Trung Quốc cảnh báo Mỹ về đạo luật ủy quyền quốc phòng 2025
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24/12 tuyên bố đã chính thức gửi công hàm phản đối quyết liệt tới Mỹ liên quan đến việc Tổng thống Joe Biden ký ban hành Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng ( NDAA) cho năm tài khóa 2025.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu họp báo tại thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Bắc Kinh cho rằng đạo luật này chứa đựng những nội dung tiêu cực liên quan đến Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh, đưa ra phát biểu trên trong cuộc họp báo thường kỳ, đáp lại câu hỏi về việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký NDAA năm 2025 thành luật hôm 23/12.
Bà Mao Ninh nhấn mạnh rằng phía Mỹ đã liên tục thổi phồng mối đ.e dọ.a từ Trung Quốc, gia tăng hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, lạm dụng quyền lực nhà nước để kìm hãm sự phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế của Trung Quốc, đồng thời hạn chế các hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Theo bà Mao Ninh, những hành động này của Mỹ đã xâm phạm chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc, đồng thời gây trở ngại cho các nỗ lực ổn định quan hệ song phương của cả hai bên.
Video đang HOT
“Trung Quốc hết sức bất bình và kiên quyết phản đối điều này, đồng thời đã chính thức gửi công hàm phản đối nghiêm khắc tới phía Mỹ”, bà Mao tuyên bố.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng thời kêu gọi Mỹ từ bỏ tư duy Chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ, nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc và quan hệ Trung – Mỹ một cách khách quan và lý tính. Bà Mao cũng yêu cầu Mỹ tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “Một Trung Quốc” và ba Thông cáo chung Trung – Mỹ.
Bà Mao Ninh hối thúc Mỹ chấm dứt việc vũ trang cho Đài Loan, ngừng chính trị hóa và vũ khí hóa các vấn đề khoa học, công nghệ, kinh tế và thương mại, không viện cớ để tăng chi tiêu quân sự và duy trì vị thế bá quyền, đồng thời kiềm chế việc thực thi các điều khoản tiêu cực liên quan đến Trung Quốc trong NDAA nói trên.
Bà Mao Ninh khẳng định Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình.
Trước đó, ngày 22/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành NDAA năm 2025, cho phép chi tiêu quân sự ở mức kỷ lục 886 tỷ USD.
NDAA được Quốc hội Mỹ thông qua vào tuần trước. Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua với 87 phiếu thuận và 13 phiếu chống, trong khi Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ với tỷ lệ 310 phiếu thuận và 118 phiếu chống.
Đạo luật trên liên quan đến việc tăng lương cho quân nhân, mua tàu chiến và máy bay, cho đến các chính sách như hỗ trợ cho các đối tác nước ngoài. Đạo luật dài gần 3.100 trang này kêu gọi tăng lương 5,2% cho quân nhân và tăng tổng ngân sách quốc phòng thêm khoảng 3%, lên 886 tỷ USD.
NDAA năm nay cũng bao gồm việc gia hạn thêm 4 tháng cho một điều luật quy định về hệ thống giám sát điện tử ở nước ngoài đối với người nước ngoài sắp hết hạn, vốn bị các nhóm bảo mật ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ.
Chương trình này cho phép các cơ quan an ninh của Mỹ thực hiện các chương trình giám sát điện tử, thông qua việc theo dõi thư điện tử email của những người không phải là công dân Mỹ ở nước ngoài mà không cần xin lệnh của tòa án.
Với việc thông qua NDAA mới, chính quyền của Tổng thống Biden được cho là sẽ đầu tư tăng cường năng lực quân sự nhằm cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với các đồng minh như Anh và Australia.
Tỷ phú Elon Musk phản đối Mỹ chi tiêu cho quốc phòng châu Âu
Ngày 23/12, trên mạng xã hội X, tỷ phú Elon Musk đã lên tiếng phản đối Mỹ sử dụng phần lớn ngân sách quốc gia để hỗ trợ chi tiêu cho quốc phòng cho châu Âu.
Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ông Musk cho rằng việc Mỹ tài trợ quốc phòng cho châu Âu là "vô nghĩa" trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nền kinh tế khó khăn. Ông nhấn mạnh Mỹ đang đứng trong ánh hào quang cũ và áp lực gia tăng từ các khoản nợ công. Trước đó, ông Musk từng cảnh báo rằng Mỹ có thể rơi vào khủng hoảng tài chính nếu chính phủ không kiểm soát hiệu quả các khoản nợ quốc gia.
Quan điểm của ông Musk đã thu hút chú ý đặc biệt của dư luận, trong bối cảnh ngân sách quốc gia Mỹ năm 2024 đạt chi tiêu kỷ lục, khi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho phép chi tiêu lên tới 886 tỷ USD. Trong đó, một phần đáng kể được dành để tăng cường sức mạnh quân sự và hỗ trợ các đồng minh châu Âu.
Cụ thể, NDAA năm 2024 phân bổ 300 triệu USD cho sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, cung cấp vũ khí, huấn luyện và hỗ trợ tình báo cho chính phủ nước này trong bối cảnh xung đột với Nga.
Đồng thời, Mỹ tiếp tục duy trì và tăng cường hiện diện quân sự tại châu Âu, tập trung vào việc phát triển khai lực lượng và trang thiết bị hiện đại ở khu vực Đông Âu, ngăn chặn các mối đ.e dọ.a tiềm tàng và củng cố an ninh cho các đồng minh NATO trong khu vực.
Tuy nhiên, cam kết từ các đồng minh châu Âu về chi tiêu quốc phòng 2% GDP vẫn chưa đồng đều. Một số quốc gia, như Ba Lan và các nước Baltic đã đạt được hoặc vượt mức chi tiêu do lo ngại các vấn đề an ninh từ xung đột Nga - Ukraine. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác như Italy, Tây Ban Nha vẫn chưa đạt đủ 2% GDP, bất chấp sức ép từ cả phía Mỹ và NATO. Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - cũng chậm chễ trong vấn đề này và lần đầu tiên đạt mục tiêu trong năm 2024, đán.h dấu thay đổi lớn trong phòng chính sách quốc phòng của nước này sau nhiều năm bị ch.ỉ tríc.h.
Những vấn đề này làm dấy lên nhiều tranh luận gay gắt về trách nhiệm gánh vác và chia sẻ của các đồng minh. Ông Elon Musk cho rằng không hợp lý khi Mỹ phải gánh vác phần lớn chi tiêu quốc phòng châu Âu, trong khi nhiều quốc gia tại khu vực này chưa đáp ứng đầy đủ cam kết.
Phát biểu của ông Musk không chỉ thể hiện quan điểm cá nhân mà còn thúc đẩy các cuộc tranh luận về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và trách nhiệm trong NATO. Điều này đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết đối với Mỹ trong việc đán.h giá lại chiến lược quốc phòng quốc tế và chính sách hỗ trợ các nước đồng minh, nhất là trong bối cảnh nước này đang chịu áp lực lớn do suy giảm kinh tế.
Trung Quốc, Iran và Cuba khẳng định người dân Syria quyết định tương lai đất nước Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/12 kêu gọi khôi phục ổn định và trật tự ở Syria, đồng thời hối thúc tất cả các bên liên quan ở quốc gia Trung Đông này tìm kiếm giải pháp chính trị càng sớm càng tốt để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực. Người dân tại một khu chợ ở thành phố Hama,...