Trung Quốc cảnh báo đáp trả vụ Lithuania trục xuất nhân viên ngoại giao
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2.12 tuyên bố sẽ có những động thái đáp trả việc Lithuania trục xuất 3 nhân viên Văn phòng Đại biện lâm thời Trung Quốc tại Lithuania.
“Trung Quốc kịch liệt lên án và phản đối hành động mang tính khiêu khích và vô trách nhiệm này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong tuyên bố ngày 2.12. Bắc Kinh yêu cầu Lithuania “lập tức chấm dứt hành vi phá hoại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời ngừng gây khó khăn cho quan hệ song phương”, AFP đưa tin.
Quốc kỳ Lithuania tại thủ đô Vilnius. ẢNH: REUTERS
Vào ngày 29.11, Bộ Ngoại giao Lithuania thông báo 3 nhân viên thuộc Văn phòng Đại biện lâm thời Trung Quốc tại Lithuania là “người không được chào đón” và phải rời đất nước trong thời gian quy định. Vilnius không đưa ra thông tin chi tiết, ngoài việc nói rằng 3 người này vi phạm luật pháp Lithuania và Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961.
Quan hệ giữa Lithuania và Trung Quốc xấu đi từ năm 2021, sau khi Lithuania cho đảo Đài Loan mở cơ quan ngoại giao tại Vilnius với tên gọi “Văn phòng đại diện Đài Loan tại Lithuania”. Những văn phòng đại diện khác của Đài Loan tại châu Âu và Mỹ sử dụng tên Đài Bắc. Bắc Kinh đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Vilnius sau vụ việc trên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2.12 đề nghị Lithuania tuân thủ sự đồng thuận quốc tế hiện hành, tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và thúc đẩy các điều kiện để bình thường hóa quan hệ Trung Quốc – Lithuania.
Bộ Quốc phòng Lithuania kêu gọi không dùng điện thoại Trung Quốc
Trong một diễn biến khác, Lithuania đang phối hợp với Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác điều tra sự cố 2 tuyến cáp viễn thông bị cắt đứt trong vùng nội thủy của Thụy Điển vào tháng 11, bao gồm một tuyến cáp chạy từ đảo Gotland (Thụy Điển) đến Lithuania. Tàu Trung Quốc Yi Peng 3 bị nghi ngờ liên quan vụ việc, khi các trang theo dõi hàng hải cho biết con tàu này đi qua tuyến cáp vào thời điểm chúng bị hỏng. Trung Quốc hôm 29.11 phủ nhận liên quan sự cố trên và tuyên bố sẵn sàng hợp tác điều tra.
Hãng điện thoại Trung Quốc đánh bại Apple, Samsung tại thị trường châu Phi
Dọc đại lộ Luthuli nhộn nhịp ở trung tâm thành phố Nairobi, các tấm biển quảng cáo điện thoại di động Trung Quốc tràn ngập các con phố có đông người mua sắm đi qua.
Biển quảng cáo các thương hiệu điện thoại Trung Quốc Tecno dọc đại lộ Luthuli ở thủ đô Nairobi của Kenya. Ảnh: Weibo
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, những tấm biển quảng cáo đủ màu sắc của một số thương hiệu điện thoại bán chạy nhất châu Phi - Tecno, Infinix và iTel - được trưng bày trước các cửa hiệu tại khu mua sắm sầm uất của Kenya. Tất cả các thương hiệu này đều là điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng hầu hết người dân Trung Quốc đại lục đều chưa từng nghe đến chúng. Thực ra, Tecno, Infinix và iTel chưa từng được bày bán tại quốc gia tỷ dân này.
Cả ba thương hiệu điện thoại đó đều do Transsion - công ty có trụ sở tại Thâm Quyến chuyên bán điện thoại ở châu Phi - sản xuất. Tecno, Infinix và iTel cũng đang mở rộng sang các thị trường khác như Mỹ Latinh, Ấn Độ, Đông Âu và Đông Nam Á.
Transsion đã rất thành công trong chiến lược kinh doanh. Năm 2023, thương hiệu Tecno của công ty này đã bán được nhiều điện thoại thông minh ở Trung Đông và châu Phi hơn cả Samsung hay Apple.
Đây là kỳ tích giúp củng cố ngoại giao công nghệ của Trung Quốc trong khu vực. Từ đó thu hút ngày càng nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đến châu Phi và Trung Đông.
Theo dữ liệu từ Công ty Counterpoint Research có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), doanh số bán điện thoại thông minh Tecno đã tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 4 năm ngoái, vượt Samsung để lần đầu tiên dẫn đầu khu vực Trung Đông và châu Phi.
Trong cùng thời gian, thị phần xuất xưởng điện thoại thông minh của Tecno đã tăng lên 20% từ 15% vào năm 2022. Trong khi đó, thị phần của Samsung giảm từ 24% vào năm 2022 xuống còn 18%.
Theo Counterpoint, sự tăng trưởng của Tecno được thúc đẩy bởi điện thoại di động ở mức giá 150 USD. Các mẫu như Tecno Pop 7 và Camon 20 Pro đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
Những chiếc điện thoại chất lượng ở phân khúc bình dân, như chiếc Tecno Spark 8c này, chính là công thức chiến thắng của Transsion. Ảnh: Shutterstock
Theo ông Yang Wang, nhà phân tích cấp cao tại Counterpoint Research, các yếu tố kinh tế cũng có thể đóng góp một phần vào thành công năm 2023 của Transsion. Ông cho biết sự tăng trưởng này chủ yếu là do môi trường kinh tế vĩ mô tốt hơn nhiều, khi lạm phát và giá năng lượng giảm, trong khi đồng nội tệ châu Phi ổn định ở hầu hết các quốc gia.
Ông Wang cho hay điều này có tác động đáng kể trong việc thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt là đối tượng có thu nhập thấp.
"Các thương hiệu Transsion được hưởng lợi nhiều nhất từ những 'cơn gió thuận' này, bởi họ đầu tư nhiều nhất vào phân khúc điện thoại thông minh từ trung cấp đến bình dân, trong số những thương hiệu lớn nhất ở châu Phi".
Các sản phẩm ở phân khúc bình dân là một phần quan trọng trong thành công của công ty Trung Quốc. Chỉ nhìn vào doanh số bán hàng ở châu Phi, Tecno đã vượt Samsung vào năm 2020. Điều đó phần lớn là do ra mắt thành công các mẫu điện thoại ở phân khúc giá thấp hơn cũng như việc thúc đẩy tiếp thị ở thị trường này.
Ông Wang cho biết Tecno đã tiếp tục đầu tư vào tiếp thị và thâm nhập kênh, cũng như các kế hoạch đầy tham vọng nhằm ra mắt điện thoại thông minh cao cấp - như điện thoại màn hình gập, giúp nâng cao uy tín của thương hiệu đối với người tiêu dùng.
Thực sự đó là chiến lược có hiệu quả. Transsion hiện là nhà sản xuất điện thoại di động thống trị toàn khu vực Trung Đông và châu Phi, chiếm hơn 36% thị phần xuất xưởng trong quý 4 năm 2023 và 32% trong cả năm.
Cùng với đó, Tecno, Infinix và iTel chiếm 48% thị trường điện thoại thông minh ở châu Phi vào năm 2023. Riêng Tecno chiếm 26% thị phần điện thoại thông minh châu Phi trong khi Infinix và iTel lần lượt chiếm 12% và 10% thị phần.
Transsion đang thống trị thị trường điện thoại trên khắp châu Phi. Ảnh: Shutterstock
Trong hơn một thập kỷ, Transsion đã thu lợi nhuận bằng cách bán độc quyền điện thoại di động ở châu Phi. Nhưng trong những năm gần đây, công ty này đã mở rộng sang các thị trường khác.
Thành công này là nhờ hoạt động tiếp thị vượt trội và hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng, chẳng hạn sản xuất điện thoại 2 thẻ SIM và điện thoại có camera được hiệu chỉnh tốt hơn cho tông màu da tối hơn.
Theo công ty nghiên cứu công nghệ International Data Corporation (IDC), Transsion đã xuất xưởng 95 triệu chiếc điện thoại thông minh vào năm ngoái - nhiều hơn 30,8% so với năm 2022.
IDC cho biết châu Phi là thị trường đóng góp lớn nhất giúp Transsion lần đầu tiên lọt vào top 5 nhà cung cấp hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, Samsung của Hàn Quốc đứng thứ hai với thị phần 16% ở châu Phi, mặc dù doanh số bán hàng vẫn không thay đổi vào năm 2023.
Ngoài Transsion, các thương hiệu điện thoại di động khác của Trung Quốc còn có Xiaomi và Oppo. Xiaomi, một trong những thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc bán chạy nhất trên toàn cầu, chiếm 7% thị phần ở châu Phi vào năm 2023, chủ yếu là do số lượng sản phẩm sẵn có và phạm vi tiếp cận địa lý ngày càng mở rộng. Oppo chỉ chiếm 5% thị phần xuất xưởng điện thoại thông minh ở châu lục này.
Tuy nhiên, Transsion đã không có khởi đầu thuận lợi khi thâm nhập thị trường châu Phi vào năm 2008. Vào thời điểm đó, khi bắt đầu hoạt động ở Kenya, văn phòng của Transsion nằm trên tầng hai của một tòa nhà dọc đại lộ Luthuli đông đúc. Chính từ con phố tấp nập này, công ty đã thành lập cơ sở để phát triển và mở rộng sang các thị trường khác ở châu Phi, bao gồm cả việc thành lập nhà máy sản xuất ở Ethiopia.
Transsion hiện đã chuyển văn phòng đến khu vực yên tĩnh hơn trong thành phố tại Cardinal Otunga Plaza trên Phố Kaunda ở trung tâm Nairobi, nhưng vẫn giữ văn phòng Luthuli Complex làm trung tâm dịch vụ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty điện thoại Trung Quốc đều có được những câu chuyện thành công như vậy ở châu Phi. Huawei Technologies đã chứng kiến thị phần ở châu Phi giảm từ 10% vào năm 2019 xuống còn khoảng 1% trong những năm gần đây.
"Huawei thực sự là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực, nhưng doanh số bán hàng giảm mạnh sau năm 2020 khi các lệnh trừng phạt của Mỹ ngăn công ty tiếp cận với GMS (Google Mobile Services) và chipset. Huawei đã phục hồi vào năm 2023 nhưng hiện chỉ chiếm chưa đến 1% thị trường", ông Wang cho hay.
Điều đó nói lên rằng Huawei Technologies là một công ty lớn trong lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp ở châu Phi, nơi tập đoàn này thống trị các trung tâm dữ liệu, dịch vụ đám mây, mạng và cơ sở hạ tầng kết nối Internet.
Nhà phân tích địa kinh tế vùng cận Sahara Aly-Khan Satchu cho biết các thương hiệu điện thoại di động Trung Quốc đã có mặt khắp nơi trên lục địa này.
Ông nhấn mạnh điều này nói lên khả năng của Trung Quốc trong việc tiếp cận gần hơn với đường cầu thị trường của mình, cũng như khả năng định giá phù hợp. Theo ông, những lợi thế đó không chỉ xảy ra với điện thoại di động mà còn áp dụng cho mọi người tiêu dùng.
Đối với Huawei, ông Satchu cho biết công ty này đang cạnh tranh ở mức giá cao hơn và thị trường ở đó vẫn còn mỏng.
Nhà tư vấn công nghệ người Kenya có trụ sở tại New Zealand, Peter Wanyonyi, cho biết việc truy cập các ứng dụng như WhatsApp, Facebook hoặc TikTok đòi hỏi người tiêu dùng phải có điện thoại thông minh.
"Đó là nơi những công ty như Tecno đã tìm ra công thức chiến thắng. Họ cung cấp khả năng của điện thoại thông minh với mức giá rất phải chăng", ông nhận định.
Ông nói rằng châu Phi từng là thị trường của Huawei, nhưng kể từ khi bị loại khỏi hệ điều hành Android của Google, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã phải vật lộn để sản xuất điện thoại thông minh cung cấp quyền truy cập vào hệ điều hành Android - hệ điều hành mà tầng lớp trung lưu ở châu Phi đang vận hành.
"Khi không có thiết bị tương tự với mức giá phải chăng như Huawei, một khoảng trống đã mở ra trên thị trường điện thoại thông minh châu Phi - và có một thị trường đã lấp đầy khoảng trống đó. Đây chính là điều mà Tecno và các hãng điện thoại tương tự đã khai thác để nhanh chóng 'ăn đứt' Huawei", ông Wanyonyi cho hay.
Gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Litva Theo Tân Hoa xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/12 tuyên bố Bắc Kinh phản đối việc Litva yêu cầu 3 nhân viên ngoại giao làm việc tại Văn phòng Đại biện lâm thời Trung Quốc ở Litva phải rời khỏi quốc gia châu Âu này trong thời gian quy định. Người phát ngôn nhấn mạnh hành động trên...