Trung Quốc bực tức yêu cầu Anh, Mỹ ngưng can thiệp vào Biển Đông
Ông Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh, tỏ ra giận dữ khi các chính trị gia và truyền thông Anh, Mỹ bày tỏ quan điểm của họ đối với tranh chấp ở Biển Đông, đa phần là chỉ trích Bắc Kinh gây hấn.
Tàu chiến Mỹ tuần tra ở Biển Đông. Hải quân Mỹ
“Vấn đề Biển Đông đang được thổi bùng lên bởi những người ở Mỹ và Anh, cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng. Việc họ tuyên bố tự do hàng hải và hàng không là định kiến và thiên vị, chỉ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực này”, Tân Hoa xã ngày 4.5 dẫn phát biểu của ông Lưu.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh nói rằng “thật là vô căn cứ” khi chỉ trích rằng “đường lối cứng rắn” của Trung Quốc chỉ làm tăng căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên cho các đảo, bãi đá ở Trường Sa và cũng là quốc gia đầu tiên kiểm soát quần đảo này (?).
Ông Lưu còn cáo buộc hơn 40 hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa “đang bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi nhiều nước khác”, nhưng Bắc Kinh “vẫn kiên trì đàm phán với các nước láng giềng để giải quyết sự khác biệt. Điều này thể hiện mong muốn của Trung Quốc mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực” (!), theo Tân Hoa xã.
Ông này cũng tuyên bố rằng các hoạt động xây dựng trên các đảo và bãi đá của Bắc Kinh là “vấn đề của Trung Quốc”, không nhắm vào quốc gia nào. Các cơ sở quân sự được ông Lưu mô tả là “cơ sở nhỏ” và vì “mục đích dân sự”.
Video đang HOT
Đại sứ Trung Quốc ở Anh chỉ trích chính trị gia Anh và Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh
Nhiều nước quan ngại hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa có thể nhìn thấy đối với tự do hàng hải của thế giới. Đại sứ Trung Quốc cho rằng đó là sự cáo buộc “sai trái” và đưa ra dẫn chứng hơn 100.000 chuyến tàu thuyền đi qua vùng biển này mỗi năm.
“Phải chăng tự do hàng hải là mỗi nước có quyền đối với vấn đề ở Biển Đông? Hay một số quốc gia tự cho mình quyền tự do thể hiện sức mạnh quân sự bằng cách điều tàu chiến đến cửa nhà người khác và cho máy bay bay qua không phận lãnh thổ của nước khác?”, ông Lưu lên giọng với hàm ý chỉ trích Mỹ.
“Nếu đó là quyền tự do, thì nó đáng bị lên án như là một hành động thù địch trắng trợn và cần phải dừng lại”, ông Lưu tuyên bố.
Liên quan đến luật pháp quốc tế, điều mà Trung Quốc bị thế giới lên án là “coi thường và chà đạp lên nó”, Đại sứ Trung Quốc ở Anh dõng dạc tuyên bố rằng Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 2006 (UNCLOS) và rằng sự tuân thủ đó nằm ở việc Bắc Kinh “loại trừ trọng tài tham gia giải quyết tranh chấp chủ quyền và phân định lãnh hải”.
“Hơn 30 quốc gia, trong đó có nước Anh cũng đã đưa ra những tuyên bố như thế. Thế giới sẽ nhìn thấy rõ ràng ai đang gây rối ở Biển Đông. Các quốc gia này nên chấm dứt việc can thiệp và gây náo loạn, những hành động đó mới chính là mối đe dọa cho sự ổn định của khu vực và hòa bình thế giới”, ông Lưu nói tiếp.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Ông Tập Cận Bình quyết không chấp nhận quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố chỉ tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại giữa các nước có liên quan và không chấp nhận có sự can thiệp của bên ngoài!
Ông Tập Cận Bình nói không chấp nhận sự can thiệp của bên ngoài trong vấn đề Biển ĐôngReuters
Ông Tập đưa ra tuyên bố này ngày 28.4 trong một diễn đàn an ninh quốc tế đang diễn ra ở Bắc Kinh và trong bối cảnh cả thế giới đang trông đợi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
"Chúng tôi khẳng định rằng tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua tham vấn, đàm phán hữu nghị và hòa bình trực tiếp với các đối tác có liên quan", ông Tập phát biểu trước ngoại trưởng các nước châu Á và Trung Đông tham dự diễn đàn an ninh khu vực châu Á, theo tờ South China Morning Post.
Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc tái khẳng định những tuyên bố trước đây của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, trong phát biểu lần này, không thấy ông Tập dùng đến cụm từ "đàm phán song phương", điều mà giới lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc luôn nhắc đến trên các diễn đàn quốc tế. Thay vào đó, ông Tập nhấn mạnh đến "đàm phán giữa các đối tác có liên quan".
Bắc Kinh muốn chia rẽ các nước ASEAN có tranh chấp khi tuyên bố chỉ đàm phán song phương với từng nước. Tuy nhiên, các nước thành viên ASEAN thống nhất chỉ giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc trên tinh thần cả khối chung.
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra ở Biển Đông, phía trước là tàu hải cảnh của Trung Quốc Hoàng Sơn
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền phi lý gần như toàn bộ Biển Đông và đang tăng cường quân sự hóa khu vực này. Các nước ASEAN và nhiều nước khác, trong đó có Mỹ phản đối hoạt động gây hấn này của Bắc Kinh. Philippines là nước đầu tiên kiện Trung Quốc ra tòa án ở The Hague phản đối tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Mỹ, Úc, Nhật, Anh và nhiều nước ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật pháp quốc tế.
Trung Quốc tẩy chay phiên tòa ờ The Hague cũng như không công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa này liên quan đến Biển Đông, nại rằng tòa không đủ thẩm quyền pháp lý để thụ lý và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Minh Quang
Theo Thanhnien
'Lào, Campuchia đã qua mặt ASEAN trong vấn đề Biển Đông' "Những động thái gần đây của Campuchia và Lào khi ký đồng thuận với Trung Quốc nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trong khi không phải bên liên quan là sự can thiệp và 'qua mặt' ASEAN". Cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong ngạc nhiên về hành động của Campuchia và LàoAFP Cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng...