Trung Quốc bơm tiền “khủng” để thúc đẩy kinh tế
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 6-9 thông báo bước đi mới nhất nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại giữa lúc thương chiến với Mỹ leo thang.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa có bước đi mới để thúc đẩy kinh tế. Ảnh: Reuters
Cụ thể, PBOC cho biết sẽ giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc – lượng tiền mặt mà một ngân hàng cần phải giữ trong két sắt mình – xuống 0,5 điểm phần trăm từ ngày 16-9.
.Một số ngân hàng sẽ được phép giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc xuống 1 điểm phần trăm để khuyến khích họ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp tư nhân vay tiền. Chính sách này dự kiến có hiệu lực vào ngày 15-10 và 15-11.
Biện pháp mới được cho là sẽ giúp có thêm 900 tỉ nhân dân tệ (khoảng 126 tỉ USD) được đưa vào hệ thống tài chính.
Các quan chức cấp cao trong tuần này cũng cho biết Bắc Kinh có kế hoạch nới lỏng các hạn chế liên quan đến việc chính quyền địa phương vay tiền đầu tư cơ sở hạ tầng.
Một loạt bước đi trên báo hiệu Bắc Kinh sẵn lòng nới lỏng chiến dịch hạn chế vay mượn tiền đang đè nặng lên tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho thấy khả năng tiếp tục thúc đẩy cho vay nếu chiến tranh thương mại với Mỹ gây tác động lớn hơn nữa.
Nhiều công ty đang gặp khó trong việc duy trì hoạt động. Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp đang tăng và các gia đình đối mặt chi phí sinh hoạt gia tăng. Bằng cách bật đèn xanh để các ngân hàng tăng cường cho doanh nghiệp vay và khuyến khích chính quyền địa phương, vốn đang bị nợ nần đè nặng, tiếp tục vay tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, PBOC hy vọng sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng.
Video đang HOT
PBOC có bước đi trên sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi sử dụng các công cụ để thúc đẩy kinh tế. Tại một cuộc họp của Quốc vụ viện trong tuần này, ông Lý thừa nhận Bắc Kinh đang đối mặt thêm sức ép trong những lĩnh vực như thương mại, tài chính và việc làm.
Tuy nhiên, động thái mới nhất của PBOC bị đánh giá là tương đối khiêm tốn nếu xét đến quy mô nền kinh tế Trung Quốc cũng như tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đã kéo dài cả năm với Mỹ.
Một số nhà kinh tế đã giảm kỳ vọng đối với tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm tới nếu thương chiến tiếp diễn. “Những biện pháp chính sách này là quá nhẹ và nhỏ nên khó ngăn được sự giảm tốc (của nền kinh tế)” – ông Larry Hu, chuyên gia tại Ngân hàng đầu tư Macquarie Group (Úc), nhận định.
Ông Hu cho biết thêm ông có kế hoạch điều chỉnh lại dự đoán về mức tăng trưởng 6% của kinh tế Trung Quốc trong năm 2020.
Trong khi đó, bà Wang Tao, nhà kinh tế học tại Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ), dự báo nền kinh tế này sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm tới.
P.Võ (Theo The New York Times, CNBC)
Quan chức Trung Quốc tiết lộ về tiền ảo
Đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc có thể được sử dụng mà không cần kết nối Internet.
Đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc có thể giao dịch không cần Internet, giao dịch linh hoạt ngay cả khi động đất. Ảnh minh họa
Một quan chức của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết, đồng tiền kỹ thuật số mới của nước này có nhiều điểm tương đồng với đồng Libra của Facebook, có thể được sử dụng trên các nền tảng thanh toán lớn như Wechat, Alipay, không cần Internet.
Phó Giám đốc Bộ phận Thanh toán thuộc PBoC cho biết, việc phát triển đồng tiền này sẽ giúp bảo vệ chủ quyền ngoại hối của đất nước khi các ứng dụng thương mại của những loại tiền tệ hiện được mở rộng.
Trong một bài thuyết trình, ông Mu Changchun cho biêt: "Tại sao Ngân hàng Trung ương vẫn tạo ra một loại tiền kỹ thuật số trong khi phương thức thanh toán điện tử được phát triển tới mức như hiện nay? Đó là để bảo vệ chủ quyền về tiền tệ, tình trạng tiền tệ hợp pháp của chúng ta".
Ông Mu cho biết tiền tệ kỹ thuật số sẽ cho phép thanh toán ẩn danh và ngăn chặn hoạt động rửa tiền. Đồng tiền của Trung Quốc sẽ có thiết kế gần giống Libra của Facebook nhưng không phải là bản sao trực tiếp.
Ông Mu nói rằng tiền điện tử cũng an toàn như tiền giấy do Ngân hàng trung ương phát hành và có thể sử dụng trên nền tảng thanh toán Tencent của WeChat và Alipay được hỗ trợ bởi Tập đoàn Alibaba.
Theo ông Mu, lợi thế của đồng tiền kỹ thuật số do PBoC phát hành so với các đồng tiền do tư phân phát hành là giảm bớt thiệt hại cho người tiêu dùng. Về mặt lý thuyết, các nền tảng thương mại hiện nay của WeChat, Alipay hay ngay cả Libra phát hành đều bất lợi ở chỗ, một khi công ty phát hành phá sản, người dùng sẽ bị thiệt hại. Trong khi đó, đồng tiền được PBoC phát hành sẽ an toàn hơn.
Một lợi thế khác của tiền điện tử do PBoC phát hành là không có kết nối internet các giao dịch vẫn có thể thực hiện, ngay cả khi có động đất.
Trong bài phát biểu ở Diễn đàn Tài chính Trung Quốc 40 (China Finance 40 Forum) ngày 10/8/2019, ông Mu Changchun từng tiết lộ về "hệ thống hai tầng" trong quản lý đồng tiền ảo mới ở Trung Quốc.
Theo đó, phía ngân hàng trung ương sẽ kiến tạo và quản lý tiền ảo, còn nhóm đối tác doanh nghiệp sẽ mua lại toàn bộ lượng tiền ảo này và phân phối chúng vào thị trường.
Ngoài việc ngăn chặn các ngân hàng khu vực, giới chuyên gia đánh giá hệ thống hai tầng này được thiết kế để "kiềm chế" các tài sản mã hóa khác và củng cố chủ quyền tiền tệ quốc gia của Trung Quốc.
Chúng đảm bảo ngân hàng trung ương duy trì kiểm soát chính sách tiền tệ, tăng khả năng sử dụng tiền tệ trong thị trường và khuyến khích cạnh tranh giữa các tổ chức nhận tiền điện tử.
Một điểm quan trọng khác biệt giữa tiền ảo Trung Quốc và các loại tiền ảo khác trên thế giới là khả năng xử lý giao dịch.
Trung Quốc dự tính sẽ ra mắt tiền kỹ thuật số vào ngày 11/11/2019 (Lễ Độc thân). Các ngân hàng của Trung Quốc đã nghiên cứu số lượng giao dịch trên internet ở Trung Quốc trong riêng ngày này và nhận thấy có hơn 90.000 giao dịch diễn ra mỗi giây.
Như thế, ngay cả đồng Libra cũng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch của người Trung Quốc. Vì vậy, họ quyết định nâng tốc độ xử lý lên. Đồng tiền ảo mới của Trung Quốc có thể xử lý hơn 300.000 giao dịch mỗi giây.
Paul Schulte, nguyên trưởng bộ phận chiến lược tài chính toàn cầu tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) cho biết 7 đơn vị gồm: Ngân hàng Công nghiệp và thương mại Trung Quốc (ICBC), CCB, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Alibaba, Tencent, Union Pay và một hiệp hội các ngân hàng Trung Quốc sẽ tiếp nhận đồng tiền mã hóa này.
Sự tham gia của Trung Quốc vào thị trường tiền điện tử đã được đề cập tới từ năm 2014. Trung Quốc tuyên bố họ có kế hoạch cho ra mắt đồng tiền kỹ thuật số, nhằm cắt giảm chi phí lưu thông tiền giấy và thúc đẩy kiểm soát nguồn cung tiền.
Chính giới ở Trung Quốc hy vọng đồng tiền ảo mới sẽ thay thế tiền xu và ngân phiếu (physical notes) đang lưu hành đồng thời ổn định thị trường tài chính của Trung Quốc vốn đang chịu nhiều bất lợi trong thương chiến Mỹ - Trung.
Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc muốn đẩy nhanh việc đưa ra đồng tiền này sau khi Facebook công bố kế hoạch ra mắt tiền kỹ thuật số Libra.
Tiền điện tử được đề xuất của Facebook đã làm dấy lên mối lo ngại của các cơ quan quản lý toàn cầu. Họ cho rằng, đồng tiền này có thể nhanh chóng trở thành một hình thức thanh toán kỹ thuật số thống trị và là kênh rửa tiền do đặc điểm của mạng xã hội là phạm vi xuyên biên giới khổng lồ.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Trung Quốc bị "nghi" thao túng tiền tệ, Việt Nam có bị ảnh hưởng? Với nhiều lần phá giá đồng NDT, Trung Quốc bị "nghi" thao túng tiền tệ, để hạn chế ảnh hưởng, Việt Nam cần có kịch bản ứng phó để chống rủi ro tỷ giá. Cuộc thương chiến Mỹ - Trung đang leo thang hết sức căng thẳng, đặc biệt trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc có tới 7 lần phá giá đồng...