Trung Quốc cảnh báo Anh không can thiệp vấn đề Hong Kong
Trung Quốc cảnh báo sự can thiệp của Anh trong vấn đề của Hong Kong sẽ “phản tác dụng” sau khi London chỉ trích dự luật an ninh đặc khu.
“Chúng tôi khuyên Vương quốc Anh lùi khỏi bờ vực, từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, tư duy thuộc địa của họ và công nhận, tôn trọng thực tế rằng Hong Kong đã được trao trả”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay.
Ông Triệu cũng nói rằng London phải “dừng ngay lập tức việc can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong cũng như vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nếu không điều này chắc chắn sẽ phản tác dụng”.
Phát biểu được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói trước quốc hội hôm 2/6 rằng Trung Quốc có nguy cơ phá hủy một trong những “viên ngọc quý” của nền kinh tế châu Á nếu áp luật an ninh Hong Kong. Ông nói rằng “vẫn còn thời gian để Trung Quốc xem xét lại, còn cơ hội để lùi khỏi bờ vực và tôn trọng quyền tự trị của Hong Kong cũng như nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc”.
Video đang HOT
Người Hong Kong biểu tình phản đối dự luật an ninh hôm 24/5. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Anh lập luận rằng luật an ninh Hong Kong mà Bắc Kinh đang xây dựng có thể vi phạm nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” nêu trong tuyên bố chung Trung – Anh năm 1984, mâu thuẫn với Điều 23 trong Luật Cơ bản của đặc khu. Ông cho biết Anh sẽ thành lập liên minh các nước chống lại Trung Quốc nếu Bắc Kinh áp luật an ninh với Hong Kong.
Thủ tướng Boris Johnson trước đó cảnh báo Anh sẽ cấp hàng triệu thị thực cho người Hong Kong, thậm chí quốc tịch Anh, nếu Trung Quốc quyết ban hành luật an ninh. Johnson cho rằng luật an ninh Hong Kong sẽ “tước đi các quyền tự do và làm xói mòn đáng kể quyền tự chủ của thành phố”.
Nghị quyết về xây dựng luật an ninh được quốc hội Trung Quốc thông qua tuần trước, sau những cuộc biểu tình rung chuyển Hong Kong năm ngoái. Luật mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong và có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu.
Anh cùng nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định luật an ninh Hong Kong giúp duy trì vững chắc nguyên tắc này, cũng như ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Lãnh đạo Hong Kong tới Bắc Kinh bàn dự luật an ninh
Trưởng đặc khu Carrie Lam cùng đoàn quan chức cấp cao tới Bắc Kinh để trình bày quan điểm cá nhân và dư luận Hong Kong về dự luật an ninh.
Chính quyền Hong Kong hôm qua ra thông báo cho biết Trưởng đặc khu Carrie Lam cùng lãnh đạo cơ quan tư pháp Teresa Cheng Yeuk-wah, lãnh đạo cơ quan an ninh John Lee Ka-chiu và Cảnh sát trưởng Chris Tang Ping-keung sẽ tới Bắc Kinh hôm nay. Chính quyền trung ương "sẽ lắng nghe" quan điểm của bà Lam về dự luật an ninh, thông báo nêu, nhưng không nói cụ thể bà sẽ gặp ai.
Lãnh đạo cơ quan an ninh John Lee Ka-chiu cho biết ông sẽ trình bày với Bắc Kinh rằng có cả dư luận ủng hộ lẫn phản đối ở Hong Kong đối với dự luật, và làm rõ cách các cơ quan thực thi pháp luật sẽ hoạt động theo hệ thống luật chung.
Một nguồn tin đại lục am hiểu các vấn đề Hong Kong nói rằng Bắc Kinh trên thực tế đã sắp xếp chuyến thăm của bà Lam ngay sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) bế mạc hôm 28/5. "Chính quyền trung ương sẽ không cho phép quá trình xây dựng luật kéo dài quá lâu", nguồn tin cho biết, thêm rằng bà Lam dự kiến gặp các quan chức NPC.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam tại buổi họp báo hôm 2/6. Ảnh: SCMP.
Theo nguồn tin thứ hai, phần lớn luật an ninh đã được soạn thảo và một cơ quan mới có thể được thành lập ở Hong Kong sẽ có quyền và công cụ để xử lý "toàn bộ mối đe dọa an ninh", dù cảnh sát địa phương sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng. Một nguồn tin thứ ba cho hay các thành viên NCP được khuyến khích nêu quan điểm về luật an ninh trong hai ngày tới.
Một nguồn tin thân cận với chính quyền Hong Kong cho rằng nhiều khả năng Ủy ban Thường vụ NPC, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng luật an ninh, sẽ hoàn tất dự luật tại cuộc họp cuối tháng này.
Thông báo về chuyến đi của bà Lam được đưa ra sau khi Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hong Kong Andrew Leung Kwan-yuen, trong bức thư gửi tất cả nghị sĩ tối 1/6, đã cấm chủ tịch đảng Dân chủ Wu Chi-wai chất vấn về dự luật tại cuộc họp hội đồng hôm nay với lý do đây là luật quốc gia, không phải việc của chính quyền thành phố.
NPC hôm 28/5 bỏ phiếu thông qua nghị quyếtxây dựng luật an ninh Hong Kong, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong và có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu. Dự luật dự kiến được ban hành vào tháng 8.
Giới chức nhiều nước bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định luật an ninh Hong Kong giúp duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cùng ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Anh cảnh báo Trung Quốc: Đừng phá hủy viên ngọc Hồng Kông Anh cảnh báo ban hành luật an ninh Hong Kong có nguy cơ phá hủy một trong những viên ngọc quý của nền kinh tế châu Á, đồng thời hủy hoại danh tiếng của Trung Quốc. Phát biểu trước Quốc hội Anh hôm 2/6, Ngoại trưởng Dominic Raab cho biết: "Vẫn còn thời gian để Trung Quốc xem xét lại, loại bỏ luật...