Trung Quốc ‘bóng gió’ chuyện xây nhà máy điện hạt nhân ở biển Đông
Truyền thông nhà nước Trung Quốc một lần nữa bóng gió chuyện nước này sẽ xây dựng một loạt các nhà máy điện hạt nhân nổi ở biển Đông.
Reuters đưa tin chỉ vài ngày sau khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” mà nước này đơn phương lập ra ở biển Đông, truyền thông nhà nước Trung Quốc lại lần nữa lớn tiếng nói rằng sẽ xây dựng một loạt nhà máy điện hạt nhân nổi ở biển Đông.
Reuters cho hay bất kỳ động thái nào nhằm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đều có nguy cơ gây ra căng thẳng thêm nữa trong khu vực.
Tờ China Securities Journal nói rằng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi có thể được xây dựng ở biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách “đẩy mạnh phát triển thương mại” ở khu vực này.
Tàu nạo vét Trung Quốc xuất hiện trái phép tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
“Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Trung Quốc sẽ do Công ty công nghiệp nặng Bohai – công ty con của tập đoàn công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc (CSIC) – xây dựng. Công ty này cũng sẽ phụ trách xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi như vậy trong tương lai” – tờ China Securities Journal nói.
Tờ này ngang nhiên nói rằng việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi này sẽ cung cấp năng lượng và nước ngọt cho quần đảo Trường Sa.
Trước đó, hồi tháng 4, tờ Thời Báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của tờNhân Dân Nhật Báo, cũng loan tin tương tự. Tờ này nói rằng các nhà máy điện hạt nhân nổi được xây dựng ở biển Đông có thể “vươn” đến những khu vực xa xôi và cung cấp nguồn điện ổn định.
Một phát ngôn viên của Tập đoàn Năng lượng quốc gia Trung Quốc (CNNC) nói với Reuters rằng quyết định cuối cùng về xây dựng nhà máy điện hạt nhân như vậy sẽ do CSIS đưa ra. Hiện CSIS chưa đưa ra bình luận nào.
Tuy nhiên, một chuyên gia giấu tên thuộc Hiệp hội Năng lượng hạt nhân Trung Quốc nói rằng thông tin trên đã cũ. Trung Quốc thường lặp lại thông tin này nhằm để phản ứng trước phán quyết mới đây về vụ kiện “đường chín đoạn” mà phần thắng thuộc về Philippines.
“Chưa có nhiều tiến triển trong việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân như vậy” – người này nói.
THÁI LAI
Theo Danviet
Trung Quốc lại đưa tin về nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông
Trung Quốc có thể xây nhà máy điện hạt nhân trên Biển Đông để cung cấp nước ngọt cho các cấu trúc mà nước này chiếm của Việt Nam.
Mô hình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân di động của Trung Quốc dự tính xây dựng ở Biển Đông. Ảnh: Global Times.
Tờ Global Times, ấn phẩm phụ của People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay dẫn bản tin của Tổng Công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết Bắc Kinh dự tính xây nhà máy điện hạt nhân di động trên Biển Đông. Giới quan sát cho rằng đây là động thái phản ứng với việc Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
CNNC cho biết các nhà máy điện hạt nhân di động sẽ "hỗ trợ kiểm soát hiệu quả" với các cấu trúc Bắc Kinh chiếm của Việt Nam ở Trường Sa. Nhà máy di động sẽ cung cấp năng lượng để sản xuất nước ngọt cho binh lính Trung Quốc tại các cấu trúc ở Trường Sa và cả các giàn khoan trên biển.
Bản tin của CNNC được đăng trên mạng xã hội WeChat nhưng bị xóa sau đó. Nhân viên của CNNC nói với AFP rằng cần thời gian để kiểm chứng độ chính xác thông tin.
Hồi tháng 4, tờ Global Times cũng đăng tin về kế hoạch xây dựng nhà máy này. Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) là đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng.
"Trong quá khứ, nước được chuyển tới Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) bằng các tàu tiếp tế, không đáp ứng đủ nhu cầu. Trung Quốc sẽ đẩy mạnh thương mại trên Biển Đông khi có điện từ các nhà máy hạt nhân", Global Times viết và thêm rằng Trung Quốc dự tính xây khoảng 20 nhà máy điện hạt nhân di động, đặt quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, tổng vốn đầu tư 40 tỷ Nhân dân tệ (gần 6 tỷ USD).
Trung Quốc vài năm gần đây đẩy nhanh tốc độ bồi lấp đảo nhân tạo, xây đường băng, trạm radar, hải đăng tại Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Tòa Trọng tài khẳng định các cấu trúc này không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý như yêu sách của Trung Quốc. Hành động bồi lấp của Trung Quốc cũng bị tòa tuyên bố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển.
Văn Việt
Theo VNE
Thế trận Biển Đông sau phán quyết của PCA 3 năm xem xét đơn kiện với 4.000 trang tài liệu chứng cứ và 2 lần phân xử, phán quyết ngày 12/07 của Tòa trọng tài Quốc tế công bố tại Lahay đã chấm dứt nhiều thập kỷ tranh chấp chủ quyền không dựa trên bất kỳ ràng buộc pháp lý nào trên Biển Đông. Dù tất cả các nước có tuyên bố...