Trung Quốc chấm điểm từng người dân để sàng lọc ‘công dân yếu kém’
Chính phủ Trung Quốc sẽ triển khai một hệ thống chấm điểm uy tín công dân vào năm 2020.
Tất cả những vi phạm luật lệ giao sẽ được tính vào số điểm uy tín của mỗi công dân Trung Quốc. Ảnh: AP
Dựa trên mức điểm đánh giá, hệ thống này sẽ sàng lọc ra “những công dân yếu kém”, AFR Weekend đưa tin.
Một số thành phố ở Trung Quốc như Thượng Hải và Hàng Châu đã triển khai hệ thống điện tử đánh giá thái độ và hành vi khi tham gia giao thông của người dân. Tất cả những vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ, chở hàng quá tải hoặc không có bằng lái xe sẽ được tính vào số điểm uy tín của mỗi công dân.
Cô Chen Li tại thành phố Hàng Châu, trốn mua vé tàu cho con, không những phải nộp phạt mà còn bị hạ điểm trong “hệ thống đánh giá uy tín công dân”. Việc bị hạ điểm sẽ khiến cô Chen khó có thể vay tiền ngân hàng hoặc tìm việc làm hơn trong tương lai, theo Wall Street Journal.
Video đang HOT
Với mục đích “khuyến khích sự tin tưởng (trong xã hội)”, hệ thống này, tính điểm dựa vào đánh giá hành vi đạo đức, xã hội và năng lực tài chính của người dân, sẽ thu thập những thông tin như trình độ học vấn, nghề nghiệp, ngoài ra còn theo dõi hoạt động trên mạng của từng cá nhân từ máy tính và điện thoại thông minh.
“Những người chơi trò chơi điện tử 10 tiếng một ngày sẽ bị coi là lười nhác; hoặc dựa vào tần suất mua bỉm cho trẻ con của một người, có thể biết người đó đang làm bố mẹ, những đối tượng được đánh giá cư xử có trách nhiệm”, Li Yingyun, giám đốc công nghệ chương trình chấm điểm uy tín cá nhân của trang Alibaba, nói với tạp chí Caixin.
“Chính quyền cho rằng hệ thống chấm điểm tín nhiệm là thuốc chữa bách bệnh, khiến người dân tuân thủ luật pháp hơn” theo Li Zhaohui, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội ở Thâm Quyến.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc tin rằng hệ thống này sẽ giúp cải thiện trật tự xã hội thông qua việc tăng cường giám sát của các cơ quan nhà nước nhưng nhiều người lo ngại việc thu thập thông tin cá nhân sẽ hạn chế quyền tự do của công dân.
An Hồng
Theo VNE
Nỗi niềm người Malaysia ở Triều Tiên bị cấm xuất cảnh về nước
"Đừng lo lắng, tất cả chúng tôi vẫn an toàn" - cố vấn tại Đại sứ quán Malaysia ở Bình Nhưỡng cho biết trong bối cảnh Triều Tiên ra lệnh cấm các công dân Malaysia về nước dẫn đến hành động đáp trả tương tự của Kuala Lumpur khiến quan hệ 2 nước căng như dây đàn.
Cố vấn tại Đại sứ quán Triều Tiên Mohd Nor Azrin Md Zain bên gia đình.
Hiện có ít nhất 11 công dân Malaysia đang mắc kẹt ở Triều Tiên vì lệnh cấm xuất cảnh. Quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Triều Tiên đang ngày càng xấu đi sau vụ ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị giết hại tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur 3 tuần trước.
Để đáp lại động thái của Bình Nhưỡng, Malaysia cũng ban hành lệnh cấm xuất cảnh tương tự đối với công dân Triều Tiên, ước tính khoảng 180 người đang sinh sống, làm việc tại nước này.
Tại Bình Nhưỡng, cố vấn tại Đại sứ quán Malaysia ở Triều Tiên, Mohd Nor Azrin Md Zain khẳng định rằng, công dân Malaysia ở Triều Tiên vẫn an toàn và giữ liên lạc thường xuyên với Bộ Ngoại giao cũng như gia đình, người thân ở trong nước.
"Chúng tôi đã liên lạc với từng người họ và thường xuyên cập nhật tình hình của họ. Vì thế, họ biết tình trạng của họ ở đây. Hiện tại thì không có điều gì phải lo lắng cả", ông Mohd Nor Azrin Md Zain chia sẻ. Thông điệp của ông Mohd được đưa ra trong bối cảnh những người thân của ông tại Malaysia lo lắng cho sự an toàn của ông và gia đình.
Cố vấn Đại sứ quán Malaysia ở Bình Nhưỡng cùng vợ và 3 con mình. Ông cho biết, có ít nhất 11 người Malaysia đang ở Triều Tiên bao gồm 3 nhân viên Đại sứ quán, 6 người trong gia đình họ và 2 người khác đang làm việc cho Chương trình Lương thực Thế giới, một cơ quan Liên Hợp Quốc. Tất cả mọi người hiện ở trong khu ngoại giao của Đại sứ quán Malaysia.
Thứ trưởng Ngoại giao Datuk Seri Reezal Merican trước đó khẳng định rằng, tất cả những người trong đại sứ quán được yêu cầu rời khỏi Triều Tiên ngay lập tức nhưng sau đó họ bị chặn lại. Tuy nhiên, hiện không có đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của họ.
Một nữ công dân Malaysia ở Đại sứ quán tại Bình Nhưỡng cũng khẳng định rằng mình an toàn và mọi sinh hoạt hàng ngày vẫn có gì thay đổi. Cô cho biết mình đang ở Bình Nhưỡng cùng chồng và con đồng thời không biết về lệnh cấm của Triều Tiên.
"Điều tôi có thể nói lúc này là mọi chuyện đều bình thường ở đại sứ quán và không có gì có thể làm chúng tôi sợ hãi", cô nhấn mạnh.
Trong khi những công dân Malaysia sống trong đại sứ quán nói rằng họ an toàn, một phụ nữ Malaysia ở Bình Nhưỡng nói với hãng tin Bernama rằng cô không biết gì về lệnh cấm xuất cảnh
"Chúng tôi đã không nhận được tin gì về lệnh cấm", cô khẳng định.
Theo Danviet
Thủ tướng Nhật để lại giấy viết tay cảm ơn nhân viên khách sạn Trung Quốc Lãnh đạo Nhật Bản để tại giấy viết tay bằng tiếng Trung, cảm ơn nhân viên dọn vệ sinh khách sạn ông ở khi dự hội nghị G20 tại Hàng Châu tuần trước. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: JIS Trong mảnh giấy, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe viết ngày tháng, tên, chức vụ của mình và dòng chữ: "Cảm ơn". Mảnh...