Trung Quốc cách ly hơn 18.000 người
Trung Quốc thông báo hơn 18.000 người đang bị cách ly trên cả nước, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đột biến.
Theo thông báo của chính phủ Trung Quốc hôm 30/7, đa số người bị cách ly, khoảng hơn 12.000 người, đang sinh sống ở tỉnh Tân Cương, phía tây đất nước, tâm điểm của đợt bùng phát dịch lần này. Chính quyền cũng đã phong tỏa một số khu dân cư trong các thành phố lớn, hạn chế phương tiện công cộng và yêu cầu xét nghiệm hàng loạt.
Lần gần đây nhất Trung Quốc thông báo hơn 18.000 người bị cách ly là hôm 3/4. Họ được xếp vào diện “đang được theo dõi y tế” sau khi tiếp xúc gần với các ca nhiễm Covid-19. Vào đỉnh dịch hồi tháng 2, số người phải cách ly là hơn 189.000 người, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng nCoV tại một ngã tư ở Bắc Kinh hôm 29/7. Ảnh: AP.
Các quan chức y tế Trung Quốc hôm 29/7 báo cáo 105 ca nhiễm mới. Số ca nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục vẫn thấp hơn mức đỉnh hồi tháng 2, nhưng dịch tái bùng phát đã nhấn mạnh thách thức kiểm soát nCoV ngay tại những quốc gia đã từng thành công trong việc ngăn chặn nó.
Ngày 30/7 cũng đánh dấu tròn 6 tháng từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu hôm 30/1, trong bối cảnh số ca nhiễm ở châu Á đang gia tăng.
Video đang HOT
Australia hôm qua ghi nhận ngày có số người chết vì nCoV nhiều nhất, với ít nhất 13 ca tử vong và hơn 700 ca nhiễm mới, chủ yếu tại bang Victoria, nơi chính quyền yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết các biện pháp hạn chế hiện nay không mang lại kết quả như kỳ vọng và cần áp dụng thêm các biện pháp mới.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, số ca nhiễm mới lần đầu đạt mức 1.000 hôm 30/7 từ khi dịch bùng phát hồi tháng 2. Chính phủ Nhật cho biết không kế hoạch tái tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc.
Tokyo, thủ đô Nhật Bản, ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục với 367 ca. Chính quyền thủ đô yêu cầu các nhà hàng, quán bar rút ngắn thời gian mở cửa để hạn chế lây lan virus. “Khi nhìn vào trận chiến dài hơi chống virus, ta sẽ nhận thấy thật không thực tế nếu yêu cầu họ đóng cửa hoàn toàn”, thống đốc Tokyo Yuriko Koike nói.
Ấn Độ hôm qua lần đầu ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm trong một ngày, chủ yếu tại các khu vực nông thôn, vào thời điểm chính phủ nới lỏng hạn chế di chuyển và cho phép các ngành nghề kinh doanh hoạt động lại.
Ấn Độ ghi nhận 52.123 ca nhiễm mới trong 24 giờ, đưa tổng số ca nhiễm lên gần 1,6 triệu, cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Brazil.
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 17 triệu người nhiễm và hơn 660.000 người chết. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 4,3 triệu ca nhiễm và 150.000 ca tử vong.
Các hành động nhỏ nhưng hiệu quả lớn trong ngăn chặn Covid-19
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay đòi hỏi không chỉ sự quyết liệt của nhà nước mà còn nỗ lực của mỗi người dân từ những hành động nhỏ nhất.
Thế giới tiếp tục quan ngại về dịch bệnh Covid-19, với con số mới nhất công bố chiều 8/3 là có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo trường hợp nhiễm bệnh, hơn 106.000 người nhiễm bệnh và 3.600 ca tử vong.
Quyết tâm chống Covid-19. Ảnh: Taghribnews.
Ngoài các biện pháp cách ly những ca nhiễm, nghi nhiễm hay phong tỏa vùng đỏ tại một số quốc gia để ngăn dịch lan rộng, nhiều biện pháp được thực hiện đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả để ngăn virus lan rộng.
Tại một số ngã tư ở thành phố Sukoharjo tỉnh Trung Java, Indonesia trong những ngày này xuất hiện những người được gọi là "siêu anh hùng" mặc các bộ đồ siêu nhân để phân phát một loại thức uống thảo dược truyền thống được gọi là Jamu.
Khi Indonesia bắt đầu thông báo các trường hợp nhiễm Covid-19, những thức uống miễn phí này được cho là sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vốn nổi tiếng với các đồ uống giàu gừng, nghệ và các loại thảo mộc truyền thống khác, một thành viên của nhóm cho biết, mục đích của kế hoạch là trấn an mọi người không quá hoang mang vì dịch và truyền tải thông điệp về việc song song với phòng dịch, cần phải tăng cường sức khỏe để giúp đẩy lùi bệnh tật.
Một thành viên trong nhóm cho biết: "Để phòng tránh các loại virus, đặc biệt là virus corona hiện đang lây lan trong xã hội, uống thảo dược này có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể".
Mặc dù không chắc nước uống này có hiệu quả ngăn ngừa virus corona hay không, nhưng nhiều người cho biết với các thành phần thảo dược này rất tốt cho sức khỏe. "Thức uống này rất tốt và tôi đã uống nó. Tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn và nó giúp tôi còn ăn ngon miệng hơn".
Kể từ khi dịch lan rộng, cụm từ cách ly những người nhiễm hay nghi nhiễm đã quá quen thuộc. Tuy nhiên Thái Lan vừa áp dụng biện pháp mới đó là "cách ly tiền giấy cũ". Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã đưa thêm 500 tỷ baht (15,91 tỷ USD) tiền mới vào lưu thông nhằm nâng cao tỷ lệ tiền giấy sạch không có SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đang thu hồi và cách ly tiền giấy trong vòng 14 ngày trước khi đưa trở lại lưu thông. Những đồng tiền giấy mới được đưa vào chưa bao giờ được lưu thông và đảm bảo vệ sinh.
Du lịch đám cưới là một ngành kinh doanh đang bùng nổ ở Italy với các cặp vợ chồng nước ngoài từ các quốc gia như Anh, Mỹ, Australia đến để tổ chức sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên thành phố Rome của Italy đang đưa ra các quy định chặt chẽ để ngăn dịch lan rộng. Các biện pháp được đưa ra bao gồm tránh bắt tay hoặc ôm, giữ khoảng cách an toàn ít nhất một mét với người khác.
Một người thân của cô dâu vừa tổ chức đám cưới cho biết, virus Corona đã làm thay đổi các nghi lễ truyền thống của đám cưới: "Không khí đám cưới có sự thay đổi hẳn.Ví dụ như cô dâu nói với chúng tôi không ôm, không hôn chúc phúc nhé. Italy đang phải đối mặt với dịch bệnh nghiêm trọng nên cần phải tuân thủ".
Ở vùng đất của các nụ hôn như Pháp, hôn má chào nhau là đặc trưng của người dân địa phương. Tuy nhiên nhiều người dân Pháp cũng phải thay đổi cách giao tiếp gần gũi này để tránh lây lan virus.
Một công nhân làm việc tại Công ty bảo hiểm Axa David Tagundi cho biết: "Các hoạt động này bị dừng hẳn. Cách hôn 2 lần không được áp dụng, thậm chí chúng tôi cũng không bắt tay".
Thế giới đang căng mình chống dịch, với các biện pháp quyết liệt được đưa ra như Italy vừa công bố phong tỏa toàn bộ 16 triệu dân hay cách ly các vùng đỏ tại Hàn Quốc. Bên cạnh những biện pháp được thực hiện với quy mô lớn ở cấp chính phủ và địa phương, những hành động nhỏ như không bắt tay, tránh chào hỏi gần gũi, rửa tay thường xuyên, hắt hơi lên tay áo hoặc vai thay vì trên tay và vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng... là các biện pháp nhỏ nhưng mang lại hiệu quả chống dịch lớn./.
Theo Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp)
Tiền mặt bị hắt hủi vì Covid-19 Hàng loạt quốc gia đã cách ly, khử khuẩn tiền giấy và thúc đẩy thanh toán điện tử để tránh lây lan dịch bệnh. Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus. Trước đó, giới...