Trung Quốc cấm fentanyl – chiến thắng của Tổng thống Trump
Chính phủ Trung Quốc sẽ bổ sung các chất liên quan đến fentanyl vào danh sách các loại ma túy bị kiểm soát kể từ ngày 1-5, động thái nhằm giảm bớt việc sản xuất và phân phối một trong những chất gây nghiện mạnh nhất thế giới.
Luật mới này có thể được xem là chiến thắng dành cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã có lập trường mạnh mẽ chống lại fentanyl và hết lời ca ngợi Bắc Kinh khi Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đề cập đến việc cấm này vào tháng 12-2018.
Fentanyl là một trong các chất gây nghiện nguy hiểm nhất ở Mỹ. Ảnh: CNN
“Đây có thể là người thay đổi cuộc chơi về những gì được coi là tồi tệ nhất và nguy hiểm nhất, gây nghiện và gây tử vong cho tất cả mọi người”, ông Trump viết trên Twitter.
Ngày 1-4, Bộ Công an Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia và Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia đã cùng nhau đưa ra thông báo tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Liu Yuejin, Phó Chủ tịch Ủy ban kiểm soát ma túy quốc gia Trung Quốc, gọi động thái này là “biện pháp cải tiến lớn” thể hiện đóng góp của đất nước vào cuộc chiến chống ma túy toàn cầu. Quan chức chống ma túy hàng đầu này cho biết quy định mới sẽ ngăn các phòng thí nghiệm ma túy trốn tránh pháp luật bằng cách điều chỉnh cấu trúc hóa học các sản phẩm của họ. Ông Liu nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ thực thi luật pháp của mình “thậm chí toàn diện hơn” sau thông báo mới nhất và “đưa những kẻ vi phạm ra công lý một cách không thương tiếc”.
Fentanyl là loại ma túy nguy hiểm nhất ở Mỹ
Video đang HOT
Là loại ma túy tổng hợp cực kỳ mạnh, fentanyl mạnh hơn morphine 50 đến 100 lần và mạnh hơn heroin 30 đến 50 lần. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), fentanyl là nguyên nhân của một trong 4 trường hợp tử vong do quá liều ở Mỹ vào năm 2018, giết chết hơn 18.000 người trong một năm và vượt qua heroin và oxycodone trở thành là loại ma túy nguy hiểm nhất nước này.
Phân tích các trường hợp tử vong do quá liều ma túy trong giai đoạn 2011-2016, fentanyl có liên quan đến gần 29% tổng số ca tử vong do quá liều trong năm 2016. Mặc dù nhiều chuyên gia chỉ ra việc kê đơn thuốc giảm đau theo toa là căn nguyên của cuộc khủng hoảng chất gây nghiện ở Mỹ, họ nói rằng nó đã tiến triển, đầu tiên là một cuộc khủng hoảng heroin và bây giờ trở thành dịch fentanyl.
Mỹ khủng hoảng chất gây nghiện
Trung Quốc đã cấm sản xuất và bán 4 loại fentanyl vào tháng 3-2017 và sau đó mở rộng danh sách lên đến 25 loại, nhưng chính quyền Tổng thống Trump đã thúc đẩy lệnh cấm rộng hơn nhằm làm chậm dòng chảy của loại ma túy chết người này vào Mỹ. Tháng 8-2018, ông Trump cáo buộc Trung Quốc đứng sau cuộc khủng hoảng các chất gây nghiện tại Mỹ, tuyên bố fentanyl đã “đổ vào hệ thống bưu chính của Mỹ”. Vào tháng 10, ông Trump ký thành luật nhằm kiềm chế đại dịch này, cũng như rót hàng tỷ USD cho việc phòng ngừa và ngăn chặn sử dụng chất cấm.
Chính quyền Trung Quốc từ lâu nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ với đối tác Mỹ nhằm ngăn chặn việc vận chuyển fentanyl, trong đó có việc lắp đặt hàng ngàn máy kiểm tra an ninh. Hôm 1-4, ông Liu đã bác bỏ cáo buộc của Washington rằng Trung Quốc là nguồn cung chính các chất fentanyl ở Mỹ. Ông cho rằng, các vấn đề tồn tại trong nước của Mỹ mới là nguyên nhân, từ việc kê đơn thuốc giảm đau quá mức cho đến việc các Cty dược phẩm có quá nhiều quyền lực. Quan chức Trung Quốc cũng bày tỏ “hối tiếc” về những cáo trạng gần đây của Mỹ đối với một số công dân Trung Quốc vì vai trò của họ trong việc phân phối fentanyl ở Mỹ, gọi những động thái đơn phương đó là “có hại cho bầu không khí hợp tác hai bên”.
Bắc Kinh lần đầu tiên đồng ý đưa tất cả các biến thể của fentanyl vào danh sách bị kiểm soát trong các cuộc đàm phán thương mại giữa ông Trump và ông Tập vào đầu tháng 12-2018, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Argentine. Mục đích chính của cuộc họp là tránh sự leo thang hơn nữa trong cuộc chiến thương mại đang nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, vốn khiến hàng tỷ USD thuế quan được áp cho hàng hóa của Mỹ và Trung Quốc. Thông báo về ngày bắt đầu cho luật cấm fentanyl mới được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa hai nước, điều này đã làm tăng hy vọng về một thỏa thuận dỡ bỏ thuế quan và giảm bớt căng thẳng. Các quan chức Trung Quốc từ chối xác nhận hai vấn đề này có liên quan với nhau.
AN BÌNH
Theo CADN
Máy bay chở chính khách Đức hết sự cố điện đến nổ lốp
Chiếc Airbus A340 chở Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bị nổ lốp lúc hạ cánh xuống sân bay ở New York (Mỹ) nhưng không ai trên máy bay bị thương.
Máy bay A340 chuyên dùng để chở quan chức Đức
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPIEGEL
AFP đưa tin chiếc máy bay chở Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gặp sự cố ngày 1.4 tại sân bay New York khiến ông Maas lỡ một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Chiếc Airbus A340 bị nổ một bánh xe lúc hạ cánh xuống sân bay nhưng không làm ai bị thương. Chiếc máy bay sau đó được kéo về bãi đáp để kiểm tra và sự cố này khiến Ngoại trưởng Maas bỏ lỡ buổi tiếp nhận chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Maas cũng phải dời cuộc họp với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian và bỏ lỡ cuộc họp tại Hội đồng Bảo an về vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Đây là sự cố mới nhất liên quan đến các máy bay chở chính khách Đức trong vài tháng qua. Hồi cuối tháng 2, Ngoại trưởng Maas bị mắc kẹt tại Mali vì chiếc máy bay A319 gặp vấn đề về hệ thống thủy lực của bộ càng đáp.
Một chiếc Airbus A340 của không quân Đức phải bay từ thành phố Cologne sang để đưa ông Maas quay về nước.
Máy bay A340 chở Thủ tướng Angela Merkel hạ cánh khẩn ở Cologne hồi tháng 11.2018
Trong khi đó, chiếc A340 bị sự cố ngày 1.4 chính cũng từng phải hạ cánh khẩn vì sự cố điện khi chở Thủ tướng Angela Merkel hồi tháng 11.2018. Thủ tướng Merkel bị lỡ cuộc họp mở màn hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires vì sự cố này.
Cuối tháng 1, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier bị kẹt ở Ethiopia cũng vì lý do tương tự trong khi Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển kinh tế Gerd Mueller hủy chuyến đi đến Namibua cũng trong tháng 1 cũng vì máy bay bị trục trặc.
Theo thống kê, trong tổng số 1.743 chuyến bay chở các quan chức chính phủ Đức từ năm 2016-2018, có 21 chuyến bị hủy hoặc ảnh hưởng do trục trặc kỹ thuật. Hiện nước này đang dự tính mua máy bay mới để thay thế đội bay cũ này.
Theo Thanhnien
Tổng thống Trump tự tin kí được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cho biết, ông tự tin Washington sẽ kí được thỏa thuận với Bắc Kinh nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại và sẽ kéo dài hạn chót thời gian đình chiến thương mại vào ngày 1-3 tới. Sau khi gặp mặt Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ở Nhà Trắng vào hôm 22-2, Tổng thống Trump...