Trung Quốc cấm nhập khẩu toàn bộ than từ Triều Tiên
Bộ Thương mại Trung Quốc vừa tuyên bố ngừng nhập khẩu toàn bộ than từ Triều Tiên. Thông tin này đến sau vụ thử nghiệm tên lửa mới của Bình Nhưỡng và vụ ám sát anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Kim Jong-Un, ông Kim Jong-Nam.
Trung Quốc đã ra lệnh cấm nhập khẩu mọi mặt hàng than từ Triều Tiên cho đến ngày 31-12-2017 mà không đưa ra lí do cụ thể nào. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chính trị phán đoán rằng, vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo mới và việc Triều Tiên bị tình nghi ám sát ông Kim Jong-Nam là nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Thông tin này đến sau khi vào hôm 15-2, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết, khối lượng than trị giá 1 triệu USD của Triều Tiên đã không thể thông quan mặc dù đã đến cảng Wenzhou của Trung Quốc vào hôm 13-2. Lí do Trung Quốc đưa ra lúc đó là hàm lượng thủy ngân trong than đá vượt mức cho phép.
Than là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Triều Tiên
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên. Vào năm 2016, Bắc Kinh cũng đã tuân theo nghị quyết cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như các vụ buôn bán có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Triều Tiên hoặc không liên quan đến chương trình tên lửa của nước này.
Video đang HOT
Than là mặt hàng xuất khẩu chính của Triều Tiên với tỉ lệ chiếm tới 35% quy mô nền kinh tế nước này. Nếu lệnh cấm này được tuân thủ nghiêm ngặt, nó sẽ làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Từ trước tới nay, Mỹ vẫn nhiều lần cáo buộc Trung Quốc tỏ bề ngoài tuân theo các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, trên thực tế lại không hề nghiêm túc trong việc thực hiện.
Theo Đặng Vũ
An ninh thủ đô
Đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch lưu trữ than cho nhu cầu sau năm 2020
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn phúc đáp về kế hoạch xuất khẩu than của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, trong đó Bộ Công Thương xin ý kiến của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan được tăng xuất khẩu thêm 2 triệu tấn than/năm vào kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020.
Theo văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiếu trả lời, Bộ KH&ĐT thống nhất với đề xuất của Bộ Công Thương về kế hoạch số lượng và chủng loại than xuất khẩu giai đoạn 2017 - 2020 của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ Công Thương lưu ý tính toán việc xuất khẩu thêm 2 triệu tấn than cám, có hàm lượng lưu huỳnh cao, chất bốc thấp tại khu vực Vàng Danh - Uông Bí, bởi hiện nhu cầu thị trường trong nước đang sử dụng loại than này.
Đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch dự trữ than cho kế hoạch sử dụng sau năm 2020, khi Việt Nam dự kiến sẽ phải nhập khẩu số lượng lớn để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, tiêu hao nhiên liệu
Thứ trưởng Hiếu đề nghị: "Bộ Công Thương đánh giá lợi ích xuất khẩu so với tiêu thụ trong nước. Nếu trường hợp đánh giá cho thấy việc xuất khẩu mang lại lợi ích cao hơn, Bộ sẽ nhất trí cho phép TKV xuất khẩu 2 triệu tấn than trong năm 2017".
Đặc biệt, Bộ KH&ĐT yêu cầu TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cần tập trung vào chế biến những loại than mà trong nước đang có nhu cầu sử dụng, có yêu cầu cao thay vì chỉ tập trung khai thác, xuất khẩu. Về lâu dài, các đơn vị trọng điểm này cần phải có phương án khai thác hợp lý, phù hợp với đặc điểm phân bố trữ lượng, tài nguyên. Đặc biệt phải có kế hoạch lưu trữ cho nhu cầu sau năm 2020.
Theo thông tin, hiện ngoài việc khai thác than trong nước, các doanh nghiệp thuộc ngành than đều nhập than có lưu huỳnh cao, chất bốc cao để phối trộn với than trong nước có chất bốc thấp, bán lại cho các DN trong nước cần, trong đó có các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất, sơ sợi và các lò công nghiệp...
Hiện nhu cầu loại nguyên liệu này khá cao, trong khi đó than nhập từ nước ngoài như Nga, Indonesia cũng đều là loại than hỗn hợp như này, hoặc than kém hơn nhưng giá rẻ hơn trong nước. Tuy nhiên, việc phối trộn các loại than để bán lại đem lại giá trị không cao bằng khai thác than xuất khẩu.
Trong thời gian qua, nhiều nhà máy nhiệt điện, doanh nghiệp trong nước thay vì chọn than trong nước đã trực tiếp nhập khẩu than từ nước ngoài. Đây là một nghịch lý, bởi trong khi than trong nước tồn kho lớn, nhiều loại than có hiệu năng tương tự thì sản xuất bị ngưng trệ do không có đầu mối tiêu thụ thì than nhập từ nước ngoài lại ùn ùn vào Việt Nam với số lượng cực lớn. Thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/10, than nhập khẩu về Việt Nam đã đạt hơn 11 triệu tấn, tăng gấp gần 4 lần so với kế hoạch và tăng hơn 20 lần so với lượng than nhập cả năm 2015.
Bối cảnh sản xuất, xuất khẩu chậm, than tiêu thụ trong nước khó khăn, mới đây Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết sẽ cắt giảm hơn 4.000 lao động trong ngành vì doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm...
Phát biểu tại buổi Tọa đàm "Nhập khẩu than và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia" do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức hôm nay (24/10) ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV cho biết: "Hiện toàn ngành than tồn kho 12 triệu tấn, trong đó các DN thuộc TKV là 11 triệu tấn. Tồn kho lớn, giá than trong nước cao ảnh hưởng đến sản xuất của ngành than, đặc biệt là việc làm của lao động toàn ngành".
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Đồng Nai gửi kiến nghị lên Thủ tướng xin cho Vedan được nhập than UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xem xét chấp thuận cho Vedan Việt Nam được nhập khẩu than trực tiếp để cung cấp cho sản xuất điện nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và tạo việc làm ổn định cho công nhân...