Trung Quốc bị nghi thử nghiệm 2 vũ khí siêu vượt âm liên tiếp
Báo Financial Times cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành 2 vụ thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm vào mùa hè năm nay, chứ không chỉ một vụ như thông tin trước đó.
Tên lửa Trường Chinh 5B được phóng ở phía nam Trung Quốc ngày 29/4/2021 (Ảnh: AFP).
Báo Financial Times ngày 20/10 dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết, Trung Quốc đã tiến hành 2 vụ thử vũ khí siêu vượt âm vào ngày 27/7 và ngày 13/8 năm nay.
Trước đó, Financial Times dẫn nguồn thạo tin cho biết, hồi tháng 8 năm nay, Trung Quốc đã phóng thử một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này đã bay quanh Trái đất ở quỹ đạo thấp trước khi lao xuống mục tiêu nhưng vẫn trượt mục tiêu khoảng 32 km. Nguồn tin cho biết, thiết bị siêu vượt âm này đã được tên lửa đẩy Trường Chinh phóng lên.
Thời điểm đó Bắc Kinh được cho là đã giữ kín thông tin vụ phóng. Nguồn tin cho biết thêm, giới chức tình báo Mỹ đã rất bất ngờ về năng lực phát triển vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc.
Vụ phóng tên lửa của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại rằng các đối thủ của Mỹ rốt cuộc có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc. Mỹ vẫn đang theo dõi chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc để đánh giá các mối đe dọa.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 18/10 khẳng định vật thể mà nước này phóng đi “không phải tên lửa, mà là một phương tiện vũ trụ”. Ông Triệu khẳng định đây là một cuộc thử nghiệm định kỳ nhằm đánh giá công nghệ tái sử dụng phương tiện vũ trụ, từ đó tìm ra cách thức thuận tiện và giá thành thấp cho con người du hành vũ trụ.
Video đang HOT
Ông Triệu cho biết, vụ thử nghiệm diễn ra hồi tháng 7 năm nay thay vì tháng 8 như nguồn tin của Financial Times . Quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nêu rõ liệu phương tiện vũ trụ đó là gì, nhưng một số chuyên gia cho rằng đó có thể là tên lửa đẩy có khả năng tái sử dụng tương tự tên lửa Falcon 9 của SpaceX.
Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi về thông tin do Financial Times công bố liên quan tới 2 vụ phóng tên lửa siêu vượt âm liên tiếp.
Thông tin mới nhất của Financial Times cũng cho biết, phương tiện vũ trụ tái sử dụng được Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả đã được thử nghiệm vào ngày 16/7, trước khi nước này thực hiện 2 vụ phóng tên lửa siêu vượt âm.
Nếu thông tin về các vụ thử vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc là chính xác, nó sẽ khiến phương Tây gia tăng lo ngại về công nghệ quân sự được hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc, đặc biệt là kho vũ khí tên lửa ngày càng mở rộng của nước này.
Cùng với Trung Quốc, Mỹ, Nga và ít nhất 5 quốc gia khác đang phát triển công nghệ siêu vượt âm. Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h. Tốc độ nhanh và khả năng cơ động giúp các tên lửa siêu vượt âm trở nên nguy hiểm hơn đối với hầu hết các hệ thống phòng không.
Giáo sư Taylor Fravel, chuyên gia về chính sách vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho rằng với vũ khí siêu vượt âm trang bị đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có thể vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vốn được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đang tiếp cận. Theo ông Fravel, vũ khí này có thể “gây bất ổn” nếu Trung Quốc triển khai hoàn toàn một vũ khí như vậy.
Trung Quốc thiết kế siêu vũ khí điện từ có thể vươn tới Guam
Chuyên gia Trung Quốc thiết kế một loại vũ khí siêu vượt âm tầm bắn 3.000 km, có thể bay tới Guam và tạo sóng xung điện từ hủy diệt.
Nhóm chuyên gia tại Học viện Công nghệ Bệ phóng di động Trung Quốc ở Bắc Kinh nêu ý tưởng phát triển một loại vũ khí siêu vượt âm có thể tạo xung điện từ với tầm bắn 3.000 km, tương đương khoảng cách từ bờ biển phía đông Trung Quốc tới đảo Guam của Mỹ.
Mẫu vũ khí siêu vượt âm này có thể đạt tốc độ tối đa Mach 6 (nhanh gấp 6 lần vận tốc âm thanh) và hoàn thành quãng đường 3.000 km trong 25 phút. Khi tới nơi, nó sẽ tạo xung điện từ cường độ cao có khả năng phá hủy toàn bộ hệ thống liên lạc và lưới điện trong vùng ảnh hưởng, song không đe dọa sinh mạng con người.
"Sóng điện từ cực mạnh sẽ đốt cháy các thiết bị điện tử quan trọng thuộc mạng lưới thông tin của đối phương trong bán kính hai km", chuyên gia Sun Zheng và các đồng nghiệp cho biết trong bài viết được đăng trên tạp chí Công nghệ Tên lửa Chiến thuật xuất bản trong tháng 9.
Khí tài có thể là tên lửa siêu vượt âm DF-17 trong một cuộc diễn tập của quân đội Trung Quốc ngày 2/1. Ảnh: CCTV .
Không giống tên lửa đạn đạo, vũ khí xung điện từ siêu vượt âm sẽ bay trong khí quyển để né các hệ thống cánh bảo sớm trong không gian, đồng thời có công nghệ tàng hình chủ động để tránh bị radar phát hiện.
Nhóm nghiên cứu nhận định các loại vũ khí xung điện từ sơ khai dùng đầu đạn hạt nhân để tạo ra sóng xung điện, song điều này hạn chế ứng dụng của chúng. Vũ khí xung điện từ siêu vượt âm sẽ mang đầu đạn nổ thông thường thay vì hạt nhân.
Khi đầu đạn kích nổ, xung lực sẽ nén một nam châm tích điện được gọi là "máy phát điện nén từ thông", có vai trò chuyển đổi năng lượng từ vụ nổ thành các đợt sóng xung điện ngắn cực mạnh.
Một số nước từng phát triển bom xung điện từ dùng đầu đạn thông thường, nhưng chúng thường nặng và cồng kềnh do phải có đủ pin để tích trữ năng lượng cho đợt phát sóng xung điện. Loại bom này thường được thả từ máy bay.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết không quân nước này năm 2017 từng cân nhắc sử dụng một tên lửa hành trình lớn mang đầu đạn xung điện từ để làm tê liệt các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, kế hoạch này không được triển khai, một phần do Mỹ lo ngại Triều Tiên có thể phát hiện tên lửa đang bay tới và tung đòn trả đũa hạt nhân.
Nhóm của Sun cho hay vũ khí xung điện từ siêu vượt âm có lợi thế là đối phương không thể phát hiện nó trên đường bay. Khi một vật thể di chuyển với vận tốc cao trong khí quyển, các phân tử không khí bị nhiệt độ cao ion hóa và tạo thành lớp plasma mỏng trên bề mặt vật thể. Lớp plasma này có thể hấp thụ được phần nào tín hiệu radar, giúp tên lửa trở nên tàng hình.
Để đạt được khả năng tàng hình toàn diện, vũ khí xung điện từ siêu vượt âm do nhóm nghiên cứu của Sun thiết kế sẽ chuyển đổi nhiệt độ bên ngoài, thường hơn 1.000C, thành điện năng để cung cấp năng lượng cho các máy phát plasma ở những khu vực khác nhau trong thân tên lửa.
Tên lửa siêu vượt âm DF-17 trong lễ duyệt binh tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10/2019. Ảnh: PLA .
Một chuyên gia trong lĩnh vực siêu vượt âm ở Nam Kinh cho biết ý tưởng này có thể khả thi, do công nghệ chuyển đổi nhiệt để tạo plasma được ứng dụng cho việc giảm lực cản hoặc kiểm soát đường bay cho các phương tiện siêu vượt âm.
Nhóm nghiên cứu của Sun cho biết để có trọng lượng nhẹ nhằm đạt khả năng di chuyển với vận tốc siêu vượt âm, vũ khí xung điện từ do họ thiết kế sẽ không mang bất cứ loại pin nào. Thay vào đó, vũ khí sẽ sử dụng siêu tụ điện với khả năng tích tụ năng lượng gấp 20 lần so với pin. Các tụ điện này sẽ được sạc khi vũ khí đang bay bằng máy chuyển đổi nhiệt thành điện.
"Siêu tụ điện có thể giải phóng 95% năng lượng trong 10 giây, phù hợp với việc phóng điện tức thời để gây thiệt hại bằng xung điện từ", nhóm nghiên cứu cho biết. "Vũ khí xung điện từ tàng hình chủ động chủ yếu vận hành trên cơ sở tái tạo năng lượng và phù hợp với xu thế phát triển hiện tại của chiến tranh chớp nhoáng, đối đầu mạnh và hủy hoại toàn phần hệ thống thông tin đối phương".
Vũ khí xung điện từ siêu vượt âm vẫn còn ở giai đoạn khái niệm. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của Sun tin rằng với các thiết bị và công nghệ thử nghiệm liên tục xuất hiện, vũ khí xung điện từ siêu vượt âm có thể đóng vai trò cơ bản trong các hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo của Trung Quốc.
Mỹ tăng tốc chế tạo "sát thủ" diệt tên lửa siêu vượt âm Nga - Trung Mỹ đang phát triển loại tên lửa đánh chặn thế hệ mới NGI với mục tiêu đặt ra là có thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm từ Nga và Trung Quốc. Mô phỏng cơ chế đánh chặn của tên lửa NGI bằng đồ họa máy tính (Ảnh: Lockheed Martin). Theo Eurasian Times , Lầu Năm Góc hiện đánh giá vũ khí...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nga hủy cuộc duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng tại thành phố lớn nhất ở Crimea

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025