Trung Quốc biện bạch về vụ chặn máy bay Mỹ trên Biển Đông
Trung Quốc nói rằng chiến đấu cơ nước này đã tuân thủ các quy tắc khi áp sát máy bay do thám Mỹ trên Biển Đông hồi tuần trước.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc. Ảnh: china-defense-mashup
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc hôm 17/5 chặn hai máy bay do thám EP-3 của Mỹ trên Biển Đông. Máy bay Trung Quốc chỉ cách phi cơ Mỹ 15 m. Các quan chức cho biết vụ việc xảy ra tại phía đông của đảo Hải Nam.
Vụ việc xảy ra ở không phận quốc tế vào tuần trước, khi máy bay Mỹ tiến hành “một cuộc tuần tra thường xuyên”, Lầu Năm Góc cho biết.
Theo Reuters, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân hôm nay nói trong một cuộc họp báo rằng Trung Quốc đã hành động hoàn toàn chuyên nghiệp và phù hợp với thoả thuận giữa các nước về nguyên tắc xử lý các cuộc chạm trán như vậy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông nói rằng thỏa thuận có tên Quy tắc về Hành vi Ứng xử đối với Chạm trán trên không và trên biển chỉ có thể cung cấp “tiêu chuẩn về mặt lý thuyết”, và cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là Mỹ dừng các chuyến bay như vậy.
“Đó là nguồn gốc nguy hiểm thực sự cho an toàn quân sự Trung – Mỹ trên biển và trên không”, ông nói.
Cuộc chạm trán trên không diễn ra một tuần sau khi Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ bám đuôi tàu hải quân Mỹ đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc cải tạo và xây dựng trái phép.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông. Bắc Kinh còn cải tạo đất, xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, biện hộ rằng các cơ sở nhằm phục vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển và mang lại lợi ích cho cả những nước khác.
Việt Nam khẳng định việc chiếm đóng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các đá ở Trường Sa là vô giá trị, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Mỹ cũng từng nhiều lần bày tỏ quan ngại về những biện pháp Trung Quốc thực hiện để theo đuổi yêu sách chủ quyền tại Biển Đông. Lầu Năm Góc tháng trước kêu gọi Trung Quốc phải tái khẳng định không có ý định điều thêm phi cơ quân sự ra quần đảo Trường Sa, sau khi Bắc Kinh sử dụng một phi cơ quân sự để sơ tán công nhân bị ốm từ đá Chữ Thập.
Phương Vũ
Theo VNE
Giàn khoan 981 "hết thăm dò" ở Biển Đông
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vừa hoàn tất việc khoan thăm dò ở Biển Đông, Tân Hoa Xã cho biết hôm 24.8.
Giàn khoan Hải Dương 981 thuôc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc.
Tân Hoa Xã không đưa thông tin về vị trí khoan, nhưng Reuters dẫn nguồn trang mạng của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc trước đó nói đây là vị trí nằm cách bờ biển Việt Nam chỉ trên 100 hải lý, và cách thành phố nghỉ dưỡng Tam Á trên đảo Hải Nam 75 hải lý về phía nam.
Giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), một công ty quốc doanh và là hãng sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã dẫn nội dung tuyên bố của hãng, nói rằng giàn khoan đã hoàn tất việc khoan thăm dò lần đầu tiên ở vùng có nhiệt độ cao, áp suất lớn và nước sâu, tuy nhiên nội dung của tuyên bố này không được tìm thấy trên trang web của CNOOC.
Hồi cuối tháng Sáu, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ 17 độ 3,75 phút vĩ Bắc; 109 độ 59,05 phút kinh Đông, trong thời gian từ 25.6 đến 20.8.
Trung Quốc hồi tháng 5 năm ngoái đưa giàn khoan 981 vào vùng biển Hoàng Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Cũng liên quan tới Biển Đông, ngày 24.8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình lên tiếng phản đối việc Đài Loan cho xây một ngọn hải đăng trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa. "Việc xây dựng hải đăng cao gần 14 mét là phi pháp, là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở biển Đông" - Người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định.
Theo N.V/Lao Động
Tàu cá Trung Quốc hối hả chuẩn bị đổ ra Biển Đông Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị lương thực, nhiên liệu để đổ ra Biển Đông, khi lệnh cấm đánh bắt nước này đơn phương đưa ra hết hiệu lực vào 12h hôm nay. Báo điện tử HiNews tỉnh Hải Nam cho hay các tàu cá của ba tỉnh ven biển Trung Quốc là Hải Nam, Quảng Tây và Quảng Đông...