Trung Quốc bị sụt giảm nhiều triệu phú nhất thế giới
Trung Quốc sẽ chứng kiến số lượng triệu phú rời bỏ đất nước nhiều nhất trên toàn cầu trong năm nay khi tốc độ gia tăng tài sản của quốc gia này chậm lại.
Công ty tư vấn tài chính Henley & Partners ngày 13/6 ước tính Trung Quốc sẽ bị giảm khoảng 13.500 cá nhân sở hữu khối tài sản có thể đầu tư trên 1 triệu USD. Tiếp theo đó là Ấn Độ với 6.500 triệu phú và Anh là 3.200 triệu phú sẽ di cư đến quốc gia khác.
Trong những năm gần đây, giới doanh nhân Trung Quốc có xu hướng tìm đến định cư ở các quốc gia khác, chẳng hạn Singapore, hoặc thiết lập một phương án di cư dự phòng. Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 kéo dài của Trung Quốc cũng đã tạo thêm lý do để những người giàu có ra nước ngoài sinh sống.
Ông Andrew Amoils, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty theo dõi tài sản New World Wealth, cho biết: “Tăng trưởng tài sản nói chung ở Trung Quốc đã chậm lại trong vài năm qua, điều đó có nghĩa là dòng chảy triệu phú ra nước ngoài gần đây có thể gây thiệt hại nhiều hơn bình thường”.
Video đang HOT
Ông giải thích rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2000 đến năm 2017, nhưng số lượng của cải và triệu phú ở nước này lại gia tăng không đáng kể.
Trong khi đó, số lượng triệu phú rời khỏi Anh có khả năng tăng gấp đôi vì những tranh cãi về thuế không cư trú cho đến việc rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), khiến nước này trở thành quốc gia chịu mất mát thứ ba trên toàn cầu. Nga ở vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng của Henley & Partners.
Triệu phú tự thân Trung Quốc 56 tuổi đi thi đại học lần thứ 27
Trong số gần 13 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học tại Trung Quốc năm nay, có một triệu phú tự thân 56 tuổi, đã tham gia 26 lần trước đó nhưng không đậu.
Ngày 7.6, các thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc tại Trung Quốc, còn gọi là "cao khảo". Trong số hơn chục triệu thí sinh, có một người được truyền thông Trung Quốc chú ý: triệu phú tự thân Lương Thật (Liang Chi).
Ông Lương Thật ôn bài tại nhà ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hồi cuối tháng 5. Ảnh AFP
Theo AFP, ông Lương năm nay 56 tuổi và đang tham dự cao khảo lần thứ 27. Trước đây, ông từng làm công việc tay chân tại một nhà máy cho đến khi tự lập doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng và có được thành công.
Tuy nhiên, ước mơ đại học vẫn cứ lẩn tránh ông. Vị triệu phú tham dự kỳ thi đầu tiên vào năm 1983 khi mới 16 tuổi. Sau 4 thập niên, ông dự thi tổng cộng 26 lần nhưng không đủ điểm để được tuyển vào ngôi trường mong muốn.
Năm 1992, nhà chức trách đưa ra giới hạn độ tuổi dự thi là người dưới 25 tuổi và ông Lương phải ngậm ngùi từ bỏ ước mơ đại học. Tuy nhiên, đến năm 2001, quy định này được dỡ bỏ và làm sống lại ước mơ của doanh nhân quê Tứ Xuyên.
Năm nay, ông cố gắng thi đậu vào Đại học Tứ Xuyên, một trong số những ngôi trường tốp đầu Trung Quốc. "Tôi hy vọng đây là lần cuối cùng phải dự kỳ thi tuyển sinh", ông Lương nói với tờ The Paper.
Thí sinh chuẩn bị dự thi tại thành phố Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông sáng 7.6. Ảnh AFP
Vị doanh nhân cho biết để cạnh tranh với gần 13 triệu thí sinh năm nay, ông đã dùi mài kinh sử và sống như "một nhà tu hành khổ hạnh" trong vài tháng qua. Ông dậy từ lúc hừng đông để học bài và dành 12 giờ mỗi ngày cho việc học. Ông Lương nói muốn đậu đại học và trở thành một người trí thức, và ý nghĩ về việc thi trượt khiến ông khó chịu.
Trên mạng, nhiều người châm chọc và cho rằng ông tham gia kỳ thi chỉ để lấy tiếng. "Nhưng để làm gì? Không ai có đầu óc tỉnh táo lại dành nhiều thập niên thi cao khảo để làm trò", ông Lương nói, đùa rằng ông đã phải bỏ uống rượu và chơi bài mạt chược trong thời gian ôn thi.
Ông Lương cho biết con trai của ông, người đã dự thi vào năm 2011, cũng không mấy ủng hộ cha đi thi. "Ban đầu, nó không đồng ý và giờ thì mặc kệ luôn", ông nói. Ông Lương cho biết nếu đậu đại học sau kỳ thi lần này, ông sẽ chơi bài với bạn 3 ngày, 3 đêm như tiệc ăn mừng, bù lại khoảng thời gian phải ôn tập.
Tân Hoa xã dẫn số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết có 12,91 triệu thí sinh tham dự cao khảo năm 2023, mức kỷ lục từ trước đến nay và tăng 980.000 người so với năm ngoái. Đây là kỳ thi đầu tiên từ sau khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách Covid-19.
Cuộc sống tại thành phố thọ nhất Trung Quốc phơi bày thách thức của dân số già Trường tiểu học biến thành nhà dưỡng lão, trong khi các nhà máy chật vật tìm người lao động khi dân số địa phương ngày càng già đi ở Như Đông. "Ngủ ngon, ăn ngon, đó là tất cả những gì quan trọng đối với người già", ông Xiao nói. Người đàn ông 75 tuổi hoạt bát này sinh hoạt chung phòng với...