Trung Quốc bình luận về động thái áp trần giá dầu Nga
Bình luận về quyết định áp trần giá dầu Nga của các nước G7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning kêu gọi các bên hãy nỗ lực xây dựng để hạ nhiệt tình hình thông qua đối thoại.
Cơ sở lọc dầu Omsk của Nga. Ảnh: Sputnik
“Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia liên quan sẽ nỗ lực xây dựng để giảm bớt căng thẳng thông qua đối thoại và tham vấn, chứ không phải ngược lại”, nữ phát ngôn viên phát biểu tại cuộc họp thường kỳ hôm 5/9. Bà Mao Ning đồng thời khẳng định dầu mỏ là một trong những hàng hóa quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.
Nữ phát ngôn viên đã không trực tiếp trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có đang cân nhắc tham gia vào sáng kiến của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hay không.
Trước đó, ngày 2/9, các bộ trưởng tài chính G7 đã xác nhận về kế hoạch áp đặt mức giới hạn đối với giá dầu của Nga và kêu gọi tất cả các nước tham gia sáng kiến này. Cao ủy kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni cho biết mục tiêu của Ủy ban châu Âu (EC) là triển khai biện pháp kiểm soát giá trên phù hợp với thời hạn đã thống nhất trong gói trừng phạt thứ sáu của EU. Đó là ngày 5/12/2022 đối với dầu thô và ngày 5/2/2023 đối với dầu mỏ. Tuy nhiên, tuyên bố không tiết lộ mức giá cụ thể là bao nhiêu.
Phản ứng về vấn đề trên, ngày 1/9, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã lên án ý tưởng áp đặt trần giá đối với dầu của Nga là vô lý, đồng thời cảnh báo rằng Moskva sẽ không bán dầu và sản phẩm hóa dầu cho các quốc gia ủng hộ quyết định này.
Theo ông Dmitry Birichevsky, người đứng đầu bộ phận hợp tác kinh tế của Bộ Ngoại giao Nga, việc các quốc gia không thân thiện giới hạn giá dầu của Nga sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng.
Video đang HOT
Diễn biến dịch COVID-19 ở Trung Quốc tiếp tục phủ bóng thị trường dầu toàn cầu
Thị trường dầu toàn cầu theo dõi chặt diễn biến dịch COVID-19 ở Trung Quốc vì biện pháp chống dịch của nước này có tác động lớn tới giá dầu.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày 16/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang oilprice.com ngày 19/7, trước đây, giới truyền thông và ngân hàng từng dự báo dầu thô sẽ đạt mức giá trên 200 USD/thùng. Hiện nay, dự báo đó có khả năng xảy ra.
Cuộc xung đột ở Ukraine đang khiến rủi ro địa chính trị tăng lên mức cao nhất trong lịch sử gần đây. Lượng dầu khí của Nga sẽ bị cắt giảm do lệnh cấm của phương Tây và triển vọng bù đắp từ Saudi Arabia và các nước OPEC không khả thi.
Tuy nhiên, giá dầu hiện mới trên dưới 100 USD/thùng và yếu tố quan trọng tác động tới giá dầu hiện nay là do cách Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19. Những lo ngại này vẫn có cơ sở và Trung Quốc sẽ không sớm thay đổi cách chống COVID-19, do đó sẽ phủ bóng lâu dài lên giá dầu trong thời gian dài sắp tới.
Từ năm 2000 đến 2014, Trung Quốc là yếu tố duy nhất tác động tới siêu chu kỳ định giá hàng hóa. Siêu chu kỳ là một đợt tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ bất thường liên tục, gây ra một đợt tăng giá có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc trong một số trường hợp là một thập kỷ hoặc hơn.
Dầu thô là một trong số đó. Khi tăng trưởng hàng năm ở Trung Quốc vượt 10% trong những năm bùng nổ tăng trưởng nhờ ngành sản xuất, nước này vẫn là nhà nhập khẩu dầu thô hàng năm lớn nhất trên thế giới, vượt qua Mỹ về mặt này trong năm 2017.
Nói tóm lại, trong phần lớn khoảng thời gian 25 năm, Trung Quốc tác động mạnh nhất tới thị trường dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, khi nước này đã chuyển chính sách tăng trưởng nhờ sản xuất sang hướng tới tăng trưởng nhờ hàng hóa và dịch vụ, kết hợp với mở rộng tầng lớp trung lưu, con số tăng trưởng GDP đã giảm và đã giảm trước khi bắt đầu đại dịch.
COVID-19 đã làm phức tạp thêm nhiều vấn đề hiện có của Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc đã thoát khỏi làn sóng COVID-19 lớn đầu tiên vào nửa đầu năm 2020 và tình hình kinh tế tốt hơn các quốc gia lớn khác, nhưng ở thời điểm đó Trung Quốc chắc chắn rằng điều này là nhờ họ đặc biệt cứng rắn trong đối phó với đại dịch. Từ đó, nước này tiếp tục ủng hộ chính sách phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt.
Khi các đợt bùng phát COVID-19 mới xảy ra vào đầu năm nay ở Trung Quốc và dẫn đến phong tỏa một số thành phố lớn, các thị trường dầu đã xem xét các bình luận từ một số cơ quan Trung Quốc để tìm bằng chứng cho thấy nước này có thể mềm mại hơn trong xử lý đại dịch, hy vọng những bình luận này có thể chặn bớt xu hướng giảm giá dầu.
Tuần trước, dầu đã giảm giá đột ngột và mạnh trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đây là lời nhắc nhở rõ ràng, cho thấy "yếu tố Trung Quốc" tiếp tục phủ bóng thị trường dầu toàn cầu.
Cũng cần lưu ý ở đây rằng ngay cả những thông tin nhỏ nhất về khả năng COVID-19 trỗi dậy ở Trung Quốc cũng đủ để gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến giá dầu thô.
Giá tuần trước giảm chỉ vì có thông tin rằng các ca mắc COVID-19 ở Thượng Hải vào cuối tuần trước đã đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 5 và một số thành phố khác của Trung Quốc đã áp đặt biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế ca mắc gia tăng.
Bà Eugenia Fabon Victorino, Giám đốc Chiến lược châu Á của công ty SEB ở Singapore, nhận định: "Mặc dù thời gian cách ly đối với người nhập cảnh đã giảm một nửa, xuống còn 7 ngày tại khu cách ly tập trung, nhưng các chính quyền địa phương vẫn dự kiến sẽ dập các ổ dịch trong nước càng sớm càng tốt bằng xét nghiệm diện rộng, truy vết tiếp xúc và cách ly. Mặc dù phong tỏa toàn thành phố được coi là biện pháp cuối cùng, nhưng những chính sách xét nghiệm thường xuyên ở các thành phố lớn sẽ làm gia tăng nỗi sợ".
Chính sách chống dịch COVID-19 của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá dầu nhưng chính sách này dường như còn ảnh hưởng lớn hơn tới quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích kinh tế cũng đang dự đoán Trung Quốc sẽ có tăng trưởng cực thấp so với các năm trước.
Cảng hàng hóa ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Victorino tại SEB dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 4,3% trong năm 2022. Rory Green, Giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc và châu Á của công ty TS Lombard, chỉ dự báo mức tăng trưởng GDP thực tế cao nhất là 2,5% vào năm 2022, giảm so với mức dự báo 3,3% hai tháng trước.
Mặc dù điều này tồi tệ đối với nền kinh tế Trung Quốc và đối với giá dầu, nhưng có thể còn có điều tồi tệ hơn nhiều. Bà Victorino cho biết: "Yếu kém trong lĩnh vực bất động sản sẽ khiến tình trạng vỡ nợ trái phiếu gia tăng và cần phải có gói kích thích mới để bù đắp cho ngân sách các chính quyền địa phương. Tuy nhiên, chỉ ở mức 2,7% GDP, gói kích thích có thể cho thấy thế khó của chính phủ khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ".
Trong khi đó, biến thể phụ BA.5 của Omicron đang cực kỳ được quan tâm khi làm số ca mắc ở Trung Quốc tăng cao.
Tóm lại, diễn biến COVID-19 ở Trung Quốc luôn có tác động tới giá dầu toàn cầu hiện nay. Khi tình hình chưa khá hơn, giá dầu sẽ vẫn bị yếu tố ở Trung Quốc kéo giảm.
Lượng dầu Nga bán sang châu Á giảm 30% so với thời kỳ đỉnh điểm Thông tin của Bloomberg cho thấy lượng dầu thô của Nga xuất sang Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm gần 30% kể từ khi đạt đỉnh sau khi xung đột ở Ukraine bắt đầu. Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN Theo tờ Bussiness Insider ngày 19/7, châu Á có thể không đủ điều kiện về trang thiết...