Trung Quốc cáo buộc “Chú Sam” gây căng thẳng ở Biển Đông
Tờ Japantoday vừa đưa tin Chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra cáo buộc Washington đang cố tình làm căng thẳng tình hình biển Đông, đồng thời từ chối đề xuất của Mỹ về việc dừng ngay các hành động khiêu khích trong khu vực. Chỉ trích một cách “cạnh khóe” vai trò của Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói: “Một số quốc gia tuy đứng ngoài cuộc lại tỏ ra lo lắng, và kích động tình trạng căng thẳng. Phải chăng ý họ muốn tạo ra sự hỗn loạn trong khu vực?”.
Trước đó vài ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã “giáp mặt” khi tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Myanmar. Ông Kerry đề xuất thúc đẩy một giải pháp đa phương nhằm chấm dứt tất cả các hành động liều lĩnh hơn trong khu vực vốn đã rất nhạy cảm như biển Đông.
Đáp lời John Kerry, ông Vương Nghị khẳng định:”Trung Quốc và ASEAN hoàn toàn có thể bảo vệ tốt hòa bình và ổn định ở biển Đông”. Đề xuất của Mỹ sẽ không bao giờ được chính quyền Bắc Kinh chấp nhận.
“Các tranh chấp tại Biển Đông chỉ nên được giải quyết bởi các quốc gia có liên quan trực tiếp”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Nghị. Trong một bài bình luận, Tân Hoa Xã miêu tả đề xuất của Washington là một sự “phản tác dụng”, “một ý tưởng không mang tính xây dựng”.
Bài viết đưa ra nhận định các hành động của Mỹ như đổ dầu vào lửa, khuyến khích các quốc gia như Philippines và Việt Nam ngày càng có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc… Có một thực tế đau đớn là Chú Sam đã can thiệp và hậu quả là tạo ra hỗn loạn tại nhiều nơi, điển hình ở Syria, Lybia và Iraq. Thế nên “Biển Đông không nên trở thành nơi kế tiếp”, Tác giả bài viết cũng đưa ra cảnh báo.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định đề xuất của Mỹ sẽ không bao giờ được chính quyền Bắc Kinh chấp nhận.
Phản ứng lại tuyên bố của Bắc Kinh, tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf đã bác bỏ các cáo buộc nêu trên Tân Hoa Xã: “Chúng tôi không phải là người kích động những bất ổn ở đó. Các hành động hiếu chiến của Trung Quốc mới là nguyên nhân chính.”
“Điều mà chúng tôi đang thực hiện là nhằm giảm căng thẳng, tạo điều kiện cho các nước có thể giải quyết sự khác biệt thông qua biện pháp ngoại giao, hơn là phải thông qua các hành động cưỡng chế hoặc gây mất ổn định như cách mà Trung Quốc đã làm trong những tháng vừa qua”, bà Marie Harf khẳng định.
Theo Pháp luật TPHCM
Trung Quốc tức giận vì Ngoại trưởng Mỹ đến họp muộn
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khiến người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hết sức bực tức sau khi ông này đến muộn trong cuộc đàm phàn song phương giữa hai cường quốc vào ngày 9/8.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, ông ta đã phải chờ đợi trong "hơn nửa giờ đồng hồ" sau khi ông Kerry đã tới muộn trong cuộc họp giữa hai nước.
Đáp lại phản ứng từ phía Trung Quốc, ông Kerry ngượng ngùng lên tiếng xin lỗi vì đã để cho người đứng đầu ngoại giao của Bắc Kinh phải chờ đợi. Ông John Kerry nói: "Tôi rất, rất xin lỗi".
Cuộc gặp song phương phương giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra bên lề Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN cùng với các cường quốc trong khu vực và thế giới tại Myanmar, trong bối cảnh Washington đang nỗ lực làm dịu bớt những căng thẳng trên Biển Đông.
Ông John Kerry nói: "Tôi rất, rất xin lỗi".
Sự góp mặt của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Hội nghị ASEAN lần này được xem như một phần của chính sách xoay trục đối ngoại của Washington hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trích dẫn một tuyên bố vào năm 2002 về cách ứng xử trong vùng biển tranh chấp mà Trung Quốc đã ký, ông Kerry kêu gọi các nước nhất trí không đưa ra bất kỳ hành động nào làm "phức tạp hoặc leo thang các tranh chấp".
Washington cho biết, cuộc thảo luận về tình hình Biển Đông tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào ngày hôm nay 10/8 được hy vọng sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, Mỹ không tìm kiếm một sự đối đầu với Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ cũng đã kêu gọi chấm dứt các hành động có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Về phần mình, trong phát biểu vào ngày 9/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, Trung Quốc "không phải là kẻ xâm lược trong vùng biển tranh chấp", và lớn tiếng đe dọa sẽ có "phản ứng rõ ràng và cứng rắn" để bảo vệ lợi ích của mình trên biển.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp với những người đồng cấp ASEAN, ông Vương Nghị tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ "không thay đổi" việc theo đuổi chủ quyền vốn không có cơ sở pháp lý trên Biển Đông.
Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã liên tiếp có những hành động ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển, trong đó có vùng nước, đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm và các mỏm đá. Những tuyên bố vô lý này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản ứng giữ dội từ các nước trong khu vực như: Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Diễn đàn Khu vực ASEAN trong ngày hôm nay 10/8 là cơ hội giúp các bộ trưởng ASEAN và những đối tác quan trọng trong đó có Mỹ, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và châu Âu xích lại gần nhau hơn.
Theo Khampha
Trung Quốc đang thay đổi thái độ về Biển Đông? Trung Quốc bất ngờ đưa ra tuyên bố "thân thiện" về Biển Đông trước sức ép khủng khiếp của cộng đồng quốc tế. Ngày 8/8, phát biểu bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Nay Pyi Taw, Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho hay Bắc Kinh "muốn" hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), một văn...