Trung Quốc bỏ tù người tình của cựu quan tham ngành đường sắt
Tờ China Daily của Trung Quốc đưa tin một tòa án ở nước này đã ra quyết định bắt giam ca sĩ Luo Fei, người tình của cựu quan chức cấp cao Bộ đường sắt Trung Quốc Zhang Shugang, vì tội danh che giấu tiền hối lộ.
Ca sĩ Luo Fei – người tình của Zhang Shugang (Ảnh China Daily).
Dẫn thông báo của tòa án, tờ China Daily cho biết ca sĩ Luo Fei bị phạt 5 năm năm tù vì giúp người tình cất giữ gần 2 triệu Nhân dân tệ, tương đương 330.000 USD.
Cũng theo tờ China Daily, Zhang Shugang thừa nhận đã trả cho Luo Fei một khoản lương hàng tháng cùng nhiều món quà xa xỉ, như xe hơi và các loại đồng hồ đắt tiền.
Ông Zhang Shugang đã lĩnh án tử hình vào tháng 10 vì tội tham nhũng nhưng được hoãn thi hành án 2 năm.
Vụ việc nêu trên của Zhang Shugang chỉ là một trong số nhiều vụ tham nhũng tai tiếng liên quan đến Bộ Đường sắt Trung Quốc, một bộ từng có nhiều quyền lực nhưng đã bị chính phủ Trung Quốc giải thể vào tháng 3/2013 sau vụ tai nạn liên quan tới 2 tàu cao tốc.
Video đang HOT
Bốn tháng sau quyết định giải thể bộ trên, Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc, đã phải nhận án tử vì tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Trong nhiều vụ án tham nhũng tại Trung Quốc, các báo cáo cho biết sở hữu một hoặc nhiều người tình là lối sống được ưa chuộng của các quan tham.
Ví dụ như cựu Bộ trưởng Lưu Chí Quân từng được cho là có tới 18 người tình. Đây cũng được coi là một ví dụ cho sự tha hóa của giới quan chức Trung Quốc.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Chinadaily
Người Nhật và Trung Quốc nghĩ về nhau: Xu hướng trái ngược
Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây tại Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, có tới 93% người Nhật Bản có ấn tượng tiêu cực về Trung Quốc, mức tồi tệ nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu năm 2005.
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Tokyo. Ảnh: Jacob Ehnmark
Cuộc khảo sát chung được đồng tài trợ bởi tổ chức phi chính phủ Nhật Bản Genron NPO và báo China Daily của Trung Quốc, được thực hiện vào thời điểm quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề lịch sử.
Kết quả khảo sát cho thấy, tác động của tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lên quan hệ hai nước đang có dấu hiệu bớt căng thẳng hơn, nhưng người dân hai nước tiếp tục bi quan về tương lai quan hệ song phương.
Cuộc khảo sát thường niên cho thấy tỷ lệ người Nhật Bản có quan điểm không ủng hộ Trung Quốc tăng lên tới 93% trong năm nay.
Trong khi đó, hình ảnh Nhật Bản trong con mắt người Trung Quốc "cải thiện đôi chút" so với năm ngoái, khi tỷ lệ người Trung Quốc có ấn tượng "xấu" hoặc "tương đối xấu" về Nhật Bản giảm từ 92,8% năm ngoái xuống 86,6% năm nay.
Tại Trung Quốc, tranh chấp trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tiếp tục là quan tâm hàng đầu của 46,6% người trả lời. Có 64,4% người Nhật Bản và 63,4% người Trung Quốc cho rằng, quan hệ hai nước đang được cải thiện.
Cuộc thăm dò tập hợp ý kiến của mọi ngành nghề trong xã hội, được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8 năm nay. Tại Trung Quốc, có hơn 1.500 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Thẩm Dương và Tây An tham gia, bao gồm 201 người thuộc lớp thượng lưu, 813 sinh viên đại học và giảng viên tại 5 đại học hàng đầu của Bắc Kinh. Tại Nhật Bản, 1.000 người trưởng thành và 628 trí thức, đa số hiểu biết, trải nghiệm về Trung Quốc, tham gia cuộc khảo sát.
Nhật Bản mở rộng thềm lục địa
Khi hội nghị thượng đỉnh về hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương diễn ra vào đầu tháng 11 tới, cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được trông đợi nhiều.
Theo các chuyên gia, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc đã giảm mạnh khi Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, và nhiều công ty Nhật Bản đang từ bỏ Trung Quốc vì hậu quả của căng thẳng chính trị. Nguy cơ xung đột quân sự quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn ở mức cao.
Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới tại Bắc Kinh được cho là cơ hội quan trọng để ông Tập và ông Abe bắt đầu đưa quan hệ trật bánh của hai nước trở lại đường ray, bài báo trên tạp chí The Diplomat (trụ sở chính tại Nhật Bản) nhận định.
Trong một động thái khác, Nội các Nhật Bản hôm qua ban hành nghị quyết mở rộng thềm lục địa ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn kim loại quý và tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác dưới đáy biển.
Theo nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/10, thềm lục địa của Nhật Bản sẽ bao gồm 177.000 km2 ở vùng biển ngoài khơi Okinotori - vùng lãnh thổ cực nam của Nhật Bản, cách Tokyo khoảng 1.700km. "Điều đó sẽ giúp Nhật Bản gia tăng quyền lợi quốc gia thông qua phát triển tài nguyên", Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ.
Ủy ban Liên Hợp Quốc về ranh giới thềm lục địa thừa nhận vùng thềm lục địa rộng khoảng 310.000 km2 của Nhật Bản, tương đương 80% tổng diện dích đất liền của nước này, đưa ra trong một đề nghị vào tháng 4/2012. Nhưng Ủy ban đã hủy quyết định về vùng biển phía nam Okinotori, phía nam cầu Kyushu-Palau, khi Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối việc mở rộng này vì cho rằng, Okinotori không đủ tiêu chuẩn để được công nhận là đảo.
Theo Trúc Quỳnh
Kyodo, China Daily, Diplomat
"Săn cáo" của Trung Quốc: 150 quan "tham" trốn ở Mỹ Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin hơn 150 nghi phạm và quan chức tham nhũng của nước này hiện "vẫn đang trốn ở Mỹ", nhưng do Mỹ-Trung không có hiệp ước dẫn độ, nên rất khó có thể đưa họ trở về để xét xử. Lai Changxing đã bị dẫn độ về Trung Quốc năm 2011, sau khi trốn sang Canada...