Trung Quốc bỏ phiếu xóa giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch
Hôm nay 11/3, gần 3.000 đại biểu Trung Quốc nhóm họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh sẽ bỏ phiếu về một số đề xuất sửa đổi hiến pháp, trong đó có đề xuất xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó chủ tịch nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Trương Đức Giang (Ảnh: Reuters)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), các đề xuất sửa đổi chỉ được thông qua với ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ.
Nếu đề xuất xóa bỏ nhiệm kỳ Chủ tịch được thông qua, điều này sẽ mở đường để ông Tập Cận Bình có thể tiếp tục nắm quyền sau khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc vào năm 2023. Theo tài liệu do quốc hội Trung Quốc công bố, việc biểu quyết sẽ tiến hành thông qua bỏ phiếu giấy thay vì giơ tay hay bấm nút. Mỗi đại biểu sẽ được phát một lá phiếu sử dụng tiếng Hoa và 7 ngôn ngữ dân tộc thiểu số của Trung Quốc.
Video đang HOT
Các đại biểu được hướng dẫn ghi đầy đủ thông tin trong lá phiếu với lựa chọn Đồng ý, Phản đối hay Phiếu trắng, sau đó bỏ vào một trong 28 hòm phiếu.
Việc kiểm phiếu sẽ do hệ thống điện tử tiến hành và được giám sát bởi một ủy ban quốc hội gồm 35 thành viên là đại diện đến từ mỗi vùng khác nhau, trong đó có Hong Kong và Macao. Trưởng ban kiểm phiếu sau đó sẽ báo cáo để Chủ tịch Quốc hội sắp mãn nhiệm Trương Đức Giang thông báo kết quả.
Quy trình bỏ phiếu này giống 4 lần bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp Trung Quốc trước đó. Việc sửa đổi hiến pháp lần này của Trung Quốc chỉ được thảo luận bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái, truyền thông địa phương cho biết.
Minh Phương
Theo Dantri
Trung Quốc giải thích lý do xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước
Phát ngôn viên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hôm 4-3 giải thích xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước nhằm thống nhất vai trò lãnh đạo.
NPC ngày 11-3 sẽ bỏ phiếu về việc sửa đổi hiến pháp, bỏ giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ với vị trí chủ tịch và phó chủ tịch nước. Nếu được thông qua, đề xuất này sẽ cho phép Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại vị khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2023.
Đề xuất nêu trên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều và phát ngôn viên NPC - ông Zhang Yesui - đã lên tiếng giải thích về việc này. Ông Zhang khẳng định đề xuất này chỉ đơn thuần là làm cho chức danh chủ tịch nước giống với chức danh tổng bí thư đảng và chủ tịch Quân ủy Trung ương, vốn không bị giới hạn nhiệm kỳ .
"Điều này có lợi cho việc củng cố thẩm quyền của Ủy ban Trung ương đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân cũng như có lợi cho việc thống nhất vai trò lãnh đạo" - ông Zhang chia sẻ.
Ông Zhang Yesui. Ảnh: Reuters
Cũng theo ông Zhang, Ủy ban Trung ương đảng đã đề xuất sửa đổi hiến pháp, bao gồm việc bổ sung học thuyết chính trị của ông Tập Cận Bình hồi tháng 1 qua. Tuy nhiên, đề xuất này đến ngày 25-2 mới được hãng thông tấn Tân Hoa Xã công bố lần đầu tiên.
Trước đó, vào năm 1982, quy định giới hạn nhiệm kỳ được đưa vào hiến pháp nhà nước Trung Quốc.
"Hiến pháp phải thích nghi với những hoàn cảnh thay đổi, bao gồm những kinh nghiệm mới, phản ánh những thành tựu mới và đề ra những đường lối mới phù hợp...Việc xem xét lại hiến pháp chắc chắn là một sự kiện chính trị lớn của một quốc gia và nó cũng là một hoạt động lập pháp quan trọng mang lại những tác động sâu rộng" - ông Zhang nói thêm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3-3 đã lên tiếng về đề xuất xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước của Trung Quốc. Ông chủ Nhà Trắng nói rằng việc ông Tập Cận Bình có thể làm chủ tịch suốt đời là "tuyệt vời" và rằng nước Mỹ có thể một ngày nào đó cũng có tổng thống trọn đời.
Theo Cao Lực
Người Lao Động
Giới siêu giàu tại nghị trường Trung Quốc ngày càng giàu hơn Kỳ họp quốc hội của Trung Quốc sắp tới sẽ quy tụ hơn 150 đại biểu thuộc nhóm tỷ phủ và giới siêu giàu với tổng tài sản ròng lên tới 650 tỷ USD, tương đương 2 lần GDP của Ireland. Một phiên họp quốc hội Trung Quốc. (Ảnh: AFP) AFP ngày 2/3 dẫn một báo cáo cho biết, từ các "ông trùm"...