Trung Quốc cấm các dự án công nghiệp nặng mới tại các khu trọng điểm
Chính phủ Trung Quốc sẽ cấm các dự án mới trong các ngành sản xuất thép, than cốc, xi măng, thủy tinh và lọc dầu tại các khu trọng điểm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và đáp ứng các mục tiêu khí hậu đã đề ra.
Dây chuyền sản xuất thép tại một nhà máy ở Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tài liệu chính sách mới được Chính phủ Trung Quốc công bố, nước này sẽ tăng cường các nỗ lực thiết lập một hệ thống phân vùng để quản lý các rủi ro về môi trường và tăng cường hành động nhằm giảm bớt hoạt động công nghiệp nặng tại các vùng, các lưu vực sông cũng như các khu đô thị đang bị ô nhiễm.
Nước này cũng sẽ tăng tốc chuyển đổi sang sử dụng các nhiên liệu thay thế trong ngành sản xuất xi măng; mở rộng phát triển việc thu giữ và lưu trữ carbon cũng như tăng tỷ lệ tái chế trong các ngành thép và nhôm; khuyến khích lối sống ít carbon và kiến tạo “các cộng đồng xanh”.
Video đang HOT
Tài liệu trên nhấn mạnh thêm rằng nước này cần tìm ra “những sức mạnh tổng hợp” mới giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, nước và đất đi đôi với việc giảm khí thải CO2.
Cũng theo tài liệu này, Trung Quốc đặt mục tiêu đảm bảo số xe sử dụng năng lượng mới chiếm khoảng 50% trong tổng doanh số bán ô tô vào năm 2030, cũng như sẽ ưu tiên phát triển sinh khối, địa nhiệt hoặc năng lượng Mặt Trời để sưởi ấm, nhằm hướng tới mục tiêu trung hòa carbon.
Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ do ảnh hưởng của Covid-19 và xung đột Ukraine
Ngày 12/4, Sri Lanka tuyên bố không đủ khả năng trả toàn bộ khoản nợ nước ngoài trị giá 51 tỉ USD và đang chờ gói hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Bộ Tài chính Sri Lanka hôm nay tuyên bố các chủ nợ của nước này, trong đó có chính phủ các nước đã cho quốc gia Nam Á vay tiền, có thể cộng dồn lãi chưa trả vào khoản vay mà Sri Lanka đến hạn thanh toán từ chiều cùng ngày, hoặc chọn nhận lại khoản vay gốc bằng đồng rupee Sri Lanka.
"Chính phủ chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp này như lựa chọn cuối cùng nhằm ngăn tình hình tài chính của đất nước thêm xấu đi", Bộ Tài chính Sri Lanka giải thích về quyết định tuyên bố vỡ nợ với các khoản vay nước ngoài.
Cơ quan này nói thêm rằng tuyên bố vỡ nợ là để đảm bảo "đối xử công bằng và bình đẳng đối với tất cả các chủ nợ" trước khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp chương trình hỗ trợ cho quốc gia Nam Á.
Đại dịch Covid-19 và khủng hoảng Ukraine đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của Sri Lanka
Đảo quốc Ấn Độ Dương đang vật lộn với cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ khi giành được độc lập, khi chính phủ Sri Lanka không còn ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng cần thiết. Tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và mất điện diện rộng trong thời gian dài đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Sri Lanka từ lâu đã ký nhiều thỏa thuận vay của nước ngoài nhằm đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chính sách quản lý tài chính yếu kém cùng tác động từ đại dịch Covid-19 với ngành du lịch, vốn mang lại nguồn thu lớn cho đất nước, đã khiến Sri Lanka ngập trong "núi nợ".
Các tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế đã hạ mức tín dụng của Sri Lanka từ năm ngoái, khiến quốc gia này gần như không thể tiếp cận với thị trường vốn nước ngoài để vay thêm tiền trang trải chi phí nhập khẩu hàng hóa.
Quốc gia này đã xin được xóa nợ từ Ấn Độ và Trung Quốc, song cả hai quốc gia chỉ đồng ý tăng hạn mức tín dụng để Sri Lanka mua thêm hàng hóa. Sri Lanka phải nhập khẩu hầu hết mặt hàng, từ sữa bột, gạo, xăng dầu cho tới dược phẩm, xi măng.
Trung Quốc thừa nhận lây nhiễm COVID-19 sẽ 'còn tệ hơn' trong những ngày tới Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Trung Quốc sẽ tăng trong những ngày tới và sẽ có thêm nhiều tỉnh, thành nằm trong diện bị ảnh hưởng. Đây là thừa nhận của giới chức y tế nước này trước đợt bùng phát dịch mới. Trung Quốc đang đối diện với đợt bùng phát dịch COVID-19 lan ra 11 tỉnh, thành phố. Ảnh: Bloomberg...