một lối sống tốn kém và họ luôn muốn nhiều tiền hơn. Đây là vấn đề tự do. Nếu bạn không có nhiều tài sản, bạn sẽ không phải làm việc cả đời như nô lệ để giữ đống tài sản. Vì thế bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân", Mujica lập luận.
Mặc dù sống thanh đạm hơn các nguyên thủ quốc gia khác, Mujica vẫn không tránh khỏi những lời chỉ trích trong sự nghiệp chính trị.
"Nhiều người ngưỡng mộ cách sống của Tổng thống Mujica, nhưng thực tế đó không giúp ông ấy tránh khỏi những lời phê phán về hoạt động của chính phủ", Ignacio Zuasnabar, một chuyên gia thăm dò ý kiến công chúng, phát biểu.
Năm nay ông cũng bị chỉ trích vì hai quyết định gây tranh cãi. Mới đây quốc hội Uruguay thông qua một luật để cho phép người dân phá thai 12 tuần tuổi. Trong khi các tổng thống tiền nhiệm phủ quyết luật này, Mujica lại không thực hiện hành động tương tự.
Ông cũng ủng hộ một tranh luận về việc hợp pháp hoạt động tiêu thụ cần sa. Nếu luật pháp bảo vệ việc tiêu thụ cần sa, nhà nước sẽ nắm thế độc quyền phân phối loại ma túy này.
"Hợp pháp hóa việc tiêu thụ cần sa không phải là vấn đề đáng lo ngại nhất. Hoạt động mua, bán cần sa mới là vấn đề thực sự", Mujica bình luận.
Theo VNE
Những sản phẩm nhái trắng trợn Những sản phẩm nối tiếng thế giới đều bị copy y nguyên và cho ra sản phẩm "nhái" với những cái tên thương hiệu được nhái lại hết sức trắng trợn như Nike thành Hike, hay Puma thành Pumu, KFC thành KFG... Theo Dantri