Trung Quốc cảnh báo tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ về việc thăm Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy không nên tới thăm Đài Loan (Trung Quốc) giống như người tiền nhiệm.
Theo The Hill, trong ngày 30/1 (giờ địa phương), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo các quan chức cấp cao Mỹ về việc thăm Đài Loan. Động thái của Bắc Kinh được đưa ra trước thông tin tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy có thể tới hòn đảo trong mùa xuân.
“Chúng tôi kêu gọi một số cá nhân tại Mỹ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc, không có những hành động vi phạm quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế. Bắc Kinh luôn phản đối mọi hình thức liên lạc chính thức giữa các quốc gia với hòn đảo này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói.
Trong phát biểu của mình, bà Mao Ninh không đề cập cụ thể tới phản ứng của Trung Quốc nếu chuyến thăm của ông McCarthy thực sự diễn ra.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: AP
Vào ngày 23/1, một số quan chức Mỹ đã tiết lộ về kế hoạch tới thăm Đài Loan của ông McCarthy. Hiện quá trình thảo luận đang ở “giai đoạn khởi đầu”, và chuyến đi được kỳ vọng sẽ diễn ra ngay trong mùa xuân. Trước đó, ông McCarthy từng tuyên bố sẽ đến Đài Loan nếu đảng Cộng hòa kiểm soát được Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11/2022.
Video đang HOT
Hồi tháng 8/2022, Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi ấy là bà Nancy Pelosi đã tới thăm Đài Loan. Chuyến thăm của bà Pelosi đã dẫn tới những phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc, khi nước này liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn xung quanh eo biển Đài Loan.
Thách thức ngoại giao của Trung Quốc ở châu Âu
Giữa những lời chỉ trích của phương Tây đối với Trung Quốc về sức ép leo thang đối với Đài Loan, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đang gặp thách thức ở châu Âu.
Thứ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông Litva Agnė Vaiciukevičiūtė (thứ 2 bên trái) trong chuyến thăm Đài Loan hồi đầu tháng 8/2022. Ảnh: moea.gov.tw
Chuyến thăm mới đây của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan (Trung Quốc) trong một loạt chuyến thăm của phái đoàn các nước phương Tây đã làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Căng thẳng cũng diễn ra khi EU và nhiều nước châu Âu ngày càng tỏ ra "cứng rắn" với Bắc Kinh.
Năm ngoái, Litva là nước đầu tiên từ bỏ khuôn khổ hợp tác giữa Trung Quốc với Trung và Đông Âu (CEE) mà họ gọi là Diễn đàn "17 1", được thành lập vào năm 2012 để thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc với khu vực CEE.
Quan hệ giữa Vilnius và Bắc Kinh trở nên tồi tệ hơn sau khi Litva cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện ở nước này vào cuối năm ngoái, kéo theo đó là áp lực ngoại giao gia tăng từ Bắc Kinh.
Sau chuyến thăm 5 ngày tới Đài Bắc từ ngày 6/8 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông Litva Agnė Vaiciukevičiūtė nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ kinh tế với Đài Loan và tán thành một tuyên bố của G7 chỉ trích các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc xung quanh hòn đảo này.
Để phản ứng với chuyến thăm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo vào ngày 12/8 rằng họ sẽ đình chỉ "mọi hình thức tương tác" với Bộ Giao thông và Truyền thông Litva cũng như "trao đổi và hợp tác với Litva trong lĩnh vực vận tải đường bộ quốc tế".
Trong khi đó, Bộ Kinh tế và Đổi mới Litva hôm 17/8 thông báo rằng nước này sẽ mở văn phòng thương mại tại Đài Loan vào tháng 9 tới và đã bổ nhiệm Paulius Lukauskas, hiện là cố vấn của Thủ tướng Ingrida imonytė, làm người đứng đầu văn phòng.
Với CEE, khuôn khổ hợp tác "17 1" do Bắc Kinh thiết lập nhằm mục đích tăng cường quan hệ với các thành viên của EU cũng như Serbia và các nước khác - một phần là để tăng cường cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh trong việc xây dựng cầu, đường sắt, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng khác trên khắp lục địa Á-Âu.
Nhưng hiện khuôn khổ hợp tác trên từ 17 đối tác châu Âu đã giảm xuống còn 14. Mặc dù hợp tác trong cơ chế này dự kiến vẫn được duy trì, với hội nghị thượng đỉnh tiếp theo diễn ra vào năm 2023, Litva không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực ngày càng cảnh giác với ảnh hưởng của Trung Quốc và đẩy mạnh hoạt động ngoại giao vốn có thể bị coi là đối đầu với Bắc Kinh.
Gần đây, Latvia và Estonia đã theo chân nước láng giềng Baltic và rút khỏi thể thức hợp tác "16 1", giảm xuống còn "14 1". Bộ Ngoại giao Latvia cho biết việc nước này tiếp tục tham gia vào khuôn khổ hợp tác với Trung Quốc "không còn phù hợp với các mục tiêu chiến lược của Latvia trong môi trường quốc tế hiện tại".
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình ETV của Estonia, Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu nói rằng việc rời khỏi khuôn khổ này là "hợp lý". Bulgaria, Croatia, Séc, Hy Lạp, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia là một trong số các quốc gia vẫn duy trì hình thức hợp tác trên với Trung Quốc, nhưng sự hoài nghi của họ về tính khả thi của hình thức này cũng ngày càng gia tăng.
Vào tháng 5, Bộ Ngoại giao Séc cho biết những cam kết về các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc và thương mại cùng có lợi đã không được thực hiện, sau khi Quốc hội Séc kêu gọi từ bỏ nhóm này. Hungary, đặc biệt là dưới thời Thủ tướng Viktor Orbán, đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh và mở cửa cho sự gia tăng đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc, vẫn là một trong số ít quốc ủng hộ nhất cho việc gắn bó chặt chẽ hơn.
Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine diễn ra, Trung Quốc và EU đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4/2022. Trước thềm hội nghị, khi các nhà ngoại giao Trung Quốc vận động hành lang để đảm bảo cuộc xung đột không chi phối nhiều đến nghị trình cuộc họp, các nhà lãnh đạo EU đã quyết định cảnh báo Bắc Kinh "không can thiệp" vào các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga.
Mối quan ngại của EU cũng gia tăng sau khi Bắc Kinh, mặc dù tránh vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva, trở thành khách hàng mua dầu thô giảm giá hàng đầu của Nga.
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh cũng bị giáng một đòn mạnh sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, với sự gián đoạn giao thông đường sắt và sự chậm lại tăng trưởng trên các tuyến thương mại qua Nga và các nước láng giềng.
Rất ít dự án, ngoại trừ Cầu Peljesac ở Croatia, đã được thực hiện, Romania đã đóng băng tất cả dự án của Trung Quốc và các nước như Ba Lan cảnh giác với thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Bắc Kinh.
Đồng thời, EU trong hai năm qua đã tăng cường nỗ lực nhằm tạo đối trọng với các sáng kiến đầu tư của Trung Quốc, được gọi là "Global Gateway". Kế hoạch dự kiến đầu tư 300 tỷ euro vào năm 2027 vào các dự án cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số và khí hậu trên khắp thế giới để tăng cường chuỗi cung ứng của châu Âu, thúc đẩy thương mại của EU và giúp chống lại biến đổi khí hậu.
Các quan chức EU nói rằng các điều khoản tài chính mà Bắc Kinh đưa ra theo sáng kiến của họ thường "không thuận lợi hoặc không minh bạch và khiến một số nước nghèo hơn, đặc biệt là ở châu Phi, phụ thuộc vào Trung Quốc thông qua nợ". Ủy ban châu Âu lưu ý kế hoạch Global Gateway sẽ nhằm mục đích tạo liên kết với các quốc gia khác mà không tạo ra sự phụ thuộc.
Trung Quốc đánh giá cao bình luận của Tổng thống Putin về việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan Trung Quốc cho rằng những lời chỉ trích của Điện Kremlin về chuyến thăm vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) của Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã chứng tỏ được sự vững chắc trong quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại sân bay Songshan, Đài Bắc, ngày 2/8. Ảnh: Getty Images Người phát ngôn...