Trung Quốc cắm giàn khoan Nam Hải 4 trong vịnh Bắc bộ gần một năm
Bắt đầu từ ngày 9-7, Trung Quốc đã kéo giàn khoan thứ Nam Hải 4 xuống tác nghiệp tại vị trí mới nằm sát đường phân giới vịnh Bắc bộ trong thời gian gần 1 năm.
Trong bối cảnh biển Đông ngày một gia tăng căng thẳng do Trung Quốc gần đây đã liên tiếp kéo các giàn khoan dầu khí vào các khu vực biển đang có tranh chấp, đặc biệt vụ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bất chấp những phản ứng quyết liệt của Việt Nam và chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không những không rút mà còn gia tăng số lượng và kéo dài thời gian tác nghiệp của các giàn khoan tại biển Đông.
Trung Quốc đang tăng cường giàn khoan xuống tác nghiệp ở biển Đông
Theo tin thông bao trên trang mang Cuc hai sư quôc gia Trung Quôc ngay 10-7 tuyên bô, gian khoan “Nam Hai sô 4″ cua nươc nay se tac nghiêp tai biên Đông trong vong 1 năm tơi.
Theo đo gian khoan nay băt đâu hoat đông khoan khai thac dâu khi tai khu vưc biên Đông kê tư ngay 09-07-2014 đên ngay 30-06-2015, tai vi tri co toa đô 183648.47 N/1074028.43 E.
Video đang HOT
Đồng thơi nươc nay con đưa ra thông bao câm tât ca cac loai tau thuyên qua lai va tranh xa khu vưc vòng tròn tác nghiệp của gian khoan, có bán kính 2 km, lây tâm la toa đô trên.
Vị trí hạ đặt giàn khoan Nam Hải 4
Điểm hạ đặt giàn khoan Nam Hải 4 tuy nằm trong khu vực vịnh Bắc bộ nhưng không xâm phạm chủ quyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vị trí hạ đặt giàn khoan Nam Hải 4 cách điểm vuông góc gần nhất trên đường phân giới vịnh Bắc bộ khoảng 35km về phía Trung Quốc. Hiện Trung Quốc cũng đang có giàn khoan Nam Hải 9 hoạt động ở vị trí tương tự, sát đường phân giới vịnh Bắc bộ như Nam Hải 4.
Cần hết sức cảnh giác và theo dõi chặt chẽ các di biến động của các giàn khoan này, không để xâm phạm chủ quyền của nước ta trên biển.
Theo An Ninh Thủ Đô
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Mỹ đưa ra nhiều khuyến nghị
Tối 10/7 theo giờ Việt Nam, Hội thảo thường niên lần thứ tư về Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức đã khai mạc tại thủ đô Washington của Mỹ, quy tụ các học giả hàng đầu thế giới đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Với chủ đề "Các xu hướng hiện tại ở Biển Đông và chính sách của Mỹ," các học giả đã đi sâu phân tích các diễn biến gần đây trên Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou -981) trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam cũng như vụ kiện pháp lý mà Philippines đang tiến hành chống Trung Quốc tại Tòa án Liên hợp quốc về Luật Biển (ITLOS).
Các diễn giả tại hội thảo. (Ảnh: Quang Hòa/Vietnam )
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều khuyến nghị, đặc biệt với Mỹ, về những biện pháp đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc, góp phần hạ nhiệt căng thẳng và duy trì ổn định tại khu vực.
Tại hội thảo kéo dài hai ngày này, hai nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam - ông Trần Trường Thủy của Quỹ nghiên cứu Biển Đông và ông Vũ Hải Đăng của Hội Luật gia Việt Nam, với tư cách là các diễn giả chính đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng EEZ và thềm lục địa Việt Nam từ đầu tháng Năm vừa qua. Theo hai diễn giả, đây là "điểm bước ngoặt và là cấp độ quyết đoán mới của Trung Quốc."
Hai học giả khuyến nghị Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần đi đầu trong việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ủng hộ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, trong đó có việc phân xử qua cơ chế trọng tài quốc tế.
Cũng tại hội thảo, Hạ nghị sỹ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ, cho rằng chiến lược ngoại giao của Mỹ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đến nay không hiệu quả và giờ là thời điểm phải tính toán lại. Theo ông, đối đầu tại Biển Đông càng kéo dài, xung đột vũ trang càng dễ xảy ra.
Vị Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện nhấn mạnh Mỹ không chỉ phải củng cố các liên minh và quan hệ hữu nghị hiện có, mà còn cần xây dựng thêm các mối quan hệ mới ở châu Á, cả về thương mại và an ninh. Ông cũng hối thúc chính phủ Mỹ lên tiếng trực tiếp và mạnh mẽ hơn về ngoại giao với Trung Quốc.
Học giả Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh Mỹ, đề xuất Washington cần tiếp tục duy trì hiện diện tại khu vực và phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan nhằm tìm kiếm cách thức thay đổi những tính toán mang tính cưỡng ép của Trung Quốc.
Giám đốc chương trình nghiên cứu Trung Quốc, ông Christopher Johnson, đặt câu hỏi về nguyên nhân Trung Quốc thúc đẩy các tính toán mới đây. Ông cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thay đổi quan điểm về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, khiến nó trở nên khó dự đoán hơn dưới thời của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo ông Christopher Johnson, Trung Quốc sẽ tiếp tục "phớt lờ" quan ngại của các nước láng giềng ở Biển Đông và có thể sử dụng sức mạnh kinh tế làm đòn bẩy trong quan hệ với các nước này. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng sẽ tìm cách ngăn chặn sự đồng thuận của ASEAN thông qua sự phụ thuộc về kinh tế.
Theo kế hoạch, trong ngày 11/7, hội thảo sẽ tiếp tục thảo luận về triển vọng chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông và việc hợp tác, xây dựng lòng tin nhằm giúp giải quyết vấn đề nóng bỏng và gai góc này./.
Theo Vietnam
Báo đảng Trung Quốc: Mỹ đã lựa chọn đứng về một bên ở Biển Đông Bài báo cho rằng, chính sách Biển Đông của Mỹ sẽ ngày càng cứng rắn với Trung Quốc, đã lựa chọn đứng về một bên trong tranh chấp chủ quyền, đối phó TQ. Ngoai trương My John Kerry trong môt chuyên thăm Viêt Nam Tờ "Nhân Dân" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 10 tháng 7 có...