Trung Quốc cấp phép ba loại thuốc Đông y điều trị COVID-19
Cục Quản lý Sản phẩm Y tế quốc gia Trung Quốc (NMPA) ngày 4/3 thông báo đã phê duyệt 3 sản phẩm y học cổ truyền của Trung Quốc được phép bán để điều trị bệnh COVID-19.
Các loại thuốc y học cổ truyền đã được Trung Quốc sử dụng kết hợp từ rất sớm trong thời kỳ đầu dịch COVID-19 ở Vũ Hán. Ảnh: BBC
Theo CNN, cơ quan trên đã sử dụng một thủ tục phê duyệt đặc biệt đề “bật đèn xanh” cho ba sản phẩm y học cổ truyền (TCM), nhằm “cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho việc điều trị COVID-19″.
Các sản phẩm trên đều là thảo dược dạng hạt và có nguồn gốc từ “các bài thuốc cổ của Trung Hoa” – tuyên bố của NMPA cho biết. Chúng được phát triển từ các phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền vốn đã được sử dụng từ sớm trong trận dịch ở Hồ Bắc, Trung Quốc, và đã được “sàng lọc bởi nhiều học giả và chuyên gia trên tuyến đầu”.
Cũng theo thông báo trên, ba sản phẩm vừa được cấp phép là “hạt làm sạch và giải độc phổi”, “hạt giải độc và khử ẩm” và “hạt khuếch tán và giải độc phổi”.
Tính an toàn và hiệu quả của y học cổ truyền trong điều trị COVID-19 đến nay vẫn còn đang được tranh luận tại Trung Quốc, nơi có cả những người đã áp dụng và những người hoài nghi.
Mặc dù nhiều phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã được sử dụng trong hàng trăm năm qua, các nhà phê bình cho rằng không có bằng chứng khoa học có thể kiểm chứng cho thấy những lợi ích được cho là của TCM.
Những năm gần đây, nhiều bài thuốc cổ xưa đã nhiều lần được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi là niềm tự hào dân tộc. Ông Tập vốn là một người nổi tiếng ủng hộ chữa trị bằng y học cổ truyền.
Video đang HOT
“Y học cổ truyền là kho báu của nền văn minh Trung Quốc, thể hiện trí tuệ của quốc gia và dân tộc”, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị quốc gia về y học cổ truyền vào tháng 10/2019. Trong suốt trận dịch thời kỳ đầu ở Hồ Bắc, ông Tập đã nhiều lần khuyến cáo các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bằng kết hợp giữa Đông y và các loại thuốc Tây y.
Các nhà chức trách Trung Quốc ca ngợi liệu pháp y học cổ truyền đã giúp ngăn chặn các triệu chứng của COVID và hạn chế bùng phát dịch. Ảnh: CNN
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, hàng chục nghìn bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị bằng thảo dược cùng với thuốc kháng virus chính thống vào năm ngoái.
Bà Yu Yanhong, Phó Cục trưởng Cục Y học Cổ truyền Trung Quốc, cho biết vào tháng 3/2020: “Bằng cách điều chỉnh sức khỏe toàn bộ cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch, các sản phẩm y học cổ truyền có thể giúp kích thích khả năng đề kháng và phục hồi của bệnh nhân, đây là một cách trị liệu hiệu quả”.
Theo bà Yu, trong một thử nghiệm lâm sàng trên 102 bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ ở Vũ Hán, được điều trị kết hợp so với nhóm đối chứng gồm những bệnh nhân chỉ dùng thuốc Tây, tỷ lệ hồi phục của “nhóm Đông Tây y kết hợp” cao hơn 33%.
Vào cuối tháng 3/2020, Trung Quốc đã phần lớn kiểm soát được đợt dịch nghiêm trọng ở Vũ Hán. Và mặc dù họ tiếp tục trải qua các đợt bùng phát thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau, con số ca bệnh và tử vong vẫn ở mức thấp và cuộc sống hàng ngày đã trở lại. Các hạn chế được dỡ bỏ, cho phép mọi người đi du lịch khắp đất nước.
Các nhà chức trách ca ngợi các liệu pháp y học cổ truyền đã giúp ngăn chặn các triệu chứng của COVID và hạn chế bùng phát dịch.
Vào tháng 1 năm nay, có tới 60.000 liều thuốc y học cổ truyền đã được gửi đến lực lượng cảnh sát tuyến đầu để bảo vệ họ khỏi COVID-19.
Một số tỉnh, bao gồm Cát Lâm và Hà Bắc, còn thực hiện “Kế hoạch Phòng chống với y học cổ truyền”, cho phép kê đơn thuốc Đông y cho bệnh nhân COVID.
Giờ đây, các nhà chức trách đang tìm cách mở rộng ngành công nghiệp này, ước tính đạt hơn 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (430 tỷ USD) vào năm 2020.
Trung Quốc đặt mục tiêu đào tạo 100.000 chuyên gia về y học cổ truyền trong vòng 10 năm tới và thực hiện các biện pháp như chương trình giảng dạy y học cổ truyền trong trường học. Nhiều trung tâm phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền sẽ được xây dựng, một số có trung tâm nghiên cứu lâm sàng.
Y học cổ truyền là một thế mạnh của Trung Quốc, với nhiều bài thuốc cổ được lưu truyền trong dân gian từ hàng nghìn năm. Ảnh: Chinadaily
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã quảng bá rộng rãi về y học cổ truyền. Hãng tin Tân Hoa đưa tin rằng y học cổ truyền đã mang đến nguồn “hy vọng” cho người Mỹ gốc Hoa ở New York khi hệ thống y tế công cộng của thành phố này gần sụp đổ, và các biện pháp tương được Kuwait áp dụng để điều trị cho COVID.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban đầu đã khuyến cáo không nên sử dụng các biện pháp thảo dược truyền thống để điều trị COVID-19 trên trang web của mình, nhưng sau đó nội dung này bị xoá do “quá chung chung”.
Một số người trong cộng đồng y sinh nói rằng WHO đã bỏ qua độc tính của một số loại thuốc thảo dược và thiếu bằng chứng cho thấy nó có tác dụng, trong khi những người ủng hộ quyền động vật cho rằng trị liệu bằng y học cổ truyền sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho các loài động vật như hổ, tê tê, gấu và tê giác, những loài có nội tạng hoặc bộ phận cơ thể được sử dụng trong điều trị bệnh.
Ngành y đau đầu vì 'thuốc gia truyền', 'thuốc đông y' quảng cáo tràn lan trên mạng, TV
Đại diện Bộ Y tế cho biết hiện nay, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là thuốc gia truyền chưa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, lại được quảng cáo tràn lan trên tivi và mạng xã hội.
Quảng cáo thuốc đông y chữa bệnh trên Facebook - Ảnh: Q.ĐỊNH
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển y học cổ truyền tại TP.HCM diễn ra mới đây, ông Đỗ Văn Dũng - trưởng phòng nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM - cho biết hiện thành phố có 1.548 cơ sở y học cổ truyền tư nhân. Trong năm 2020, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra 30 cơ sở, phát hiện 2 cơ sở vi phạm và 5 cơ sở đang chờ thanh tra xử lý.
Theo ông Nguyễn Thế Thịnh - cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế, chỉ có 30/1.548 cơ sở y học cổ truyền tư nhân tại TP.HCM được thanh kiểm tra là quá ít, trong khi đó tình trạng quảng cáo thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn tràn lan trên mạng xã hội, tivi.
Ông Thịnh cho hay bất kỳ sản phẩm thuốc nào cũng phải dựa trên bằng chứng, khoa học nên các bài thuốc y học cổ truyền cũng phải xây dựng và phát triển dựa theo yêu cầu này. Tuy nhiên thực tế hiện nay, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là thuốc gia truyền chưa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, lại xuất hiện tình trạng quảng cáo tràn lan trên tivi và mạng xã hội.
"Hiện nay chúng ta suốt ngày nghe quảng cáo thuốc y học cổ truyền ra rả trên tivi, nào điều trị tận gốc, không hại, trong khi không biết chất lượng dược liệu như thế nào? Chúng tôi rất đau đầu điều này" - ông Thịnh nói và đề nghị Sở Y tế TP.HCM cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra để kiểm soát chặt hơn nữa công tác quản lý y dược học cổ truyền.
Theo quy định, các cơ sở sản xuất thuốc gia truyền được sở y tế địa phương cấp phép và chỉ lưu hành trong phạm vi tỉnh. Các bài thuốc này chỉ được lưu hành toàn quốc khi được Bộ Y tế và cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý y dược cổ truyền cấp phép.
Để hạn chế tình trạng thuốc đông y quảng cáo tràn lan, ông Thịnh cho biết trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phát triển hơn nữa để truy xuất nguồn gốc, chất lượng dược liệu. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra ngành y dược cổ truyền tư nhân, đảm bảo thuốc đông y phải phát triển dựa trên khoa học bằng chứng.
Chọn dùng đông dược mùa xuân Mua xuân, khi dương trong giơi tư nhiên băt đâu thăng phat, van vât hôi sinh, cac cơ quan tang phu trong nhân thê cung theo đo ma tăng cương năng lưc hoat đông nên cân rât nhiêu cac chât dinh dương cho qua trinh sinh trương va phat duc. Ảnh minh họa Mua xuân tiêt trơi ẩm thấp la điêu kiên thuân...