Trung Quốc “căng mình” đối phó hàng loạt ổ dịch mới
Các tỉnh thành trên khắp Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp hạn chế cứng rắn hơn trong nỗ lực chạy đua để ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất trong nhiều tháng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh: AFP).
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết nước này ghi nhận 328 ca mắc Covid-19 có triệu chứng trong tháng 7, gần bằng tổng số ca nhiễm trong nước từ tháng 2 đến tháng 6.
“Biến chủng virus chính đang bùng phát hiện nay là Delta, gây ra thách thức lớn hơn đối với công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh”, người phát ngôn Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) Mi Feng phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 31/7.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi chính phủ các nước trên toàn thế giới ngăn chặn biến chủng Delta trước khi biến chủng này trở nên nguy hiểm và chết chóc hơn.
Tại Trung Quốc, đợt bùng phát dịch hiện tại là đợt bùng phát dịch lớn nhất về mặt địa lý tấn công nước này trong vài tháng trở lại đây, thách thức thành công ban đầu của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch Covid-19 bên trong lãnh thổ.
Video đang HOT
Hơn 260 ca nhiễm trên khắp Trung Quốc có liên quan đến một ổ dịch ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, nơi có 9 nhân viên vệ sinh tại một sân bay quốc tế cho kết quả dương tính với virus vào ngày 20/7.
Hàng trăm nghìn người ở Giang Tô đã bị phong tỏa, trong khi Nam Kinh đã xét nghiệm 2 lần cho toàn bộ 9,2 triệu dân của thành phố này.
Theo quan chức NHC He Qinghua, sự lây lan của biến chủng Delta, kết hợp với mùa du lịch cao điểm và lưu lượng hành khách cao tại sân bay, đã dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của đợt bùng phát dịch lần này.
Trong ngày 31/7, tỉnh Phúc Kiến và siêu đô thị Trùng Khánh là 2 khu vực mới nhất ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, gồm một bệnh nhân từng đến thành phố du lịch Tây An, tỉnh Thiểm Tây, và một thành viên phi hành đoàn mới trở về từ nước ngoài.
Giới chức Trùng Khánh đã lệnh xét nghiệm khẩn cấp hàng loạt vào cuối ngày 30/7 đối với những người đã đến các địa điểm liên quan đến các ca nhiễm được xác nhận.
Giới chức thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, nơi vừa trải qua đợt lũ lụt lịch sử khiến hàng chục người thiệt mạng, ngày 31/7 đã lệnh xét nghiệm toàn bộ 10 triệu dân sau khi xuất hiện ca lây nhiễm mới không có triệu chứng và nhiều ca nghi nhiễm. Giám đốc ủy ban y tế Trịnh Châu cũng bị cách chức.
Thành phố du lịch Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam đã phong tỏa toàn bộ 1,5 triệu dân và đóng cửa tất cả các điểm tham quan du lịch vào ngày 30/7. Theo các cuộc điều tra sơ bộ, giới chức y tế cho biết các ca nhiễm tại Trương Gia Giới có thể liên quan tới ổ dịch ở Nam Kinh.
Các nhà chức trách đang cố gắng truy vết toàn quốc đối với những người gần đây đã đến Nam Kinh hoặc Trương Gia Giới, đồng thời kêu gọi khách du lịch không đi đến các khu vực có ca nhiễm.
Wang Songqiang, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Trịnh Châu, cho biết những người nhiễm có tải lượng virus cao khiến ổ dịch ở Trịnh Châu đang lây lan nhanh so với các đợt bùng phát dịch ở Nam Kinh, Trương Gia Giới và Thành Đô.
Bí thư Hà Nam Lou Yangsheng ngày 31/7 kêu gọi triển khai các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế Covid-19 lây lan, đồng thời yêu cầu điều tra toàn diện và kỹ lưỡng về nguồn gốc của đợt bùng phát dịch trong thời gian nhanh nhất có thể.
Không ai được rời Hà Nam trừ trường hợp cần thiết. Hà Nam cũng yêu cầu hủy các sự kiện đông người, đẩy mạnh tiêm chủng và công bố thông tin dịch bệnh cho cộng đồng kịp thời, công khai và minh bạch.
"Quái vật" Delta gây tải lượng virus cao gấp 1.000 lần chủng ban đầu
Biến chủng Delta được xem là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm lây lan dữ dội nhất trong lịch sử, khi một nghiên cứu gần đây chỉ ra nó gây ra tải lượng virus gấp 1.000 lần chủng ban đầu.
Chủng Delta nguy hiểm đang gây ra làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu (Ảnh minh họa: Reuters).
CNBC ngày 22/7 dẫn phát biểu của giám đốc trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cho biết, biến chủng Delta là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất mà các nhà khoa học từng biết đến.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) thực hiện chỉ ra rằng, Delta có khả năng lây lan mạnh mẽ, phần lớn vì người mắc chủng này có thể mang tải lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần những người mắc chủng SARS-CoV-2 chưa đột biến. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, Delta có thể tự tạo ra bản sao nhanh hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các chủng trước đó.
"Biến chủng Delta rất nguy hiểm và dễ lây lan hơn rất nhiều so với các chủng trước đó. Đây là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất mà chúng tôi từng biết và cá nhân tôi từng chứng kiến trong sự nghiệp 20 năm qua", bà Walensky nhấn mạnh.
Delta, chủng lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ hồi năm ngoái, sở hữu "đột biến kép" là L452R và E484Q. Cả 2 đột biến này đều xảy ra ở phần quan trọng của virus, cho phép nó xâm nhập và tấn công tế bào cơ thể người.
Những đặc điểm trên lý giải cho nguyên nhân Delta đang gây bùng dịch mạnh mẽ trở lại trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ. Chủng này hiện chiếm 83% trong số ca bệnh đã giải trình tự gen ở Mỹ, tăng mạnh so với con số 50% ghi nhận hôm 3/7.
Mỹ ghi nhận số ca bệnh trung bình 7 ngày tăng 53% so với tuần trước, số người nhập viện tăng 32% và số ca tử vong tăng 19% trong cùng kỳ so sánh.
Bà Walensky cho rằng, Delta vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và "đang tìm người dễ tổn thương kế tiếp để lây lan".
Delta hiện đang bùng nổ ở các hạt Mỹ, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ba bang Florida, Texas, Missouri với tỷ lệ tiêm chủng thấp đang chiếm 40% tổng số ca ghi nhận trên toàn quốc.
Tại các bệnh viện trên khắp nước Mỹ, 97% người nhập viện có triệu chứng mắc Covid-19 đều là người chưa tiêm chủng và 99,5% ca tử vong vì mầm bệnh cũng thuộc nhóm người chưa tiêm vắc xin.
Delta lan tới 98 nước, WHO cảnh báo vắc xin "hụt hơi" trước biến chủng mới Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định rằng chương trình tiêm chủng đang chậm hơn rất nhiều so với tốc độ lây lan của Delta, biến chủng dễ lây nhiễm nhất thế giới và đã lan tới 98 nước. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Getty). Guardian ngày 3/7 dẫn nhận định của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom...