Trung Quốc cảnh giác trước đợt dịch mới ở Quảng Đông
Giới chức Trung Quốc tiếp tục mở rộng biện pháp ngăn chặn Covid-19, xét nghiệm và sàng lọc để đối phó với đợt bùng phát nhỏ ở Quảng Đông.
38 khu dân cư tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, đã bị phong tỏa. Đây là nơi tập trung nhiều ổ dịch nhỏ, đặc biệt tại huyện Lệ Loan.
Chính quyền địa phương ban hành lệnh hạn chế đi lại để ngăn chặn virus lây lan, ngừng tiêm chủng hàng loạt, chỉ tập trung vào các nhóm ưu tiên và tăng cường nỗ lực xét nghiệm sàng lọc cho người dân.
Nguồn lây của các ca nhiễm được xác định ngày 21/5, sau khi một phụ nữ 75 tuổi, dùng bữa tại nhà hàng ở Lệ Loan có kết quả dương tính. Người này nhiễm biến thể Delda (B.1.617.2), phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái. Đến nay, biến thể đã lan đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giới chức Trung Quốc mô tả đợt bùng phát mới nhỏ, song “lây lan nhanh, bệnh nhân có tải lượng virus cao và thời gian ủ bệnh ngắn”. Điều này khiến mọi thứ cực kỳ khó khăn. Chính quyền địa phương cho biết họ có rất ít thời gian để ngăn các cụm dịch lẻ tẻ thành làn sóng lây nhiễm cộng đồng.
Uỷ ban Y tế tỉnh Quảng Đông đã báo cáo nhiều ca nhiễm không triệu chứng kể từ ngày 1/6. Giáo sư David Hui Shu-cheong, cố vấn về Covid-19 của Hong Kong, cho biết đặc khu dù có vị trí địa lý gần gũi tỉnh Quàng Đông, song không bị ảnh hưởng nhiều vì Trung Quốc đã phong tỏa trước khi có đợt bùng phát lớn.
“Chính quyền đại lục luôn được biết đến với hành động nhanh chóng và quyết đoán. Chỉ phát hiện một hoặc hai ca nhiễm, cả khu dân cư sẽ bị phong tỏa”, ông nói.
Người dân tại huyện Lệ Loan, thành phố Quảng Châu được tiếp tế nhu yếu phẩm trong thời kỳ phong toả, tháng 5/2021. Ảnh: Xinhua
Hui cho biết đây cũng là mô hình mà Hong Kong áp dụng trong làn sóng lây nhiễm hồi tháng 1.
“Điều này thực sự hiệu quả với đại lục, vì cấu trúc xã hội khiến mọi người tuân thủ quy định. Việc phong tỏa cũng được thực hiện khi có đầy đủ nhân lực, người dân được hỗ trợ nhu yếu phẩm”, ông nói thêm.
Bí thư tỉnh Quảng Đông, ông Li Xi, đã chủ trì nhiều hội nghị về ngăn ngừa đại dịch. Covid-19, phần lớn được kiểm soát ở Trung Quốc từ năm ngoái, vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo trước kỷ niệm 100 ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 tới.
Zhao Wei, giáo sư trường y tế công cộng, Đại học Y khoa miền Nam, cho biết Quảng Châu thực hiện tốt công tác phòng chống và kiểm dịch hàng ngày.
“Trong đợt bùng phát này, tất cả ca mắc đều thuộc cùng một chuỗi lây nhiễm. Nếu mọi thứ không thay đổi, chiến lược phòng ngừa, kiểm soát và theo dõi của Quảng Châu đã thành công. Phản ứng của giới chức nhạy bén và kịp thời, vốn không phải điều dễ dàng”, ông nói.
Song ông cảnh báo người dân và chính phủ không nên quá chủ quan. Nếu xuất hiện chuỗi lây nhiễm mới, mất dấu nguồn lây, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.
Nhân chứng kể khoảnh khắc tháp chọc trời Trung Quốc rung lắc
Những nhân viên làm việc bên trong tòa tháp SEG Plaza ở Thâm Quyến hoảng loạn khi thấy đồ vật rung lắc và tìm cách tháo chạy nhanh nhất.
Hàng nghìn nhân viên văn phòng và người mua sắm hoảng loạn bỏ chạy khỏi tháp SEG Plaza cao 355 mét, biểu tượng của thành phố Thâm Quyến, khi tòa nhà bắt đầu rung chuyển và lắc lư trưa 18/5. Giới chức buộc phải sơ tán toàn bộ người trong tòa nhà 79 tầng.
"Nước trên bàn rung lên. Tôi sợ chết khiếp. Có rất nhiều người đổ ra thang bộ, thang máy thì chật cứng. Tôi đành chạy thang bộ suốt chặng đường", người đàn ông ở tầng 28 cho hay.
Người dân tập trung gần tháp SEG Plaza ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc sau vụ rung lắc hôm 18/5. Ảnh: AFP .
"Tất cả chúng tôi đều cảm nhận rung chuyển rõ ràng", nhân viên họ Xu nói với truyền thông nhà nước. "Một đồng nghiệp sau đó nói Tất cả chạy ra ngoài ngay".
Một số nhân viên đi chân đất vội vã chạy thoát thân. Mọi người hối hả chạy qua các con phố rời khỏi tòa nhà.
Chen Wei, một nhà cung cấp ổ cứng làm việc tại SEG Plaza, cho biết anh không cảm nhận thấy rung lắc nhưng được yêu cầu rời khỏi tòa nhà cùng những người khác. "Một người bạn của tôi ở trong tòa nhà và nhận thấy các chai nước trên bàn bắt đầu rung chuyển", Chen nói, thêm rằng các tòa nhà gần đó cũng được sơ tán và giao thông đường bộ tạm thời bị phong tỏa.
Ji Jialin, một quản lý ở tầng 14, nói rằng tình huống khẩn cấp xảy ra trong giờ nghỉ trưa của cô. "Có vẻ như rung lắc không mạnh ở tầng 14. Tất cả chúng tôi thoát ra cùng những người khác bằng thang bộ", Ji nói.
Người dân tháo chạy khi tháp SEG Plaza ở Thâm Quyến bị rung lắc hôm 18/5. Video: Sina .
SEG Plaza, nơi đặt trụ sở Tập đoàn điện tử Thâm Quyến (SEG), được hoàn thành vào năm 2000. Trong bảng xếp hạng các tòa nhà cao tầng trên toàn cầu của skyscrapercenter.com, SEG Plaza là tòa nhà cao thứ 104 ở Trung Quốc và thứ 212 trên thế giới.
Giới chức đang điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ rung lắc của tòa nhà. Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp Thâm Quyến cho biết không có trận động đất nào xảy ra tại thành phố vào thời điểm đó. Báo cáo thời tiết địa phương cũng cho thấy vận tốc gió ở Thâm Quyến lúc đó khoảng 27 km/h, không có khả năng khiến các tòa nhà cao tầng rung lắc.
Các chuyên gia cho biết rất hiếm khi các tòa nhà chao đảo rõ ràng đến mức những người bên trong có thể cảm nhận được.
Đánh tráo thi thể hỏa táng Gia đình ở Quảng Đông thuê đánh tráo thi thể vì không muốn hỏa táng thân nhân theo quy định, khiến một nạn nhân vô tội bị sát hại. Một người đàn ông họ Huang ở thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông, đông bắc Trung Quốc, qua đời tháng 2/2017 vì bệnh ung thư. Trước khi qua đời, Huang nói với gia...