Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp trên biển bằng đối thoại
Theo Tân Hoa xã, ngày 20/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố nước này cam kết giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Hàng hải Trung Quốc-Hy Lạp, ông Lý Khắc Cường cam kết xây dựng “biển hòa bình” với các nước khác và kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình và kiên quyết phản đối bất cứ hành động nào thể hiện quyền bá chủ trong các vụ việc trên biển.
Trước đó, theo Reuters, ngày 20/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc Trung Quốc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật pháp quốc tế và tránh leo thang căng thẳng.
Video đang HOT
Trả lời báo giới, ông Obama nói: “Điều quan trọng với chúng ta là có thể giải quyết những tranh chấp trên biển theo luật pháp quốc tế, và hối thúc tất cả các bên liên quan duy trì khuôn khổ pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề, chứ không phải leo thang – điều có thể gây ảnh hưởng đến việc đi lại và thương mại (trên biển).
Phát biểu của ông Obama đưa ra sau khi Trung Quốc liên tục đơn phương gây căng thẳng tại Biển Đông bằng việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ( Haiyang Shiyou-981) tại vùng biển nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời cử đội tàu hộ tống, gồm cả tàu quân sự cản trở hoạt động thực thi pháp luật của phía Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần tổ chức họp báo lên án hành vi đơn phương gây căng thẳng của phía Trung Quốc, đơn phương vi phạm thỏa thuận cấp cao hai nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các thỏa thuận giữa ASEAN-Trung Quốc (DOC)./.
Theo Vietnam
Obama lên tiếng về Biển Đông, Mỹ theo dõi 4 giàn khoan Trung Quốc
Obama hôm Thứ Sáu kêu gọi Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết một cách hòa bình tranh chấp về khai thác dầu mỏ trên Biển Đông, tránh để căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Obama đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, chỉ trích các hành vi khiêu khích của Trung Quốc trong khủng hoảng giàn khoan 981 ngay từ khi mới nổ ra.
Reuters ngày 20/6 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm Thứ Sáu kêu gọi Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết một cách hòa bình tranh chấp về khai thác dầu mỏ trên Biển Đông, tránh để căng thẳng leo thang. Cần nói rõ là, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và vùng biển này hoàn toàn không có tranh chấp - PV.
"Điều quan trọng là chúng ta có thể giải quyết tranh chấp hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, và khuyến khích tất cả các bên liên quan duy trì một khuôn khổ pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề, ngược lại sự leo thang có thể tác động đến hàng hải và thương mại", ông Obama nói với các phóng viên.
Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố trên sau cuộc gặp Thủ tướng New Zealand John Key, người cũng đã bày tỏ một mối quan tâm tương tự.
Trong một động thái khác có liên quan, Trung Quốc tiếp tục kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh thăm dò trong khu vực căng thẳng, chưa đầy 2 tháng sau khi xảy ra khủng hoảng 981, Reuters ngày 20/6 đưa tin.
Động thái này của Trung Quốc diễn ra trong thời điểm các nước châu Á đang lo lắng về sự hung hăng ngày càng lớn của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ không có đầy đủ thông tin về vị trí của các giàn khoan này, nhưng nhấn mạnh: "Nếu một giàn khoan hạ đặt trong một vùng biển tranh chấp, nó sẽ là một mối quan tâm. Chúng tôi chắc chắn rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực".
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Trang Quốc Thổ, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á đại học Hạ Môn gọi động thái này của Bắc Kinh là "di chuyển chiến lược". "Sự gia tăng các giàn khoan dầu chắc chắn sẽ chạm vào dây thần kinh nhạy cảm của Việt Nam và Philippines", ông Thổ nói.
Theo Giáo Dục
Vì sao Nga không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông? Vì nhiều nhân tố chiến lược và chính trị, Moscow không thể ủng hộ các tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Vì sao Nga không thể công khai "về phe" Trung Quốc? Sau hàng loạt các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là hành động đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương...