Trung Quốc cấp tập xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Bắc Kinh lại có thêm động thái nhằm thâu tóm phi pháp toàn bộ hệ thống giao thông thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Sau các việc làm xâm phạm chủ quyền Việt Nam như thành lập cơ quan lập pháp, bầu thị trưởng, xây trại tạm giam… ở cái gọi là TP.Tam Sa, ngày 19.7, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Sở Hải sự tỉnh Hải Nam của nước này tuyên bố vừa được giao phó thực hiện công tác giám chế và quản lý hải sự. Cụ thể là: tăng cường xây dựng cơ sở thiết bị quần đảo Hoàng Sa, đóng các loại tàu thích hợp với thủy vực ở khu vực này, triển khai những chương trình hỗ trợ khẩn cấp, xây dựng trạm bảo dưỡng và nạp nhiên liệu tàu bè trên đảo Phú Lâm. Đồng thời, Sở Hải sự tỉnh Hải Nam còn tuyên bố tiến hành lập trạm cọc tiêu hàng hải, các trạm thu phát sóng VHF/HF/MF trên Hoàng Sa để độc chiếm kiểm soát toàn bộ vùng biển quanh đây.
Trung Quốc đưa tàu ngư chính hỗ trợ tàu cá đánh bắt trái phép trên biển Đông – Ảnh: news.cn
Nhiều nghi vấn về tàu lặn Giao Long Việc Trung Quốc tuyên bố tàu lặn có người lái Giao Long thành công trong lần thử nghiệm ở độ sâu 7.000 m vào ngày 30.6 đang bị nghi ngờ bởi nhiều thành viên trên diễn đàn bbs.city.tianya.cn của nước này. Theo một số thành viên, thân của tàu Giao Long được làm từ titanium của Nga. Tuy nhiên, tàu ngầm Nga cũng chỉ lặn được ở độ sâu 6.000 m. Ngoài ra, tờ South China Morning Post ngày 18.7 dẫn lời Giáo sư Chu Hoài Dương, thuộc Đại học Đồng Tế Thượng Hải, cho hay giới chuyên gia Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng về mục tiêu của tàu Giao Long. Theo ông Chu, khả năng hoạt động thực tế của tàu này vẫn còn giới hạn. Bên cạnh đó, chuyên trang quân sự tiếng Hoa news.ifeng.com cũng vừa dẫn một số ý kiến nghi ngờ Bắc Kinh sử dụng tàu Giao Long cho mục đích quân sự để bí mật di chuyển đội quân đặc chiến dưới biển.
Kế hoạch trên của Bắc Kinh nhằm tiến hành âm mưu khai thác trái phép du lịch ở quần đảo Hoàng Sa cùng với việc tận diệt nguồn hải sản bằng các hoạt động đánh bắt phi pháp tại đây. Đây còn là bình phong che đậy cho việc Trung Quốc đưa ra các quy định mang danh đảm bảo an toàn hàng hải nhưng thực chất là xâm phạm chủ quyền Việt Nam bằng cách kiểm soát biển Đông. Kèm theo đó, Sở Hải sự tỉnh Hải Nam còn ngang nhiên lên kế hoạch “gìn giữ môi trường” để âm mưu kiểm tra trái phép các tàu thuyền di chuyển trên biển Đông. Động thái này nhằm hướng đến việc tổ chức tuần tra định kỳ ở khu vực mà Bắc Kinh tự phong là TP.Tam Sa.
Biến ngư dân thành quân đội
Nguy hiểm hơn, có ý kiến còn kêu gọi Bắc Kinh nên “vũ trang” để biến ngư dân nước này thành đội quân trên biển. Ngày 18.7, tờ The Washington Times dẫn lời ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đề xuất trên Hoàn Cầu thời báo rằng: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá đến biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó… Và nếu chúng ta cấp vũ khí cho họ thì Trung Quốc sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”. Ông này còn hiếu chiến đề xuất cả việc thiết lập chế độ huấn luyện định kỳ cho ngư dân Trung Quốc để “giải quyết các vấn đề về biển Đông”.
Video đang HOT
Những đề xuất ngang ngược như trên xuất hiện giữa lúc nhiều tàu cá Trung Quốc, dưới sự hộ tống của những tàu ngư chính và hải giám, ồ ạt tiến đến biển Đông để đánh bắt trái phép, càng làm phức tạp thêm tình hình khu vực.
Theo Thanh Niên
Cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ 4 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép
Hoạt động của tàu cá Trung Quốc trở nên tinh vi hơn khi tổ chức thành từng đội, đồng thời tỏ ra hết sức nguy hiểm, sẵn sàng đâm thẳng vào tàu công vụ đối phương như những gì đã xảy ra với Hàn Quốc
Hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc ngày 15/6 đưa tin, cảnh sát biển thành phố Incheon nước này vừa bắt giữ 4 tàu cá Trung Quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc.
Tàu cá Trung Quốc thường đi theo tốp xâm nhập trái phép và tranh thủ đánh bắt trái phép tại vùng biển nước khác, dàn hàng ngang đối phó với lực lượng kiểm tra. Ảnh chụp tháng 11 năm ngoái, trực thăng, xuồng cảnh sát biển Hàn Quốc phát hiện và truy đuổi
Cảnh sát biển Hàn Quốc cho hay, 4 chiếc tàu cá Trung Quốc hoạt động cách Incheon 24 hải lý, nằm trong vùng độc quyền kinh tế của Hàn Quốc lúc 4h 30 phút sáng 14/6.
4 chiếc tàu cá Trung Quốc bị bắt là loại tàu đóng bằng gỗ, tải trọng 30 đến 40 tấn và có khoảng 5 đến 7 ngư dân - thuyền viên.
Để vây bắt lực lượng tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép, cảnh sát biển Incheon đã huy động 3 tàu cảnh sát biển phối hợp với 2 tàu hải quân cùng hiệp đồng tác chiến.
Cảnh sát biển Hàn Quốc huấn luyện chiến thuật đối phó với kiểu tấn công hung hãn của tàu cá Trung Quốc
Trước đó, từ ngày 22/5 cảnh sát biển Hàn Quốc đã triển khai hoạt động diễn tập quy mô lớn truy quét lực lượng tàu cá Trung Quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép tại lãnh hải nước này.
Chiến dịch diễn tập này kéo dài đến 18/6 này mới kết thúc, đồng thời điều động tổng cộng 22 tàu cảnh sát biển trực tiếp tham gia.
Vụ việc này lại một lần nữa cho thấy ngư dân, tàu cá Trung Quốc ngày càng ngang nhiên hoành hành tại các vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, xâm nhập và đánh bắt trái phép.
Cảnh sát biển Hàn Quốc Lee Cheong-ho bị thuyền trưởng 1 tàu cá Trung Quốc sát hại năm ngoái dấy lên làn sóng phẫn nộ từ người dân Hàn Quốc
Một cảnh sát biển Hàn Quốc đã từng bị ngư dân Trung Quốc sát hại khi tàu cảnh sát biển phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép lãnh hải, áp sát kiểm tra và lai dắt về Incheon. Tàu cá Trung Quốc đã lao thẳng vào tàu cảnh sát biển này.
Rất nhiều cựu quân nhân Hàn Quốc và người dân nước này đã biểu tình phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc sau sự kiện anh Lee Cheong-ho bị thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc sát hại
Trong một động thái khác có liên quan, trong ngày 15/6 sau khi nhận được tin báo, đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc đã cử phái viên đến Incheon tìm hiểu, nắm tình hình và giao thiệp với phía Hàn Quốc đề nghị thả ngư dân và tàu cá của họ.
Tuy nhiên trước đó Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một dự luật, tăng tiền phạt đối với các tàu cá nước ngoài (Trung Quốc) xâm phạm và đánh bắt trái phép tại lãnh hải Hàn Quốc thật nặng, tịch thu toàn bộ ngư cụ và hải sản đánh bắt được mới có tính răn đe.
Theo GDVN
Philippines thả 5 tàu cá Trung Quốc Hôm 14-4, giới chức Philippines cho biết, năm tàu cá cuối cùng của Trung Quốc đã được trả tự do và trên đường trở về nước hôm 13-4. Philippines thả 5 tàu cá Trung Quốc Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay: "Chiều hôm 13-4, các tàu cá Trung Quốc đã rời bãi cạn Scarborough, phía Tây Bắc Philippines". Các tàu cá...