Trung Quốc cấm chuyển dữ liệu viễn thông, công nghiệp ‘cốt lõi’ ra khỏi nước
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ( MIIT) mới đây soạn thảo quy định mới nhằm ngăn chặn dữ liệu công nghiệp và viễn thông quan trọng bị chuyển ra bên ngoài.
Theo South China Morning Post , dự thảo quy định mới được MIIT công bố trên trang web chính thức hôm 30.9 và đang trưng cầu ý kiến phản hồi của công chúng cho đến cuối tháng 10.2021. Đây là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa luật Bảo mật dữ liệu (DSL) thành các hướng dẫn có thể hành động và có thể tác động đáng kể đến cách các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dựa vào quy định của dự thảo, tất cả doanh nghiệp xử lý dữ liệu công nghiệp và viễn thông ở Trung Quốc được yêu cầu phải phân loại thông tin thành “thông thường”, “quan trọng” và “cốt lõi”, đồng thời báo cáo danh mục dữ liệu cho các chi nhánh địa phương của MIIT. Chia sẻ dữ liệu được phân loại là “quan trọng” với một bên nước ngoài cần phải trải qua quy trình xem xét và phê duyệt đặc biệt, còn tất cả dữ liệu công nghiệp và viễn thông “cốt lõi” đều bị cấm chuyển ra khỏi Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào.
Trụ sở Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) ở Bắc Kinh
Video đang HOT
Dữ liệu công nghiệp đề cập đến thông tin được thu thập và sản xuất trong các lĩnh vực bao gồm nguyên liệu thô, máy móc, hàng tiêu dùng, sản xuất điện tử, phần mềm và công nghệ thông tin. Dữ liệu viễn thông bao gồm thông tin được thu thập và tạo ra từ thị trường mạng truyền thông rộng lớn. Có một điều đáng lưu ý, đó là theo dự thảo quy định thì định nghĩa về dữ liệu “quan trọng” và dữ liệu “cốt lõi” là chủ quan từ phía Trung Quốc.
MIIT là cơ quan quản lý đầu tiên của Trung Quốc ban hành các quy tắc chi tiết theo thẩm quyền của mình, phù hợp với DSL có hiệu lực vào đầu tháng 9.2021. Luật này quy định dữ liệu phải được phân loại dựa trên tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của đất nước. Được thành lập vào năm 2008 bởi Quốc vụ viện Trung Quốc, MIIT đảm nhận chức năng của một số bộ và văn phòng trước đó, chịu trách nhiệm quản lý các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển của đại lục.
Theo quy định mới được MIIT đề xuất, dữ liệu sẽ được xác định là “quan trọng” nếu thông tin đó có khả năng đe dọa “chính trị, đất đai, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, không gian mạng, hệ sinh thái, tài nguyên và an ninh hạt nhân” của Trung Quốc, hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia ở nước ngoài, cũng như việc bảo mật dữ liệu quốc gia trong không gian, vùng cực, biển sâu và trí tuệ nhân tạo. Thông tin sẽ được coi là dữ liệu “cốt lõi” nếu tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với những khu vực tương tự.
Một loạt sự kiện xảy ra trong thời gian qua đã khiến cho đây là thời điểm lý tưởng để Bắc Kinh thực hiện hành động bảo mật dữ liệu, trong đó bản địa hóa dữ liệu chiếm phần quan trọng. Các mục tiêu chính sách mới phản ánh nhu cầu về việc phải bảo mật chặt chẽ hơn ở quốc gia vốn có truyền thống đi sau trong tiêu chuẩn an ninh internet. Ngoài ra, chúng còn cho thấy mong muốn của chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát nhiều hơn đối với lĩnh vực internet đã từng tự do một thời.
Hội nghị Internet Thế giới tại Trung Quốc mở ra triển vọng gì?
Tesla, Intel và Qualcomm là các công ty Mỹ có tham vọng mở rộng hoạt động kinh doanh ở đại lục.
Hội nghị Internet Thế giới khai mạc tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hôm 26.9
Theo Bloomberg, Hội nghị Internet Thế giới hôm 26.9 được khai mạc bởi lời hứa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng nước này sẵn sàng làm việc với tất cả các quốc gia để tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số sôi động và nâng cao hiệu quả giám sát. Đáp lại, giám đốc điều hành của các công ty khổng lồ của Mỹ như Tesla, Intel và Qualcomm đã bày tỏ mối quan tâm hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tại Trung Quốc.
Được tổ chức tại thị trấn cổ Ô Trấn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hỗn loạn, nhưng hội nghị lần này vẫn là dịp để ông Tập Cận Bình đưa ra nhiều chính sách phô trương đánh dấu sự toàn cầu hóa lĩnh vực internet của Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã có bài phát biểu ngay trong lễ khai mạc hội nghị. Trong khi đó, Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của Intel Pat Gelsinger và người đảm nhận vai trò cao nhất tại Qualcomm Cristiano Amon tham gia hội nghị trực tuyến từ xa. Được biết, ông Amon đã khen ngợi tốc độ triển khai 5G của Trung Quốc và nhiều mối quan hệ mà công ty ông đã xây dựng với các nhà sản xuất thiết bị địa phương, đồng thời thúc giục các công ty của hai nước nên hợp tác với nhau nhiều hơn.
Việc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ cùng có mặt với các công ty trong nước của Trung Quốc như Alibaba Group Holding và Xiaomi được cho là đã tạo ra cảm giác có vẻ bình thường sau một chiến dịch kéo dài 11 tháng nhằm kiềm chế sức mạnh của các hãng công nghệ lớn.
Tuy nhiên, giai điệu hợp tác quốc tế này lại trái ngược với sự biến động lớn trong nước, khi chính quyền Bắc Kinh đang tăng cường kiểm soát đối với các công ty công nghệ ở một loạt lĩnh vực, từ internet, thương mại trực tuyến, tài chính trực tuyến, gọi xe trực tuyến cho đến các nền tảng trò chơi và giải trí. Tất cả đều đang đối mặt với sự không chắc chắn ngày càng cao khi chính phủ không ngừng đưa ra những bộ quy định mới.
Các tỉ phú công nghệ Trung Quốc, bao gồm ông chủ Alibaba Jack Ma, người sáng lập Meituan Wang Xing và tổng giám đốc điều hành Didi Chuxing Cheng Wei, đều bị đưa vào tầm ngắm với một loạt sắc lệnh quét sạch phần lớn vận may và tài sản của họ trên thị trường.
"Các công ty nền tảng nên đứng lên để giải quyết mối quan tâm hàng đầu từ công chúng và chính phủ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và bảo mật dữ liệu", Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang nói trong một tin nhắn video.
Cả Daniel Zhang và người đồng sáng lập Xiaomi Lei Jun đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các công ty lớn giúp các công ty nhỏ hơn trên con đường phát triển thịnh vượng. "Các nền kinh tế nền tảng chỉ có thể phát triển bền vững nếu chúng có độ bao trùm lớn hơn, công bằng hơn, tiêu chuẩn hóa hơn và cho phép nhiều hơn các cá nhân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia", theo ông Daniel Zhang.
Ông Lei Jun đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới nên duy trì một sân chơi bình đẳng cho các công ty internet. Trung Quốc cũng sẽ mở cửa hơn nữa đối với phần còn lại của thế giới và hỗ trợ tinh thần kinh doanh.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về xe điện và điện thoại thông minh. Đây là yếu tố khiến nước này trở thành chiến trường quan trọng cho các doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng mới, đặc biệt là những công ty nước ngoài từ Mỹ. Theo South China Morning Post, bộ vi xử lý Qualcomm đang thống trị thị trường điện thoại thông minh đại lục, trong khi Intel được hưởng lợi từ việc Trung Quốc đang mở rộng đầu tư vào các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng Internet để hỗ trợ dịch vụ đám mây.
Trung Quốc yêu cầu Tencent, Alibaba, ByteDance ngừng chặn liên kết của nhau Động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng "bức tường bao quanh" giữa những gã khổng lồ công nghệ trực tuyến. Tencent hạn chế người dùng chia sẻ nội dung từ ứng dụng video ngắn Douyin thuộc sở hữu của ByteDance trên WeChat và QQ Theo Reuters, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc...