Trung Quốc cắt giảm dự trữ bắt buộc trong ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ( PBOC) hôm 7/10 đã ra thông báo cắt giảm lượng tiền mặt mà hầu hết các ngân hàng thương mại dùng để dự trữ, nhằm san sẻ gánh nặng chi phí tài chính cho nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ đang có xu hướng leo thang.
Đây là lần cắt giảm thứ 4 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong năm naysau khi Bắc Kinh cam kết đẩy mạnh kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng để kéo lại nền kinh tế đang có dấu hiệu nguội lạnh, với tăng trưởng đầu tư rơi xuống thấp kỷ lục.
Cụ thể, tỷ lệ yêu cầu dự trữ (RRR) sẽ được điều chỉnh giảm 100 điểm cơ bản kể từ ngày 15/10. Hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng mức 15,5% đối với các ngân hàng thương mại lớn và 13,5% cho các ngân hàng nhỏ hơn.
Ngân hàng Trung ương sẽ bơm ròng 750 tỷ NDT (109,2 tỷ USD) bằng tiền mặt vào hệ thống ngân hàng với việc cắt giảm tổng cộng 1,2 nghìn tỷ NDT thanh khoản, trong đó 450 tỷ NDT được sử dụng để trả nợ các công cụ tài trợ trung hạn hiện đang sắp đáo hạn (MLF), các khoản vay. Việc cắt giảm RRR, được công bố vào ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Quốc khánh kéo dài một tuần của Trung Quốc, cho thấy Ngân hàng Trung ương có lẽ lo lắng về tác động của “những cú sốc bên ngoài” đối với các thị trường như trong một bài phát biểu của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence có đề cập vào tuần trước – Zhang Yi, kinh tế gia trưởng tại Zhonghai Shengrong Capital Management cho biết.
Ông Pence đã tăng cường chiến dịch nhằm gây sức ép chống lại Bắc Kinh của Washington hôm thứ Năm (5/10) bằng cách cáo buộc Trung Quốc cố tình “áp bức”, “gây hấn” để làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm bầu cử quốc hội giữa nhiệm kì vào tháng tới, đồng thời lên án các hành động quân sự liều lĩnh của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài phát biểu của ông Pence đánh dấu một cách tiếp cận mạnh mẽ, cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc, vượt ra khỏi cuộc chiến thương mại “ác liệt” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này cũng đã làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.
Không những vậy, xuất khẩu suy yếu đã kéo theo tăng trưởng của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 đi xuống, đòi hỏi phải có biện pháp duy trì sức mạnh về nhu cầu trong nước đề phòng trường hợp Mỹ tiếp tục đưa ra những chính sách thuế quan mới. Việc cắt giảm RRR là “rất kịp thời”, đồng thời đủ mạnh để giúp tăng cường niềm tin vào nền kinh tế, theo Xu Hongcai, phó trưởng kinh tế tại Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế Trung Quốc đã nhận định.
Video đang HOT
“Tác động của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế đang dần hiển thị. Thậm chí RRR vẫn còn có thể còn giảm thêm nữa và tôi dự kiến sẽ giảm thêm 1 điểm phần trăm vào cuối năm nay”, ông Xu nói thêm. Ngân hàng Trung ương cũng công bố vào ngày Chủ nhật (7/10) rằng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định kỳ vọng thị trường, đồng thời duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng và trung lập.
PBOC sẽ “duy trì thanh khoản hợp lý dồi dào để thúc đẩy tăng trưởng hợp lý của tín dụng tiền tệ và quy mô tài chính xã hội”. Việc cắt giảm RRR lần này sẽ không tạo ra áp lực khấu hao đối với đồng nhân dân tệ đồng thời sẽ giữ cho thị trường ngoại hối ổn định.
Nới lỏng sự tập trung về việc cắt giảm nợ
Với nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại và sự nhạy cảm về tác động mọi mặt của hàng rào thuế quan thương mại của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang chuyển ưu tiên của họ để giảm rủi ro cho tăng trưởng với việc giảm bớt áp lực đối với đồng nhân dân tệ và thị trường chứng khoán.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống còn 6,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, dù vẫn cao hơn mục tiêu 6,5% cả năm của chính phủ. Nhưng một số chỉ tiêu chính cũng đã suy yếu mạnh.
Đầu tư tài sản cố định đang tăng với tốc độ chậm chưa từng thấy, trong khi các khoản nợ xấu tăng mạnh trong quý II và nhiều doanh nghiệp phá sản hơn. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc tháng 7 tăng lên 5,1%. Đặc biệt, các công ty nhỏ hơn thì đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo các khoản vay đồng thời vật lộn với các khoản vay và chi phí hoạt động gia tăng, được thúc đẩy một phần bởi một khoản nợ chính thức dài hạn về cho vay rủi ro như trong hệ thống ngân hàng hoạt động ngầm.
Tỷ lệ cho vay trung bình cho các công ty phi tài chính, một chỉ số quan trọng phản ánh chi phí tài trợ doanh nghiệp, tăng 1 điểm cơ bản trong quý II lên 5,97%, sau khi tăng 22 điểm cơ bản trong quý 1 và tăng 47 điểm cơ bản vào năm 2017.
Hải Yến/ Theo CNBC
Hàng trăm tỷ đồng bị rút khỏi các quỹ ETFs trong tuần giao dịch 'dữ dội'
Các quỹ ETFs lớn đang hoạt động trên TTCK Việt Nam như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF đều bị rút vốn trong tuần giao dịch vừa qua.
Tuần giao dịch 8 - 12/10 khép lại với những biến động mạnh của TTCK Việt Nam. Chỉ số Vn-Index có thời điểm ở trên mốc 1.000 điểm nhưng cũng có lúc rơi xuống dưới 940 điểm, mốc xác lập xu hướng tăng trưởng trung, dài hạn. Tuy vậy, lực cầu bắt đáy mạnh trong phiên cuối tuần đã giúp thị trường hồi phục trở lại và Vn-Index đã tăng lên 970 điểm.
Cùng với sự biến động mạnh của chỉ số, hoạt động của các quỹ đầu tư, đặc biệt các quỹ ETFs trong tuần qua cũng có nhiều điểm đáng chú ý khi họ liên tiếp bị rút ròng vốn.
Theo số liệu từ Van Eck Market Vector Vietnam ETF (VNM ETF), trong tuần qua, quỹ này đã bị rút ròng lượng chứng chỉ quỹ tương ứng 6,5 triệu USD (150 tỷ đồng). Tính từ đầu tháng 10 tới nay, lượng vốn bị rút khỏi VNM ETF đã lên tới 7,3 triệu USD.
Như vậy, sau giai đoạn hút ròng vốn nhẹ đợt tháng 9 vừa qua, xu hướng rút vốn đã quay trở lại VNM ETF - một trong những quỹ ETF lớn nhất đang hoạt động trên TTCK Việt Nam.
Tính tới ngày 12/10, tổng tài sản VNM ETF đạt 347 triệu USD và trong đó cổ phiếu Việt Nam chiếm khoảng 75% danh mục quỹ. Các khoản đầu tư lớn nhất của VNM ETF có thể kể tới như VNM, VHM, VIC, NVL, MSN, VCB...
VNM ETF đã bị rút ròng trở lại trong tháng 10
Một quỹ ETF ngoại khác là DB x-trackers FTSE Vietnam ETF (FTSE Vietnam ETF)cũng bị rút ròng 80 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng 2,45 triệu USD trong tuần qua. Tính từ đầu tháng 10 tới nay, FTSE Vietnam ETF đã bị rút ròng 160 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng 4,9 triệu USD.
Tổng tài sản FTSE Vietnam ETF hiện đạt 288 triệu USD và quỹ dành 100% vốn đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất danh mục gồm có VNM, VIC, VHM, HPG, MSN, VRE, NVL...
Không chỉ ETFs ngoại mà quỹ ETF nội VFMVN30 ETF cũng bị rút ròng khá mạnh trong tuần qua, sau khi được bơm vốn liên tiếp từ đầu tháng 7 tới nay.
Cụ thể, trong tuần vừa qua, VFMVN30 ETF đã bị rút ra 1,6 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 54 tỷ đồng. Hiện tại, VFMVN30 ETF là quỹ nội lớn nhất đang hoạt động trên TTCK Việt Nam với tổng giá trị danh mục hơn 4.200 tỷ đồng.
VFMVN30 ETF cũng bị rút ròng mạnh trong tuần vừa qua
Có thể nói, xu hướng các quỹ ETFs trong tuần qua là rút ròng và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới biến động của TTCK Việt Nam. Đặc điểm dòng vốn ETFs là "vào nhanh, ra nhanh" và có độ nhạy với các yếu tố vĩ mô khá lớn. Trong giai đoạn đầu năm, dòng tiền ETFs là động lực quan trọng giúp thị trường "thăng hoa" và khi họ rút vốn, thị trường đã có nhịp điều chỉnh khá mạnh từ tháng 4 đến tháng 7.
Do đó, động thái rút vốn khá mạnh của các quỹ ETFs trong thời gian gần đây sẽ là điều mà nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý.
Theo Trí thức trẻ
IMF: Việt Nam giữ được trạng thái dòng vốn vào ròng dương Việt Nam là một trong các quốc gia được IMF đánh giá cao nhờ những tiến bộ trong phát triển kinh tế, vì vậy, đã được ban lãnh đạo IMF thống nhất áp dụng quy trình rút gọn trong phê duyệt báo cáo điều IV. Ngày 11/10, trong khuôn khổ Hội nghị Thường niên IMF/WB 2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê...