Trung Quốc cáo buộc một số nước tung tin giả
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố một số quốc gia “phát tán thông tin sai lệch” và cản trở hợp tác quốc tế trong nỗ lực chống Covid-19.
“Cả hai bên nhất trí rằng… một số quốc gia vì khuynh hướng tư tưởng và nhu cầu chính trị đã phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc lịch sử, chính trị hóa đại dịch và sử dụng chiêu bài virus”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong thông cáo tối 24/6 sau cuộc họp trực tuyến giữa phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh và người đồng cấp Nga Maria Zakharova.
Những hành động như vậy “đầu độc nghiêm trọng bầu không khí của dư luận toàn cầu, cản trở hợp tác quốc tế chống lại virus và gây trở ngại cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người từ các quốc gia khác nhau”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang quanh nhiều vấn đề như nguồn gốc và cách xử lý Covid-19, tranh chấp thương mại, yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh với Biển Đông, luật an ninh Hong Kong, vấn đề Đài Loan và Tân Cương.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Houston “nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ”. Trung Quốc đáp lại bằng cách yêu cầu Mỹ đóng cửa tổng lãnh sự quán ở thành phố Thành Đô, phát ngôn viên Vương Văn Bân nói một số nhân viên tại cơ sở ngoại giao này hành động “không phù hợp với vị trí công việc” và gây tổn hại lợi ích của nước sở tại.
Video đang HOT
Nhân viên phun hóa chất tẩy trùng ở một phòng chiếu khi các rạp chiếu phim tại Vũ Hán được mở cửa trở lại, ngày 20/7. Ảnh: AFP.
Phát ngôn viên Zakharova cho biết thay vì tập trung các nguồn lực chống Covid-19, Nga và Trung Quốc phải “chiến đấu chống lại các cuộc tấn công trong lĩnh vực thông tin”. Zakharova nói các cuộc tấn công leo thang từ những trận đấu khẩu sang “nỗ lực nhằm kích động đối đầu trong công chúng ở Nga và Trung Quốc”.
“Những cuộc tấn công như vậy sẽ không thành công”, Zakharova nói. “Tôi cho rằng nếu chúng ta hợp sức, việc đối phó sẽ hiệu quả gấp đôi”.
Quan hệ Nga – Trung gần đây nồng ấm hơn trong bối cảnh cả hai nước đều bị Mỹ cáo buộc tấn công mạng và triển khai hoạt động gián điệp. Cả Bắc Kinh và Moskva đều bác bỏ điều này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi thư hôm 23/7, ca ngợi hợp tác hai nước trong chiến dịch chống Covid-19.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố các quan chức Mỹ, trong đó có Ngoại trưởng Mike Pompeo, phát tán “virus chính trị” và “vu khống” nhằm vào Trung Quốc, đặc biệt về nguồn gốc nCoV, và ảnh hưởng của Bắc Kinh với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Pompeo và Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói nCoV có thể được tạo ra hoặc rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi đại dịch bùng phát hồi tháng 12/2019. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hồi tháng 3 cáo buộc quân đội Mỹ mang nCoV tới Vũ Hán.
Covid-19 xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 16 triệu ca nhiễm, hơn 641.000 ca tử vong và gần 9,7 triệu người đã bình phục.
Trung Quốc trừng phạt nhà thầu quân sự Mỹ
Trung Quốc tuyên bố trừng phạt Lockheed Martin, nhà thầu chính trong thỏa thuận Mỹ vừa phê chuẩn cho phép Đài Loan nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot.
"Chúng tôi kịch liệt phản đối hợp đồng vũ khí của Mỹ với Đài Loan, đồng thời kêu gọi Mỹ nghiêm túc tuân thủ chính sách 'Một Trung Quốc', ngừng bán vũ khí và hợp tác quân sự với Đài Loan, bởi điều này có thể gây tổn hại thêm đối với quan hệ Mỹ - Trung và sự hòa bình, ổn định hai bờ eo biển", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết trong buổi họp báo hôm nay.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước phê duyệt hợp đồng nâng cấp hệ thống phòng không Patriot trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan, nhằm đảm bảo tuổi thọ hoạt động khoảng 30 năm cho hệ thống.
Bệ phóng tên lửa Patriot của Đài Loan. Ảnh: Taiwan News.
Với Lockheed Martin là nhà thầu chính, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hợp đồng này "tốt cho lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh Mỹ, hỗ trợ khách hàng duy trì nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang và bảo đảm năng lực phòng thủ đáng tin cậy", thêm rằng Đài Loan "sẽ sử dụng năng lực này như một biện pháp ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực, củng cố khả năng phòng thủ".
Hợp đồng sẽ cần quốc hội Mỹ và Tổng thống Donald Trump thông qua trước khi được thực thi. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết thỏa thuận có thể được tiến hành ngay từ tháng sau.
Ông Triệu cho biết Bắc Kinh đã khiếu nại với Washington về hợp đồng, nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt đối với Lockheed Martin phù hợp với lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể về hình thức trừng phạt, cũng như cách thức và thời điểm tiến hành.
Theo chính sách "Một Trung Quốc", Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Quan hệ giữa hai bờ eo biển trở nên căng thẳng từ khi bà Thái Anh Văn, người phản đối chính sách trên, trở thành lãnh đạo của hòn đảo.
Mỹ cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 1979 sau khi công nhận chính sách "Một Trung Quốc". Tuy nhiên, theo Đạo luật Quan hệ với Đài Loan năm 1979, Mỹ vẫn giữ quan hệ thương mại và bán vũ khí cho hòn đảo, nhưng thường không bán những khí tài hiện đại nhất để tránh gây căng thẳng với Trung Quốc.
Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế. Quân đội Trung Quốc hơn 10 lần điều máy bay quân sự áp sát Đài Loan trong tháng 6, buộc hòn đảo triển khai tiêm kích hoặc trinh sát cơ ngăn cản.
Mỹ trừng phạt quan chức liên quan đến Tân Cương, Trung Quốc đáp trả gay gắt Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ trước việc Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với 4 quan chức nước này liên quan đến Tân Cương. "Quyết định của Mỹ là sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực quan trọng của quan...